TRẮC NGHIỆM LÝ SINH HỆ THUẦN HOÀN (CÓ ĐÁP ÁN)
Câu 1. Máu chảy trong tim theo một chiều nhất định là do:
A. sự co bóp của tim.
B. các valve trong buồng tim và trong lòng mạch máu.
C. lực hút của Trái Đất.
D. A và B đều đúng.
Câu 2. Trong buồng tim, máu chảy theo chiều:
A. từ tâm nhĩ đến tâm thất.
B. từ tâm thất đến tâm nhĩ.
C. tuân theo định luật Bernoullie.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 3. Tim co bóp được là nhờ các cơ tim được cấu tạo bởi:
A. những sợi cơ liên kết với nhau thành mạng.
B. bó Hiss.
C. nhánh Peurtinger.
D. nút Tawara.
Câu 4. Ở mỗi ngăn, tâm thất ngăn cách với tâm nhĩ bởi:
A. nút Kelt-Plack.
B. nút xoang nhĩ.
C. nút xoang thất.
D. valve tim.
Câu 5. Các mạch máu nào dưới đây có đường kính lớn nhất?
A. Động mạch chủ.
B. Mao mạch.
C. Tĩnh mạch chủ.
D. A và C đúng.
Câu 6. Hệ thống valve của động mạch làm cho máu chỉ chảy:
A. từ mạch máu lớn về mạch máu nhỏ.
B. từ tim đi đến các nới.
C. từ các nơi về tim.
D. A và B đúng.
Câu 7. Hệ thống valve ở các tĩnh mạch có tác dụng:
A. làm cho máu chỉ chảy từ các tĩnh mạch nhỏ về các tĩnh mạch lớn rồi về tim.
B. làm cho máu chỉ chảy từ các tĩnh mạch lớn về các tĩnh mạch nhỏ.
C. làm cho máu chỉ chãy từ các tĩnh mạch nhỏ về các tĩnh mạch lớn.
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 8. Thành phần chủ yếu của huyết tương là:
A. albumin.
B. globulin.
C. một phần là fibrinogen
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 9. Áp suất keo được tạo ra do:
A. protein trong máu.
B. nước.
C. hiện tượng siêu lọc.
D. nước tiểu.
Câu 10. Trong lòng động mạch, áp suất thủy lực do:
A. tim co bóp.
B. tính đàn hồi của thành mạch.
C. chuyển vận của nước.
D. A và B đều đúng.
Câu 11. Ở động mạch, nước có xu hướng khuếch tán từ trong lòng mạch ra tổ chức xung quanh vì:
A. áp suất thủy lực lớn hơn áp suất keo.
B. áp suất keo lớn hơn áp suất thủy lực.
C. áp suất keo bằng áp suất thủy lực.
D. B và C đúng.
Câu 12. Chiều di chuyển của nước trong tĩnh mạch là từ dịch gian bào vào lòng mạch là do:
A. áp suất thủy lực rất thấp và thường có giá trị nhỏ hơn áp suất keo.
B. áp suất thủy lực rất thấp và thường có giá trị lớn hơn áp suất keo.
C. áp suất keo rất thấp và thường có giá trị nhỏ hơn áp suất thủy lực.
D. áp suất thủy lực rất nhỏ có thể bỏ qua.
Câu 13. Hội chứng phù nề trong những tình trạng suy tim là do:
A. áp suất thủy lực giảm.
B. lượng protein huyết tương giảm sút làm cho nước lưu lại ở tổ chức nhiều hơn bình thường mà
khuếch tán vào lòng mạch ít đi.
C. lượng protein huyết tương tăng đột ngột.
D. A và B đúng.
Câu 14. Protein giữ một vai trò đáng kể trong việc:
A. chuyển hóa và phân bố nước trong cơ thể.
B. chuyển hóa và phân bố muối trong cơ thể.
C. chuyển hóa và phân bố Kali (K) trong cơ thể.
D. chuyển hóa và phân bố Oxi (O2) trong cơ thể.
Câu 15. Khi các cơ hoạt động mạnh (lao động chân tay v.v...) nhu cầu năng lượng của nó tăng lên, do đó:
A. cơ thể đáp ứng bằng cách tăng tần số co bóp của tim.
B. hệ tuần hoàn phải tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu vật chất và năng lượng.
C. cơ thể đáp ứng bằng cách giảm tần số co bóp của tim.
D. A và B đúng.
Câu 16. Tốc độ máu ở mao mạch vào khoảng:
A. 1 (m/s).
B. 250 (mm/s).
C. 1000 (m/s).
D. 5 (mm/s).
Câu 17. Tùy theo nhu cầu năng lượng và oxi của cơ thể, lúc cơ hoạt động mạnh hơn thì số lượng các mao mạch tham
gia vận chuyển máu sẽ tăng lên. Cơ chế này thực hiện được là do:
A. hoạt động cơ trơn nằm sau mao mạch đó.
B. hoạt động cơ trơn nằm ngay trên mao mạch đó.
C. hô hấp.
D. trọng lượng.
Câu 18. Thành mao mạch cũng giãn ra hay co vào là do ảnh huởng của:
A. áp suất dòng máu.
B. huyết tương.
C. tác dụng của nội tiết tố.
D. A và C đúng.
Câu 19. Khi tăng hoạt động của cơ cũng tạo nên nhiều sản phẩm mới như:
A. acid adrenalic.
B. histamin.
C. acetylcholin.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 20. Sự co rút cơ qua mức cơ thể làm cho sự vận chuyển máu ở tại cơ đó:
