Phân tích tài chính? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Quản trị tài chính | NEU

Trình bày: Thông tin sử dụng để phân tích tài chính; Các phương pháp phân tích tài chính; Mục đích phân tích tài chính của từng đối tượng; Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số thanh toán.... Tài liệu học tập môn QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH tại trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Phân tích tài chính? 

1. Thông tin sử dụng để phân tích tài chính

Thông tin phục vụ cho phân tích tài chính có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Thông tin sử dụng Nội dung
Theo phạm vi và nội dung phản ảnh Bao gồm 2 nguồn cơ bản là thông tin từ hệ thống kế toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo tính hình kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…) và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán (thông tin chung về tình hình hình kinh tế, thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Theo nguồn thông tin Các thông tin từ cơ quan quản lý cấp tên (ví dụ như thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước. chủ trương, đường lối, luật, các chỉ thị văn bản của các cấp chính quyền), thông tin từ các bộ phận cấp dưới, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng…
Theo thời điểm ghi nhận thông tin Thông tin quá khứ, thông tin thực tại và thông tin dự báo.
Theo mức độ quan trọng và độ chính xác của thông tin Thông tin chính thức mang tính pháp lệnh, thông tin hướng dẫn, thông tin tham khảo…
Theo chu kỳ xuất hiện và tần số sử dụng thông tin Thông tin hằng ngày, thông tin hằng tháng, hằng quý hoặc hằng năm…

2. Các phương pháp phân tích tài chính (Cụ thể hơn trong slide)

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích quy mô

- Phương pháp phân tích tách đoạn (Dupont): Bản chất của phương pháp này là thể hiện một tỷ số tổng hợp bằng tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

3. Mục đích phân tích tài chính của từng đối tượng

Đối tượng Mục đích
Các nhà đầu tư

- Tìm kiếm lợi nhuận nên mối quan tâm lớn nhất của họ là khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng phải chú trọng đến tính an toàn cho đồng vốn của họ; do đó họ cũng quan tâm nhiều đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, đặc biệt là rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính giúp họ đánh giá đươc khả năng sinh lời cũng như sự ổn định lâu dài của doanh nghiệp.

Các nhà cung cấp tín dụng

- Quan tâm đến khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ. Tuy nhiên các chủ nợ ngắn hạn và dài hạn lại có mối quan tâm khác nhau.

- Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán của DN nhằm đáp ứng các yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn. Còn các chủ nợ dài hạn lại quan tâm đến khả năng của DN có đáp ứng được yêu cầu chi trả tiền lãi và trả nợ gốc khi đến hạn không.

Do đó họ phải chú trọng đến cả khả năng sinh lãi và sự ổn định lâu dài của doanh nghiệp. Trên cở sở cung cấp thông tin về các khía canh này, PTTC giúp cho các chủ nợ đưa ra các quyết định về khoản nợ như: có cho vay không, cho vay với thời hạn bao lâu, cho vay bao nhiêu.

Các nhà quản lý doanh nghiệp Giúp cho họ có định hướng cho các quyết định về đầu tư, cơ cấu nguồn tài chính, phân chia lợi nhuận, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Cơ quan thuế Nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp và còn phải nộp.
Cơ quan thống kê hay cơ quan nghiên cứu Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của toàn ngành, khu vực hay toàn bộ nền kinh tế để phân tích ở tầm vĩ mô, đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.
Người lao động

- Với người lao động tại doanh nghiệp thì biết được sức mạnh thực sự của DN mình đang làm việc, tình hình sử dụng các quỹ, phân chia lợi nhuận, các kế hoạch kinh doanh trong tương lai để có được niềm tin với DN và tạo động lực làm việc tốt hơn.

- Còn đối với những người đang đi tìm việc thì đều mong muốn được làm việc ở những DN có khả năng sinh lãi cao và có kha năng phát triển ổn định lâu dài, đê hy vọng có mức lương xứng đáng và công việc làm ôn định lâu dài.

4. Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tng tài snTng n phi tr

Ý nghĩa

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện mói tương quan giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp cũng càng lớn. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (CR)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành/ngắn hạnTài sn ngn hnN ngn hn

Ý nghĩa

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nự ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh và các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán cũng trong khoảng một năm. Qua đó có thể thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Thông thường nếu chỉ tiêu này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả ăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn; ngược lại nếu chi tiêu càng nhỏ hơn 1 thì khả năng doanh nghiệp thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn càng thấp.

- Hệ số thanh toán nhanh/ tức thời

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tng s tin và tài snTng s n ngn hn

Ý nghĩa

Đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là doanh nghiệp duy trì lượng vốn bằng tiền quá lớn, sẽ làm giảm tốc độ lưu chuyển vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

5. Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số khả năng hoạt động

- Vòng quay tiền (CTR)

- Vòng quay dự trữ/HTK (ITR)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Gía vn hành hóaGía tr hàng hóa tn kho bình quân

Mẫu có thể là giá trị hàng hóa tồn kho bình quân hoặc giá trị hàng hóa tồn kho cuối ký. Tuy nhiên nếu sử dụng giá trị hàng hóa tồn kho bình quân sẽ tăng tính chính xác của chỉ tiêu. Hệ số này phản ánh sự quay vòng của hàng tồn kho diễn ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy mẫu số bình quân sẽ hợp lý hơn là chỉ số cuối kỳ.

