28 Câu hỏi trắc nghiệm LÝ SINH THÍNH GIÁC (có đáp án) | Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Lý sinh thính giác có đáp án của Trường Đại học Y dược Cần Thơ giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

TRẮC NGHIỆM LÝ SINH THÍNH GIÁC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Tần số âm thanh do nam phát ra thường trầm hơn nữ vì:

A. chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài dây thanh quản của nam khá lớn so với nữ.

B. chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài dây thanh quản của nam khá nhỏ so với nữ

C. chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài dây thanh quản của nam bằng của nữ.

D. Cả ba câu A, B và C đều sai.

Câu 2. Thời gian thanh quản đáp ứng một kích thích thần kinh tạo ra âm thanh là:

A. 10-18 (s).

B. 10-29 (s).

C. 10-9 (s).

D. rất nhanh.

Câu 3. Âm thanh do con người tạo ra còn chịu tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau như:

A. buồng cộng hưởng của hốc xương mắt.

B. ma sát giữa răng và lưỡi.

C. sự ma sát qua kẽ răng.

D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 4. Nhiệm vụ của xương búa, xương đe và xương bàn đạp là:

A. truyền dao động của ốc tai đến cửa sổ bầu dục.

B. truyền dao động dây thần kinh thính giác.

C. truyền dao động của màng nhĩ vào tai trong.

D. A và B đúng.

Câu 5. Các nguyên tố nào sau đây có mặt trong ngoại dịch:

A. H+

B. Cl

C. Na+

D. Ag+

Câu 6. Nội dịch có các nguyên tố nào sau đây:

A. K+

B. Ca2+

C. O2-

D. Uranium.

Câu 7. Ống giữa chứa:

A. đầy nội dịch.

B. bộ máy phát âm.

C. bộ máy tiếp nhận âm.

D. A và C đúng.

Câu 8. Âm lan truyền trong môi trường đàn hồi có dạng:

A. sóng ngang.

B. sóng đàn hồi.

C. sóng phẳng.

D. sóng dọc.

Câu 9. Tai người có thể tiếp nhận sóng âm trong khoảng tần số:

A. 3 MHz đến 20 MHz.

B. 1 kHz đến 20 kHz.

C. 16 Hz đến 20k Hz.

D. 20 kHz trở lên.

Câu 10. Theo ống tai ngoài, sóng âm đập vào màng nhĩ và gây dao động với tần số dao động âm nhạy cảm nhất ở tần số:

A. 1 kHz.

B. 10 kHz.

C. 5 kHz.

D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 11. Nguyên nhân làm màng nhĩ dao động là:

A. tần số âm lớn.

B. biên độ âm lớn.

C. thay đổi âm sắc.

D. sự thay đổi áp suất khi sóng âm (dao động âm) truyền đến tai ngoài.

Câu 12. Chuyển động ngoại dịch (porilympho) chứa trong ốc tai là do:

A. dao động của nội dịch.

B. xương bàn đạp.

C. dao động của các phần tử ở cửa sổ bầu dục.

D. cả ba câu A, B và C đều sai.

Câu 13. Khi sóng âm cường đồ lớn có thể gây ra:

A. chuyển động thành lớp.

B. những chuyển động xoáy ở ngoại dịch.

C. chuyển động thẳng.

D. chuyển động tròn.

Câu 14. Trong quá trình lan truyền song âm, hệ thống xương con có các tác dụng:

A. khuyếch đại áp lực âm thanh.

B. bảo vệ tai đối với những âm có cường độ lớn.

C. chống hiện tượng phản xạ và hấp thu.

D. cả ba câu A, B và C đều đúng.

Câu 15. Áp lực âm thanh tác dụng lên cửa số bầu dục sẽ lớn hơn bao nhiêu lần so với áp lực âm thanh tác dụng lên màng nhĩ?

