5 kĩ năng quản trị quan trọng mà một nhà lãnh đạo tốt cần có

Kĩ năng quản trị chính là một trong những kĩ năng quan trọng nhất đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về kĩ năng này nhé!

1. Kỹ năng quản trị là gì ?

Kỹ năng quản trị là các khả năng mà một nhà quản trị cần có để có thể thực hiện công việc trong một tổ chức. Chúng bao gồm những kỹ năng để có thể quản trị các nguồn lực dưới quyền: nguồn lực về con người, nguồn lực tài sản,… Bên cạnh đó, một nhà quản trị có kỹ năng quản lý tốt sẽ phải có khả năng giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Thông thường, kỹ năng của nhà quản trị sẽ được hình thành thông qua 2 hình thức chủ yếu đó chính là việc tự học và làm việc thực tế. Để có thể trở thành quản lý của một tổ chức, chắc chắn bạn sẽ phải trả qua những cấp làm việc thấp hơn. Vì vậy, qua quá trình va vấp với công việc, người lao động sẽ đúc rút được những kinh nghiệm cần thiết để phục vụ cho quá trình làm việc của mình.

Giá trị thực sự của các nhà quản lý cấp trungĐọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 kĩ năng quản trị quan trọng trong doanh nghiệp

Kỹ năng nhân sự

Đây là khả năng làm việc với các nhân viên ở trong tổ chức của các cấp quản trị. Thông qua các nhân viên, các nhà quản trị có thể đạt được mục tiêu cho tổ chức. Kỹ năng nhân sự cần thiết nhất với quản trị viên cấp trung gian. Kỹ năng này bao gồm: Khả năng động viên, thúc đẩy nhân viên Khả năng tạo điều kiện thuận lợi, phương tiện tối ưu cho nhân viên Khả năng điều phối, sắp xếp, lãnh đạo nhân viên Khả năng giải quyết mâu thuẫn, truyền thông cho tổ chức Quản lý nhân sự chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhà quản trị là người biết dụng nhân đúng lúc, đúng chỗ. Một nguyên tắc mà nhà quản trị nhất thiết phải có là: đừng gửi con vịt tới trường học của đại bàng. Đặt đúng người, đúng việc để bại bàng có thể tung cánh và vịt có thể thỏa sức bơi lội. Các kỹ năng quản trị của các cấp quản trị .

Các tiêu chí cần đạt được:

  • Kỹ năng thuyết trình trước công chúng
  • Khả năng làm chủ hoàn cảnh
  • Giám sát
  • Đánh giá năng lực cá nhân
  • Khả năng truyền

Kỹ năng nhận thức

Đây là khả năng cần có sự hiểu biết của nhà quản trị. Họ cần nhận thức được mọi góc độ của tổ chức và quan hệ, liên kết giữa các nhân viên, các bộ phận. Kỹ năng nhận thức cần thiết nhất với quản trị viên cấp cao. Kỹ năng nhận thức bao gồm: Khả năng tư duy chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và tổng thể Xử lý thông tin rõ ràng Hoạch định kế hoạch chi tiết Nắm rõ hoàn cảnh, giảm thiểu rủi ro Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. Để trở thành một người có kỹ năng nhận thức nhạy bén thị trường.

Bạn cần phải đạt được những điều sau:

  • Nhận biết về sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
  • Hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của công ty
  • Hiểu biết về các yếu tố chính trị, xã hội ảnh hưởng tới doanh nghiệp
  • Xác định được mọi ưu và khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh

Đọc thêm: Executive Director – Giám đốc điều hành. Yêu cầu và kỹ năng đối với giám đốc điều hành

Kỹ năng chuyên môn 

Đây là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp quản trị. Kỹ năng này có thể học tập và rèn luyện để có được. Kỹ năng chuyên môn cần thiết nhất đối với quản trị viên cấp cơ sở. Kỹ năng kỹ thuật bao gồm: Khả năng tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị Khả năng hiểu biết chuyên môn Khả năng phân tích, sử dụng kỹ thuật để giải quyết vấn đề

Kỹ năng tư duy

Kỹ năng tư duy là khả năng nhìn nhận bức tranh tổng thể của vấn đề để xây dựng, hoạch định các kế hoạch mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. Đây là kỹ năng cần thiết với mọi cấp quản trị, đặc biệt là quản trị viên cao cấp.