A. khó khăn.
B. nhẹ nhàng.
C. dễ dàng.
D. thuận lợi.
Câu 21. Acid adrenalic, histamin, acetylcholin,... ảnh hưởng đến:
A. tính giãn của mao mạch.
B. tính co giãn của thành moa mạch.
C. sự lưu thông máu.
D. B và C đúng.
Câu 22. Nếu từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng thì nhịp tim sẽ:
A. tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian giảm.
B. bình thường để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian giảm.
C. giàm xuống để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian tăng.
D. tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian không đổi.
Câu 23. Ở tư thế đứng, lượng máu do tim đẩy ra trong 1 lần co bóp ít hơn tư thế nằm. Cơ chế của hiện tượng này được giải thích theo:
A. định luật Starling.
B. sức đẩy của tim tùy thuộc vào độ giãn dài của sợi cơ tim.
C. sức đẩy của tim phụ thuộc vào sự rút lại của sợi cơ tim.
D. A và B đúng.
Câu 24. Lượng máu từ các tĩnh mạch phía dưới tim chảy về tim đã bị giảm bớt phần nào là do:
A. tác dụng của môi trường.
B. tình trạng không trọng lực.
C. tác dụng của trọng lực.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 25. Trong tĩnh mạch của phần dưới cơ thể, máu chuyển động ngược chiều với trọng lực được là do:
A. động mạch chủ.
B. mao mạch.
C. khí quản.
D. tác dụng của công tim co bóp và thành mạch đàn hồi.
Câu 26. Áp suất máu giảm dần và thấp nhất ở:
A. động mạch chủ.
B. mao mạch.
C. tĩnh mạch chủ.
D. A và B đúng.
Câu 27. Các yếu tố nào dưới đây góp phần làm cho máu chảy theo một chiều nhất định trong tĩnh mạch?
A. Các valve trong lòng mạch.
B. Áp suất âm của lồng ngực.
C. Các cơ chế điều khiển cơ thành mạch.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 28. Khi con người ở trong những điều kiện về trường trọng lực bị thay đổi trong vũ trụ thì hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ:
A. rối loạn.
B. bình thường.
C. tốt hơn.
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 29. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể là:
A. giảm lưu lượng máu tới bề mặt da.
B. giảm nhiệt độ.
C. tăng lưu lượng máu tới bề mặt da.
D. uống rượu.
Câu 30. Khi nhiệt độ xung quanh lên tới 450C, lưu lượng máu tới da tăng lên bao nhiêu lần so với lúc ở nhiệt độ 200C?
A. Tăng 20 lần.
B. Không tăng.
C. Không giảm.
D. Tăng lên đến 6-7 lần.
Câu 31. Khi cơ thể tăng cường hoạt động, nhu cầu máu tới da tăng lên sẽ có ảnh hưởng đến:
A. lưu lượng máu ở vùng khác trong cơ thể.
B. hoạt động của chính bản thân tim mạch.
C. lưu lượng nước ở vùng khác trong cơ thể.
D. A và B đúng.
Câu 32. Người ta có thể đánh giá hoạt động của tim thông qua các dấu hiệu về hiệu suất co bóp của tim như:
A. đo huyết áp.
B. hít vào-thở ra.
C. đo vận tốc máu.
D.A và C đúng.
Câu 33. Đánh giá hoạt động của cơ tim, valve tim bằng cách:
A. ghi điện tim.
B. ghi điện não.
C. ghi điện mắt.
D. Cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 34. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của tim, mạch và toàn hệ tuần hoàn?
A. Nước.
B. Huyết tương.
C. Thể tích và cấu tạo của máu.
D. A và B đúng.
Câu 35. Các khả năng nào dưới đây có thể giúp theo dõi hoạt động của thành mạch máu?
A. Các khả năng đàn hồi của nó.
B. Tập thể dục thường xuyên.
C. Phản ứng của thành mạch trước các tác dụng kích thích làm co hoặc giãn mạch.
D. A và C đúng.
Câu 36. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến hoạt động của tim?
A. Hệ thần kinh trung ương.
B. Các nội tiết tố.
C. Các ion kim loại hiếm trong cơ thể.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 37. Tiết diện của các thành mạch có thể thay đổi nhờ vào:
A. lớp cơ trơn.
B. các nội tiết tố.
C. hệ thần kinh thực vật.
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 38. Hãy cho biết vai trò của thành mạch máu?
A. Duy trì dòng máu chảy liên tục.
B. Tăng thêm áp suất dòng chảy.
C. Giảm áp suất dòng chảy.
D. A và B đúng.
Câu 39. Hãy cho biết cách xác định lượng máu mà tim tống vào động mạch mỗi lần tim co bóp?
A. Phương pháp pha loãng các chất máu.
B. Sử dụng máy đo huyết áp.
C. Phương pháp đồng vị phóng xạ đánh dấu.
D. A và C đúng.
Câu 40. Hãy cho biết khi nào lực làm cho các sợi cơ giãn dài ra và đạt giá trị cực đại?
A. Máu về buồng tim tối đa.
B. Máu về buồng tim ít nhất.
C. Các mạch máu co lại tối đa.
D. Các mạch máu giãn dài nhất.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
A |
D |
D |
D |
A |
D |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
D |
A |
D |
D |
B |
D |
D |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
D |
C |
D |
B |
A |
A |
C |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
D |
A |
D |
D |
B |
D |
D |
B |
D |
Xem thêm:
Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh hô hấp
Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh thính giác
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh y khoa
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh dược
Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?