“Six Thinking Hats” là gì? Đặc điểm của “Six Thinking Hats”

"Six Thinking Hats” là một phương pháp được Tiến sĩ tâm lý và y khoa – Edward de Bono sáng tạo ra. Vậy lợi ích của việc sử dụng Six thinking hats là gì? Cùng 1900 - Tin tức việc làm theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn nhé!

1. “Six Thinking Hats” là gì?

“Six Thinking Hats” được hiểu là 6 chiếc mũ tư duy. Đây là một phương pháp được Tiến sĩ tâm lý và y khoa – Edward de Bono sáng tạo ra. Đây là phương pháp tư duy với ý tưởng cốt lõi là khuyến khích sự sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới nhớ vào việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Màu sắc khác nhau trên sáu chiếc mũ tư duy sẽ thể hiện những quan điểm khác nhau đối với 1 vấn đề. Trong đó:

  • Mũ màu trắng – tư duy khách quan
  • Mũ màu đỏ – tư duy cảm xúc
  • Mũ màu xanh dương – tư duy tổ chức
  • Mũ màu xanh lá – tư duy sáng tạo
  • Mũ màu vàng – tư duy tích cực
  • Mũ màu đen – tư duy mạo hiểm

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Đặc điểm của “Six Thinking Hats”

Mũ màu trắng – Facts

Mũ màu trắng là đại diện cho tư duy về mặt thông tin, dữ liệu. Người có tư duy mũ trắng sẽ thường đưa ra các phát biểu cụ thể dựa trên việc phân tích dữ liệu thực tế, khách quan từ những dữ kiện có sẵn.

Một số vấn đề có thể được đặt ra để giải quyết đó là:

  • Bạn đã có sẵn thông tin gì về vấn đề cần giải quyết?
  • Cần phải có thêm những thông tin nào liên quan đến vấn đề nữa?
  • Những thông tin, dữ kiện nào bị thiếu?

Mũ màu đỏ – Feelings

Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy thiên về mặt cảm tính, họ sẽ phát biểu dựa trên trực giác và cảm xúc mà không cần đưa ra minh chứng hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết.

Một số câu hỏi được đặt ra để hỗ trợ người đội mũ màu đỏ tư duy đó là:

  • Cảm xúc hiện tại của bạn đối với vấn đề là gì?
  • Trực giác mách bảo bạn điều gì về vấn đề này?
  • Bạn có thích vấn đề này hay không?

Đọc thêm: 5 kĩ năng quản trị quan trọng mà một nhà lãnh đạo tốt cần có

Mũ màu xanh lá – Creativity

Mũ màu xanh là đại diện cho tư duy sáng tạo. Màu xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt không ngừng sinh sôi, phát triển cũng giống như người đội mũ màu xanh lá sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo phong phú, dồi dào. Nhờ đó có thể giúp những người tư duy theo mũ xanh lá dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để giải quyết vấn đề:

  • Liệu vấn đề này có thêm những cách thức nào khác để giải quyết không?
  • Vấn đề này có những điểm tích cực nào?
  • Tiến hành dự án này sẽ mang đến những lợi ích là gì?

Mũ màu vàng – Positive

Mũ màu vàng đại diện cho những tư duy vấn đề theo chiều hướng tích cực. Những người đội mũ màu vàng sẽ đưa ra các ý kiến logic và lạc quan về vấn đề thông qua việc chỉ ra những lợi ích mà việc ứng dụng nó mang lại và mức độ khả thi của dự án. Cách tư duy này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục đề ra những giải pháp mới mẻ cho công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để hỗ trợ giải quyết vấn đề đối với mũ màu vàng:

  • Những lợi ích khi tiến hành dự án này là gì?
  • Những mặt tích cực của vấn đề?
  • Tính khả thi để thực hiện?

Mũ màu đen – Negative

Người đội mũ màu đen thường có tư duy sâu sắc hơn giúp nhìn nhận ra những mặt hạn chế và sự bất hợp lý ở trong dự án cần giải quyết. Chính điều này sẽ giúp chúng ta có những quan điểm mới giúp nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng hơn, đảm bảo cho dự án tránh khỏi các rủi ro, sự cố, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.

Những câu hỏi có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề đối với mũ màu đen:

  • Có những tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?
  • Nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề này là gì?
  • Khi triển khai dự án này có thể sẽ gặp phải những khó khăn gì?

Mũ màu xanh dương – Control

Mũ màu xanh dương đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp hệ thống vấn đề một cách bao quát nhất. Như một thuyền trưởng, người đội chiếc mũ màu xanh dương sẽ tổ chức, điều phối và kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ khác.

Một số câu hỏi có thể sử dụng để tư duy theo mũ màu xanh dương:

  • Vấn đề trọng tâm của buổi thảo luận là gì?
  • Vấn đề cần tư duy là gì?
  • Mục tiêu cuối cùng là gì?

3. Cách tiến hành "Six Thinking Hats" qua các bước

Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý — tùy theo tính chất cuả ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì. Người trưỏng nhóm sẽ lần lược chia thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu… Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghi góp thêm ý vào cho 1 nón màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi nón màu)

Bước 1

Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chưá sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội nón này có nghiã là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”

Bước 2

Nón lục: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi. Đó là những hoạt động để hoàn thành bước 2.

Đọc thêm: Thực tập sinh làm CV thế nào? Mẫu CV cho thực tập sinh đầy đủ, gọn gàng

Buớc 3

– Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong nón lục
– Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng

Nón vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ỏ đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xãy ra.

– Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen

Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tai sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí

Bước 4

Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.

Nón này cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa

Bước 5

Tổng kết và kết thúc buổi làm việc

Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái nón lục, tôi cảm giác rằng có thể làm đươc nhiều hơn về cái nón xanh này”)

4. Ưu và nhược điểm của phương pháp tư duy 6 chiếc mũ

Ưu điểm

Phương pháp tư duy “6 chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó hướng đưa tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực của nhau. Đây là một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian ngắn, mà còn không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người.

Đọc thêm: Lựa chọn thực tập trái ngành là gì? Lưu ý khi Thực tập trái ngành cho sinh viên chính xác

Nhược điểm

Trong một số trường hợp, điều hành cuộc họp theo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra gượng gạo, hơn nữa phương pháp này cũng đòi hỏi tính toán thời gian chính xác để không bị kéo dài thời gian thảo luận. Phương pháp này phù hợp với trường hợp cần giải quyết vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Những cuộc họp ngắn, không có nhiều thời gian cần xem xét phương pháp này có thật sự phù hợp hay không.

Six Thinking Hats là một phương pháp tư duy hiệu quả. Hi vọng với bài viết trên 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn áp dụng hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!