TRẮC NGHIỆM LÝ SINH HÔ HẤP (CÓ ĐÁP ÁN)
Câu 1. Ở người bình thường, thể tích không khí được trao đổi sau mỗi lần hít thở thông thường vào khoảng: 500 ở phổi dự trữ 1000
A. 1500 ml.
B. 3000 ml.
C. 2000 ml.
D. cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 2. Hoạt động hô hấp được điểu khiển bởi:
A. khí quản.
B. khoang màng phổi.
C. cơ hoành.
D. trung tâm hô hấp của hệ thần kinh trung ương.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về mặt vật lý đối với hoạt động hô hấp:
A. áp suất khoang nhỏ hơn áp suất phế nang một giá trị bằng áp suất của phổi.
B. áp suất khoang nhỏ hơn áp suất của khí quyển một giá trị bằng sức căng của lồng ngực.
C. áp suất âm ở khoang làm cho lồng ngực có xu hướng co lại nghĩa là có xu hướng ngược lại sức căng của phổi.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây nghiệm đúng định luật Boyle – Mariotte:
A. thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp suất khoang màn phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra kết quả là áp suất trong các phế nang giảm xuống.
B. thể tích lồng ngực tăng lên làm tăng áp suất khoang màng phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra. Kết quả là áp suất trong các phế nang giảm xuống
C. thể tích lồng ngực tăng lên làm tăng áp suất khoang màn phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra. Kết quả là áp suất trong các phế nang tăng lên.
D. thể tích lồng ngực tăng lên làm tăng áp suất khoang màn phổi. Do đó, phổi có thể co lại. Kết quả là áp suất trong các phế nang giảm xuống.
Câu 5. Dòng khí di chuyển từ phổi ra ngoài là do:
A. không khí từ phổi được đẩy ra ngoài là do thể tích lồng ngực bị giảm xuống.
B. áp lực khoang màng phổi tăng lên.
C. các phế nang co lại làm cho áp suất không khí trong phế nang tăng lên cao hơn áp suất khí quyển.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 6. Động tác thở ra do góp phần của các yếu tố nào dưới đây?
A. các lực đàn hồi của lồng ngực.
B. thể tích lồng ngực giảm xuống.
C. trọng lượng lồng ngực.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 7. động tác thở ra kết thúc khi?
A. khi các lực đàn hồi của phổi lớn hơn áp suất khoang màng phổi.
B. khi các lực đàn hồi của phổi cân bằng với áp suất khoang màng phổi.
C. khi các lực đàn hồi của phổi nhỏ áp suất khoang màng phồi.
D. cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 8. Không khí di chuyển qua các đường hô hấp là do:
A. sự dao động có chu kì của áp suất phế nang.
B. sự dao động có chu kì của áp suất khí quyển.
C. dao động cộng hưởng giữa áp suất phế nang với áp suất khí quyển.
D. giao thoa gây ra do dao động giữa áp suất phế nang và áp suất khí quyển.
Câu 9. Công được thực hiện qua các cơ hô hấp để:
A. thắng tất cả các lực cản khi không khí.
B. thắng lực ma sát nhớt do máu chảy trong phổi gây ra.
C. thắng được trọng lực.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 10. Ở trạng thái tĩnh, công hô hấp có giá trị khoảng:
A. 0,98 + 4,9 J/phút.
B. 0,98 + 8,9 J/phút.
C. không xác định được.
D. 0.
Câu 11. Sự tạo thành xoáy khi vận tốc nhỏ thường xảy ra ở những phần ống bị xốp mô do:
A. dịch tiết các khối u.
B. có chất nhày.
C. dị vật.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 12. Sức cản động học của khí có thể tăng lên từ 7 đến 8 lần so với người bình thường trong các trường hợp:
A. khi bị hen và bị giản phổi(khí phế thũng).
B. tiểu đường.
C. cận thị.
D. A và C đúng.
Câu 13. Dó tính đàn hồi, phổi sẽ bị xẹp lại nếu:
A. lồng ngực bị thủng hoặc bị tràng khí màng phôi.
B. bệnh ho lao giai đoạn cuối.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 14. Theo định luật Henry:
A. lượng khí thâm nhập (khuyếch tán) được vào chất lỏng tỉ lệ nghịch với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
B. lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng bằng với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
C. lượng khí khuyếch tán được vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
D. lượng khí thẩm thấu được vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
Câu 15. Thành phần chất khí trong không khí thường là:
A. N2, O2 và CO2.
B. N2, O2 và CO.
C. O2, CO2 và HNO3.
D. N2, O2, CO2 và HCl.
Câu 16. O2 được khuếch tán từ phế nang đến máu ở mao mạch và tĩnh mạch ở quanh đó là do:
A. chênh lệch áp suất giữa mao mạch và tĩnh mạch.
B. chênh lệch vận tốc máu chuyuển động giữa mao mạch và tĩnh mạch.
C. chênh lệch về khối lượng máu giữa mao mạch và tĩnh mạch.
D. cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 17. CO2 khuếch tán từ dịch gian bào vào máu động mạch là do:
A. phân áp của CO2 rất cao so với phân áp của nó tại dịch gian bào.
B. phân áp của CO2 rất thấp so với phân áp của nó tại dịch gian bào.
C. phân áp của CO2 bằng với phân áp của nó tại dịch gian bào.
D. cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 18. Áp suất khuếch tán của các khí từ phế nang ra xung quanh còn tùy thuộc vào:
A. lực căn mặt ngoài T của phế nang.
B. độ nhớt của máu.
C. lực tâm thu của tim.
D. môi trường xung quanh.
Câu 19. Trọng lực của các cơ quan trong ổ bụng(đặc biệt ở tư thế đứng) sẽ tác động lên cơ hoành và có xu hướng kéo xuống dưới sẽ tạo thuận lợi cho:
A. động tác hít vào.
B. động tác thở ra.
C. cả hai động tác hít và thở.
D. A và B đều đúng.
Câu 20. Ảnh hưởng của trường hấp dẫn lên quá trình hô hấp có thể xác định được khi:
A. so sánh các chỉ số cơ học và thông khí khi hô hấp ở trạng thái nằm và đứng.
B. so sánh các chỉ số nhiệt học và thông khí ở trạnh thái nằm và đứng.
C. so sánh các chỉ số cơ học và thông khí khi hô hấp khí ở trên trái đất và mặt trăng.
D. không xác định được.
Câu 21. Tất cả nhũng súc vật nếu đặc trong lòng kín chứa oxi với phân áp trên 2atm sẽ:
A. mập mạp hơn.
B. ốm hơn.
C. thoái mái.
D. chết .
Câu 22. Phổi là tổ chức xốp chịu đựng được áp suất tác dụng lên thành ngực khoảng:
A. 1 atm.
B. 10 atm.
C. 20 atm.
D. 50 atm.
Câu 23. Từ độ sâu khoảng 90 m nếu đột ngột ngoi lên cao mà không có biện pháp bảo vệ sẽ nguy hiểm đến tính mạng là do:
A. hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm thất, nhất là do các mạch máu nhỏ ở tim, não.
B. hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm nhĩ, nhất là do các mạch máu nhỏ ở tim, não.
C. hiện tượng tạo các bọt khí trong lòng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở thận và phổi.
D. hiện tượng tạo các bọt khí trong lòng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim, não.
Câu 24. Khi xuống sauu 40 m, cơ thể chịu áp suất là 5 atm và do đó hàm lượng Nitro khuyếch tán vào máu sẽ gấp bao nhiêu lần:
A. 0,2 lần.
B. không thay đổi.
C. 2 lần.
D. 5 lần.
Câu 25. Chức năng hô hấp liên quan chặt chẽ với các chức năng khác và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy, tốc độ trao đổi khí trong cơ thể tùy thuộc các yếu tố vật lý nào dưới đây:
A. áp suất riêng phần của các khí trong khí quyển, trong máu và trong mô.
B. tốc độ chuyển động của các phân tử khí và điện tích trao đổi khí (tổng điện tích của các phế nang, của mao mạch,…)
C. lưu lượng máu và tốc độ chảy của máu và khả năng hòa tan các khí vào máu và sự vận chuyển có khí.
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
Câu 26. Chức năng hô hấp liên quan chặt chẽ với các chức năng khác và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ở môi trường bên ngoài. Vì vậy, tốc độ trao đổi khí trong cơ thể tùy thuộc vào yếu tố sinh học nào dưới đây:
A. các hoạt động chức năng và điều kiện sinh hóa của mô, tế bào, ….
B. hoạt động điều khiển của hệ thần kinh cao cấp.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 27. Hãy chọn phát biểu đúng của định luật Henry:
A. lượng khí thâm nhập hoặc khuyếch tán vào chất lỏng tỉ lệ nghịch với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
B. lượng khí thâm nhập vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
C. lượng khí thâm nhập hoặc khuyếch tán vào chất lỏng tỉ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng.
D. cả ba câu A, B và C đều sai.
Câu 28. Các chất khí thành phần O2, CO2, N2 thâm nhập vào các nơi trong cơ thể sẽ như thế nào?
A. với các giá trị khác nhau.
B. với các giá trị giống nhau.
C. tùy thuộc vào hiện tượng khuyếch tán đơn thuần và các hiện tượng sinh học khác.
D. A và C đúng.
Câu 29. Các yếu tố bên ngoài nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp?
A. ảnh hưởng đến trọng trường.
B. ảnh hưởng đến tỉ lệ khí thành phần.
C. ảnh hưởng của áp suất khí quyển
D. cả ba câu A, B và C đều đúng.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
D |
A |
D |
D |
B |
A |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
A |
C |
C |
A |
A |
A |
A |
A |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
|
D |
A |
C |
A |
D |
C |
C |
D |
D |
|
Xem thêm:
Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh hệ tuần hoàn
Câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh thính giác
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh y khoa
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh dược
Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?