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân  

Giá trị hành tồn kho bình quân = Gía tr hàng hóa tn kho đu kì+Gía tr hàng hóa tn kho cui kì2

Ý nghĩa

Hệ số quay vòng hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho được bán trong kỳ kế toán. Đây là chỉ tiêu quan trọng cho thấy năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao thì tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại. Mặt khác xét trên góc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có hệ số quay vòng cao thường đòi hỏi mức đầu tư thấp cho HTK so với doanh nghiệp có cùng mức doanh thu nhưng có hệ số vòng quay thấp. Nếu hệ số này thấp thường phản ánh tình hình doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa do dự trữ quá mức hoặc hàng hóa tiêu thụ chậm do chưa đáp ứng được yêu cẩu của thị trường. Tuy nhiên nếu mức tồn kho của doanh nghiệp quá thấp thì cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt vì nếu mức tồn kho không đủ đáp ứng cho tiêu thụ sẽ làm giàm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thuDoanh s bán chuSó dư bình quân các khon phi thu

Mẫu có thể là số bình quân/ số cuối kỳ.

Ý nghĩa

Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh hiệu quả thu hồi nợ. Hệ số này càng cao chứng tó DN thu hồi các khoản nợ càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì giảm được vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể sẽ ảnh hương không tốt đến quá trình tiêu thụ làm giảm doanh thu do phương thức tín dụng quá hạn chế. Vì trên thị trường hiện nay, việc mua bán chịu là phổ biến và nếu doanh nghiệp không có chính sách bán trả chậm mềm dẻo có thể sẽ không thu hút được khách hàng.

- Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay VLĐ = Doanh thu thunTài sn ngn hn bình quân

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO)

FATO= Doanh thu thunTài sn ngn hn bình quân

- Hiệu suất sử dụng tài sản (TATO)

TATO = Doanh thuTng tài sn bình quân

6. Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn

- Hệ số nợ tổng tài sản (D/A)

D/A = NTng tài sn

- Hệ số tự tài trợ (E/A)

E/A = Tng vn ch s haTng tài sn

- Hệ số nợ vốn CSH (D/E)

D/E = NVn s hu

Ý nghĩa

Dùng để phân tích đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính phản ánh qua cơ cấu nguồn vốn của DN và cũng qua đó thể hiện mức độ rủi ro tài chính. Nếu nguồn vốn vay nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về mặt tài chính và mức độ rủi ro tài chính cao. Ngược lại khi nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, DN sẽ tự chủ cao trong tài chính, mức độ rủi ro tài chính sẽ giảm. Tuy nhiên nguồn vốn vay nợ có thể được sử dụng hữu hiệu trong huy động vốn, đặc biệt là cho các dự án dài hạn. Do vậy DN cần phân tích cơ cấu nguồn vốn, duy trì ơ cấu này ở mức thích hợp để giảm bớt rủi ro tài chính nhưng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Khả năng thanh toán lãi vay (TIE)

TIE = EBITLãi vay

Trong đó: EBIT= LNTT + Lãi vay

Ý nghĩa

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần chi phí lãi vay. Nguồn vốn vay nợ càng lớn, lãi vay sẽ càng cao, hệ só đam nhận lãi vay của DN sẽ càng thấp và dẫn đến khả năng bù đắp chi phí lãi vay từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng sẽ càng thấp.

7. Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số khả năng sinh lợi

- Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS)

ROS = Li nhun sau thuếDoanh thu thun

Mẫu số có thể sử dụng tổng doanh thu/doanh thu thuần. Ưu tiên sử dụng doanh thu thuần.

Ý nghĩa

Chỉ tiêu này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong doan thu thuần. Do vậy chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn.

- Hệ số sinh lợi của TS (ROA)

ROA Li nhun sau thuếTng tài sn

Mẫu số có thể sử dụng tài sản bình quân/ tài sản cuối kì.

ROA là tỉ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho ác hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư vào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA, ROA càng ca càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ngoài ra ROA còn phải tốt hơn chi phí vay nếu không tức là doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chi cho các hoạt động đầu tư và đó không phải một dấu hiệu tốt, Ngược lại nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được một khoản lợi nhuân.

- Hệ số sinh lợi VCSH (ROE)

ROE = Li nhun sau thuếVn ch s hu bình quân

Ý nghĩa

 Đánh giá khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chỉ rõ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tỷ số ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữ vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Nếu ROE nho hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

- Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ số ROE trong tương lai hay không.

Tỷ số này phản ánh khả năng thu nhập mà các nhà đâu tư có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp, do vậy đây là một trong những tỷ số tài chính quan trọng nhất làm cơ sở dự đoán và ra quyết định của nhà đầu tư.

8. Ý nghĩa các thành phần nhóm tỷ số tăng trưởng (nhóm tỉ số thị trường) 

- Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

- Tỷ số tăng trưởng bền vững

- Hệ số giá/thu nhập (P/E)

- Hệ số giá thị trường/Giá trị sổ sách (P/B hoặc M/B)

- Tỷ lệ lợi nhuận so với giá thị trường

9. Ý nghĩa thành phần phương trình Dupon

- Số ngày 1 vòng hàng tồn kho

- Kỳ thu tiền bình quân

- Hiệu suất SD TSCĐ

- Hiệu suất SD tổng TS

- Tỷ số doanh lợi DT, ROA, ROE, EPS, P/E

- Tính các thành phần của phương trình Dupon

 

Xem thêm: 

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Tổng quan Quản trị tài chính

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Báo cáo tài chính?

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Nguồn vốn, chi phí vốn, cơ cấu vốn?

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Đầu tư dài hạn?

Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Quản lý tài sản ngắn hạn?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tài chính mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh phân tích tài chính mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tài chính là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!