Kỹ năng giao tiếp

Là một nhà quản trị, đại diện cho một nhóm người trong một tổ chức cho nên việc giao tiếp là yếu tố không thể thiếu. Các vấn đề thường gặp phải của quản lý về kỹ năng giao tiếp như:

  • Không thể truyền đạt ý tưởng, thông tin cho nhân viên hiểu (do ý tưởng thường vĩ mô, cách tiếp cận trừu tượng, lớn) do khả năng truyền đạt thông tin kém hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thuyết trình, bộc lộ suy nghĩ của mình.
  • Không tương tác nói chuyện thường xuyên với nhân viên dẫn đến việc  giao tiếp khó khăn khi đề xuất/ trao đổi vấn đề
  • Để có thể cải thiện khả năng giao tiếp, nhà quản trị cần phải xây dựng lòng tin với nhân viên dưới quyền cho nên việc ngắt liên lạc là không nên xảy ra. Bạn cần luôn luôn trong trạng thái hoạt động, luôn luôn có mặc khi cấp dưới có vấn đề cần giải đáp và xin ý kiến.

Các tiêu chí cần đạt được: 

  • Tư duy phản biện
  • Xác định lợi ích của các bên liên quan
  • Suy nghĩ kế hoạch
  • Lập kế hoạch
  • Khung giao tiếp hướng tới các đối tượng cụ thể

Tổng hợp các kỹ năng của nhà quản trị doanh nghiệp cần có

Đọc thêm: Kỹ năng là gì? 9 Cách nâng cao kỹ năng hiệu quả nhất

3. Có bao nhiêu cấp quản trị trong doanh nghiệp ?

Các cấp quản trị phổ biến trong doanh nghiệp được chia làm 3 cấp chính là Quản trị cấp cơ sở, Quản trị viên cấp trung và Quản trị viên cấp cao. Mỗi cấp quản trị trong doanh nghiệp đều có những đặc điểm và vai trò riêng trong doanh nghiệp. 

Quản trị viên cấp cao

Đây là các nhà quản trị nằm ở đỉnh quyền lực. Họ có cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức. Quản trị viên cấp cao là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo nhân viên. Họ sẽ tạo ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho tổ chức. Vị trí của các quản lý cấp cao là: chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc…

Quản trị viên cấp trung

Họ là người nhận chỉ huy từ các quản trị viên cao cấp và đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở. Công việc của quản trị viên cấp trung gian là nhận chiến lược, kế hoạch từ các quản trị viên cấp cao. Sau đó, họ sẽ triển khai thành các mục tiêu cụ thể cho các quản trị viên cơ sở thi hành. Quản trị viên cấp trung gian cần xác định rõ hàng hóa, dịch vụ cần được sản xuất, đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng bằng cách nào… Họ sẽ là người phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất để tổ chức vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt hiệu quả cao. Vị trí của các quản lý cấp trung gian: Quản đốc, trưởng phòng, trưởng khoa…

Quản trị viên cấp cơ sở 

Đây là những nhà quản trị có vị trí thấp nhất về quyền lực. Nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ nhận lệnh từ các quản trị viên cấp trung gian. Họ cần trực tiếp hướng dẫn, đốc thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung. Vị trí thường thấy: tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…

Nhà quản trị là gì? Phân loại và chức năng của nhà quản trị trong doanh  nghiệp - VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA GOODVN

Đọc thêm: TOP 12 cách để cải thiện kỹ năng quản trị rủi ro hiệu quả

4. Tầm quan trọng của các cấp quản trị

Vai trò quan hệ với con người

Vai trò quan hệ với con người của nhà quản trị được thể hiện ở việc họ sẽ thay mặt doanh nghiệp để gặp gỡ, trao đổi và đàm phán với các khách hàng, đối tác hay nhà đầu tư… Tức là, họ mang hình ảnh, những nét văn hóa của doanh nghiệp ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn có vai trò phối hợp kiểm tra công việc của cấp dưới thông qua các hình thức quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp.

