Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | VNU

Tóm tắt kiến thức về Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Khái niệm, Đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của việc học tập,... Tài liệu học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội... giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

- Định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; Năm 2011).

- Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó. Cụ thể là:

+ Bản chất cách mạng, khoa học cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.

- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lênin là giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng đó; Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

2. Đối tượng nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn được rút ra từ cuộc đời hoạt động rất phong phú ở cả trong nước và trên thế giới của Hồ Chí Minh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng không những ở tầm dân tộc Việt Nam mà còn ở tầm thế giới: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- Quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh vận động trong thực tiễn. Là quá trình “hiện thực hóa” hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

3. Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.

- Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.

- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách.

 

Xem thêm: 

Tóm tắt lý thuyết Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tóm tắt lý thuyết chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản và nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Tóm tắt lý thuyết chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

Tóm tắt lý thuyết chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giáo viên lịch sử

Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?

 

 

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!