A. 34.

B. 80.

C. 12.

D. 17.

Câu 16. Âm trở của màng nhĩ có giá trị gần bằng:=4,3.102 kg/s

A. 6,31.103 kg/m3.

B. 4,31.103 N/m3s.

C. 4,31.103 kg/m3.

D. 6,218.103 N/m3s.

Câu 17. Âm trở của cửa sổ bầu dục gần bằng âm trở của:

A. dầu lửa.

B. xăng.

C. nước.

D. không khí.

Câu 18. Mỗi sóng âm với một tần số nhất định tác dụng vào:

A. các vị trí khác nhau trên màng đáy và kích thích những receptor nhất định ở thể corty.

B. vị trí xác định trên màng đáy và kích thích những receptor nhất địunh ở thể corty.

C. tùy vào diện tích màng đáy.

D. B và C đúng.

Câu 19. Khi dao động âm truyền tới tai, các xung kích thích được mã hóa và truyền về một vị trí nhất định ở vỏ não bởi:

A. những sợi thần kinh xác định.

B. ngoại dịch.

C. nội dịch.

D. B và C đúng.

Câu 20. Ta có cảm giác khác nhau về âm sắc là do:

A. những âm phức hợp thì tạo ra sự kích thích ở nhiều điểm hơn.

B. những âm đơn giản tạo ra sự kích thích ở nhiều điểm hơn.

C. những âm phức hợp thì tạo ra sự kích thích ở ít điểm hơn.

D. cả ba câu A, B và C đều sai.

Câu 21. Cường độ sóng âm ảnh hưởng đến:

A. biên độ dao động của cửa sổ bầu dục.

B. vận tốc của chuyển động xoáy của ngoại dich porilympho.

C. vận tốc của chuyển động xoáy của nội dich porilympho.

D. A và B đúng.

Câu 22. Khi màng đáy bị kích thích sẽ xuất hiện những sự thay đổi về điện trở và tính thấm của màng tế bào ở đây và làm xuất hiện:

A. điện thế ion.

B. điện thế khuyếch tán.

C. điện thế hoạt động.

D. điện di.

Câu 23. Mục đích phép thử Rhinner nhằm xác định tổn thương ở vùng nào của cơ quan thính giác:

A. tai ngoài hoặc não.

B. tai trong và tai giữa.

C. khả năng bệnh nhân có thể tiếp nhận sóng siêu âm.

D. A và B đúng.

Câu 24. Chứng điếc có dấu hiệu Rhinner đương chứng tỏ một tổn thương:

A. tai trong.

B. tai ngoài.

C. não.

D. A và C đúng.

Câu 25. Dấu hiệu Rhinner âm chứng tỏ:

A. tổn thương ở tai ngoài và tai giữa.

B. tai trong.

C. não.

D. dây thần kinh thị giác và thính giác.

Câu 26. Khi vào phổi của một người bình thường, âm phát ra:

A. có tần số cao, âm sắc phong phú.

B. cường độ lớn, thời gian dư âm dài.

C. có tần số thấp, cường độ nhỏ.

D. A và B đều đúng.

Câu 27. Âm phát ra khi gõ những tạng đặc hoặc phổi bị vôi hóa, màng phổi tràn dịch _______________:

A. đục, cường độ nhỏ, thời gian dư âm nhỏ.

B. trong, thời gian dư âm dài, thánh thót.

C. trong, cường độ nhỏ, thời gian dư âm dài.

D. đục, cường độ lớn, thời gian dư âm dài.

Câu 28. Âm phát ra ở tim biến đổi do nhiều yếu tố:

A. tình trạng các valve tim.

B. vận tốc của máu, độ nhớt của máu.

C. miệng của các valve (tức là các lỗ trong tim mà các valve đó đậy lại).

D. cả ba câu A, B và C đều đúng.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
  D D C C A D D C D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D C B D D   C B A A
21 22 23 24 25 26 27 28    
D C D D A D A D    

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh hệ tuần hoàn

Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh hô hấp

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh y khoa

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh dược

Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!