Quản lý tài sản ngắn hạn?
1. Phân loại tài sản ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn: là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng, gồm 3 loại chính là tiền, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
- Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kì hạn, vàng bạc, kim khí, đá quý và tiền đang chuyển. Ngoài ra, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi (đáo hạn) không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng (như kỳ phiểu ngân hàng, tín phiếu kho bạc) được xem xét tương đương với tiền. Trong các loại tài sản tại daonh nghiệp, tiền có tính thanh khoản cao nhất, là phương tiện thanh toán, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Khoản phải thu: Khoản mục này ghi nhận số tiền còn phai thu của khách hàng và các đói tượng khác có liên quan hoặc tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận sản phẩm. Khi khoản phải thu được thu hồi, ngân quỹ của doanh nghiệp được bổ sung. Như vậy hình thái tồn tại của hai khoản mục tiền và phải thu có thể chuyển hóa trực tiếp cho nhau nên hoạt động quản lý khoản ơhair thu và quản lý tiền có mỗi liên hệ mật thiết, đòi hỉu sự chú trọng đúng mức để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho: Khoản mục này bao gồm toàn bộ giá trị của các loại hiện vật dự trữ cho quá trình sản suất, kinh doanh của doanh nghiệp., gồm hàng mua đi đường, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bá thuế (hàng hóa được lưu giữ trong kho chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan, thường áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
2. Quản lý hàng tồn kho
2.1 Bất lợi và lợi ích khi tích trữ hàng tồn kho
Lợi ích: Dự trự nhiều giúp doanh nghiệp chủ động trong sane xuất từ đó đảm bảo tiến đọ bàn giao công trình, ít chịu sự tác động bởi sự biến động giá cả trên thị trường nguyên vật liệu, tận dụng được những lợi thế về quy mô (như chiết khấu bán hàng, chi phí đặt hàng, vận chuyển,…)
Bất lợi: Dự trữ nhiều gia tăng chi phí lưu kho (tiền thuê kho bãi, điện, nước, bảo vệ, quản lý kho hàng…) vật tư có nguy cơ bị giảm giá trị sử dụng do cất trữ quá lâu, đồng thời doanh nghiệp bị ứ động vốn trong hàng tồn kho.
2.2 Các thành phần mô hình EOQ (Economic Ordering Quantity); tính mức dự trữ tối ưu Q*
- Các thành phần mô hình EOQ:
+ C1: Chi phí lưu kho bao gồm những hao phí để dự trữ hàng hóa như chi phí bốc xếp, bảo hiểm, thuê kho bãi, điện, nước, hao hụt/mất mát… doanh nghiệp mua càng nhiều hàng hóa C1 càng tăng.
+ C2: Chi phí đặt hàng là tập hợp tất cả các chi phí cho việc mua hàng như giao dịch, vận chuyển, quản lý. C2 là kí hiệu chi phí cho một lần đặt hàng. Doanh nghiệp mua càng nhiều hàng hóa thì C2 càng có lợi vì C2 thường không đổi.
+ D: tổng lượng vật tư cần sử dụng trong kỳ.
+ : Số lần cần đặt hàng trong một kỳ
Tổng chi phí đặt hàng trong kỳ = C2 x
Tổng chi phí lưu kho trong kỳ = C1 x (là bởi tính lưu kho bình quân)
=> Tối ưu là tìm Q để 2 chi phí trên min.
- Mức dự trữ tối ưu Q*:
Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh chủ động, ổn định theo kế hoạch, trong một thị trường hàng hóa dồi dào và có ít biến động vĩ mô.
2.3 Nội dung điều kiện vận dụng mô hình JIT (Mô hình đặt hàng đúng lúc hay dự trữ bằng)
Nội dung: Vật tư mua về (bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và cả sản phẩm dở dang) được đưa vào sử dụng ngay, nên lượng dự trữ trong kho gần như bằng 0, chi phí cất trữ được tiết giam tối đa. Chỉ nên áp dụng khi chi phí thuê kho bãi đắt đỏ, chi phí bảo quản (bảo vệ, điện, nước…) cao.
Điều kiện:
- Hình thành các nhóm DN này là nguyên liệu sản xuất của DN kia. Coi trọng uy tín kinh doanh để đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp trực tiếp NVL đầy đủ, kịp thời khi cần thiết, tránh phải thu mua qua trung gian.
- Thị trường các loại hàng hóa của nhóm này ổn định về giá cả và sản lượng, ít tính chất mùa vụ, khiến DN không phải cân nhắc thời điểm mua hàng theo tình hình thị trường.
- Hàng hóa có thể tập kết ngay tại dây chuyền sản xuất hoặc khu vực bán hàng, không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khó hao hụt và mất mát.
2.4 Tính điểm đặt hàng mới, điểm đặt hàng an toàn
- Điểm đặt hàng mới:
Điểm đặt hàng mới = lượng nguyên vật liệu hàng hóa sử dụng một ngày x thời gian giao hàng
- Lượng dự trữ an toàn và điểm đặt hàng an toàn:
Mức dự trữ an toàn = số dư khoản mục hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất trong lúc giải quyết ổn thỏa các vấn đề mùa vụ + lượng dự trữ an toàn vào điểm đặt hàng mới
3. Quản lý tiền
3.1 Lợi ích và bất lợi khi tích trữ tiền
Lợi ích:
- Đảm bảo giao dịch kinh doanh hằng ngày. Những giao dịch này thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng, từ đó tạo ra số dư giao dịch.
- Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho DN. Số dư tiền này còn gọi là số dư tiền bù đắp.
- Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong TH biến động không lường trước được cua các dòng tiền vào và ra. Loại tiền này tạo nên só dư dự phòng.
- Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Loại tiền này tạo nên số dư đầu cơ.
- Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp DN có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.
- Giữ đủ tiền mặt giúp DN tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh cho chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả
- Có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong TH khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Bất lợi:
- Mất đi một lượng vốn để đầu tư vào sản xuất – kinh doanh.
3.2 Các thành phần mô hình Baumol, MO
- Mô hình Baumol:
+ Chi phí cơ hội: tỷ lệ sinh lời của chứng khoán i (%) x số dư ngân quỹ bình quân (M/2)
+ Chi phí giao dịch: Cb
- Mô hình MO
+ Phương sai thu chi ngân quỹ: Vb
+ Tính mức ngân quỹ tối ưu theo Baumol, M-O
- Tính mức quân quỹ tối ưu theo Baumol:
- Tính mức ngân quỹ tối ưu theo M-O
3.3 Ra quyết định mua bán chứng khoán theo M-O
- Khi thặng dư ngân quỹ (M>Mmax):
Vì thặng dư ngân quỹ chi diễn ra trong một khoảng thừi gian nhất định nên độ an toàn (hay khả năng chuyển thành tiền) và thời hạn là hai điểm cần lưu ý hơn so với tỷ lệ sinh lời của chứng khoán. Thông thường, loại chứng khoán được lựa chọn là tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng hoặc thương phiểu của công ty nổi tiếng (có thứ hạng tín nhiệm cao)… có kỳ hạn ngắn dưới 1 năm. Thủ tục giao dịch nhanh chóng, dễ dàng cùng mức phí tương đối thấp so với tỷ lệ sinh lời bình quân cho phép nhà quản lý chủ động mua/bán các loại chứng khoán chỉ được bán theo lô thay vì bán riêng lẻ với giá trị giao dịch không tương thích hoàn toàn với số tiền thặng dư ngân quỹ, hoặc doanh nhân không đủ điều kiện tham gia đấu thầu phát hành chứng khoán lần đầu nên phải mua trên thị trường thứ cấp, làm gia tăng chi phí.
- Khi thâm hụt ngân quỹ (M
Việc bán các chứng khoán thanh khoản cao do doanh nhân đang nắm giữ được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất do thủ tục nhanh chóng, đơn giản, chi phí giao dịch thấp (so với chi phí sử dụng các hình thức còn lại), vẫn thu được tiền lãi đầu tư (phụ thuộc vào thời gian nắm giữ). Thêm vào đó doanh nhân hoàn toàn chủ động về số lượng và thời điểm bán chứng khoán, không cần sự chấp thuận của bất kì đối tác nào bên ngoài doanh nhân. Song nhược điểm lớn nhất là nguy cơ mất phần lớn số lãi đầu tư do rút vốn trước hạn
4. Quản lý phải thu khách hàng
4.1 Lợi ích, bất lợi khi bán chịu
- Lợi ích:
+ Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hóa của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn.
+ Tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hóa.
+ Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình.
- Bất lợi:
+ Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.
+ Tín dụng thương mại làm tăng chi phí đói nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí càng lớn.
+ Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn.
4.2 Tiêu chuẩn bán chịu
- Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của KH để được DN chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của DN và mỗi DN đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của minh chính thức hoặc không chính thức.
- Về mặt lý thuyết, DN nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận dược sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu.
4.3 Giá trị hiện tại ròng của một khoản tín dụng (NPV)
Cũng như rất nhiều sự phân tích lựa chọn khác, việc phân tích, đánh giá một tài khoản tín dụng thương mại được đề nghị ( với hình thức thanh toán cụ thể) được căn cứ vào giá trị NPV của dong tiền thu được và dòng tiền phải bỏ ra khi áp dụng một khoản tín dụng thương mại cụ thể
Để minh họa rõ hơn về vấn đề này, ta quy ước một số ký hiệu sau
- P: Gía bán 1 đơn vị sản phẩm trong trường hợp thanh toán ngay
- Q: Số lượng hàng hóa bán được trong một tháng trong trường hợp thanh toán ngay
- P': giá bán 1 đơn vị sản phẩm trong trường hợp bán chịu
- Q': Số lượng hàng hóa bán được trong một tháng trong trường hợp bán chịu
- V: chi phí biến đổi của một đơn vị sản phẩm
- r: Tỷ lệ % hàng bán chịu không thu được tiền
- C: chi phí đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu (tỷ lệ % theo doanh số bán chịu)
- i: tỷ lệ chiết khấu
- r: doanh lợi yêu cầu thu được hàng bán
Giá trị hiện tại ròng của một khoản tín dụng mà công ty X cấp cho khách hàng được tính theo công thức:
- Nếu NPV > 0, doanh nghiệp nên bán chịu cho khách hàng
- Nếu NPV = 0, doanh nghiệp có thể bán chịu hoặc không
- Nếu NPV < 0, doanh nghiệp không nên bán chịu cho khách hàng
4.4 Phân biệt so sánh mô hình EOQ & JIT, Boumon & M-O
-> Phân biệt tức là các bạn phải chỉ ra được điểm khác nhau của 2 lĩnh vực quản trị này (Cái này khác với so sánh, so sánh tức là vừa phải chỉ ra điểm giống, vừa phải chỉ ra điểm khác, nói ngắn gọn, so sánh bao gồm cả phân biệt rồi) Sau khi nêu xong khái niệm, các bạn bắt đầu chỉ ra các điểm khác nhau.
Xem thêm:
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Tổng quan Quản trị tài chính
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Báo cáo tài chính?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Phân tích tài chính?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Nguồn vốn, chi phí vốn, cơ cấu vốn?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Quản lý tài sản ngắn hạn?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tài chính mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh phân tích tài chính mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tài chính là bao nhiêu?