Vai trò thông tin

Vai trò thông tin của các cấp quản trị bao gồm: Thu thập và tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị sẽ cần thu thập và phân tích những thông tin liên quan đến thị trường để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Vai trò phổ biến thông tin: Nhà quản trị sẽ phổ biến những thông tin cần thiết cho nhân viên về định hướng của doanh nghiệp cũng như công việc mà nhân viên cần làm. Vai trò cung cấp thông tin: Nhà quản trị sẽ là người đại diện doanh nghiệp cung cấp cho bên ngoài những thông tin về doanh nghiệp.

Vai trò quyết định

Trong doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ là người trực tiếp đưa ra quyết định, cụ thể là mọi đề nghị, yêu cầu,… đều sẽ được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.

Bên cạnh đó, khi nhà quản trị có vai trò quyết định sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau. Từ đó, phát huy hiệu quả cùng tính đúng đắn của các quyết định. Nếu vai trò này bị phân tán, sẽ dẫn đến những quyết định của nhà quản trị không ăn khớp và mất đi tính thống nhất trong chiến lược.

Đọc thêm: Team Leader – Trưởng nhóm tiếng Anh là gì? Kỹ năng cần có ở một team leader là gì?

5. Các cách nâng cao Kỹ năng quản trị trong doanh nghiệp 

Hiểu rõ về nhóm của bạn

Một cá nhân có thể không phải là người vui vẻ nhất khi ở bên cạnh, nhưng họ là người làm việc siêng năng nhất mà bạn có. Bên cạnh đó, họ rất giỏi trong việc thu hút khách hàng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc hiểu rõ về nhóm làm việc sẽ giúp nhà quản trị xác định rõ điểm mạnh và yếu để từ đó cải thiện kỹ năng quản trị, xây dựng chiến lược hơn.

Nếu bạn là một nhà quản lý mới và đang tiếp quản tổ chức từ một người khác, hãy hỏi họ những thông tin cụ thể trước khi bắt đầu. Bởi, nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cả nhóm và phong cách làm việc của phòng ban bởi nó đã bị ảnh hưởng từ người quản lý trước đó. 

Thiết lập lòng tin bằng cách tạo môi trường làm việc thân thiện

Một môi trường thân thiện sẽ làm tăng khả năng hợp tác, động lực và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. 

Ví dụ: Nếu hiệu trưởng duy trì chính sách cởi mở và giáo viên của ông ấy cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những hiểu biết của họ, ông ấy sẽ có thể thực hiện những đổi mới của họ trong toàn trường và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề gì với học sinh hoặc mâu thuẫn với giáo viên, anh ấy cũng sẽ nhận ra chúng từ sớm. 

Đặt mục tiêu rõ ràng và chia sẻ bức tranh lớn của doanh nghiệp

Việc đặt ra hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp một cách rõ ràng giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định một cách chính xác hơn. Thông thường, việc đặt mục tiêu sẽ được xây dựng trên nguyên tắc SMART như đã nêu ở trên để thông qua đó các thành viên trong nhóm không có sự nhầm lẫn gì về việc họ đang thực hiện, cái mà nhóm phải đạt được. Bên cạnh đó, Sẽ dễ dàng hơn để phân bổ thời gian và nguồn lực cho một mục tiêu nếu nó rõ ràng và có mục tiêu, đồng thời nhóm của bạn cũng có nhiều khả năng thành công hơn.

Thường xuyên tạo các cuộc họp mặt giúp duy trì mối quan hệ, đánh giá hiệu quả làm việc

Thường xuyên có các cuộc họp định kỳ sẽ giúp nhà quản trị nắm rõ được tình hình công việc, duy trì mối quan hệ và nâng cao khả năng giám sát. Bên cạnh đó, việc mở ra các cuộc họp thường kỳ sẽ giúp người lao động nêu lên những suy nghĩ mang tính chất đóng góp của mình về dự án, giúp họ cảm thấy có động lực và tham gia vào công việc của mình hơn.

Tránh quản lý vi mô

Quản lý vi mô là việc giám sát cách làm việc của người lao động dưới kính hiển vi hay có thể gọi là “săm soi” người khác. Trong quá khứ, hành vi này có thể hữu ích nhưng ở thời kì chính sách mở cửa như hiện nay, đây là một việc làm không được đánh giá cao.

Kĩ năng quản trị chính là thứ quyết định sự thịnh vượng của một công ty nên bất kì người lãnh đạo nào cũng phải lĩnh hội được, Tronng bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cách quản trị doanh nghiệp. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công ! 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!