Tóm tắt lý thuyết Tư tưởng HCM về Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TT HCM | VNU

Tóm tắt kiến thức về Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơ sở hình thành, quá trình hình thành và phát triển,... Tài liệu học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội... giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Cơ sở thực tiễn:

a. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

- Chủ nghĩa tư bản phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa => Tạo mâu thuẫn thuộc địa - đế quốc.

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

b. Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

- Các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra.

- Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc; Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ngày càng phát triển.

2. Cơ sở lý luận:

a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

- Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

- Yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người.

- Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc.

b. Tinh hoa văn hoá nhân loại:

 Tinh hoa văn hóa Phương Đông:

- Nho giáo:

+ Dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội.

+ Xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác.

+ Tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo.

- Phật giáo:

+ Vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật.

+ Tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo.

- Các trường phái khác nhau trong các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại khác như, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Tinh hoa văn hoá phương Tây:

- Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

- Tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền. c.Chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng.

- Bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới.

3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh:

a. Phẩm chất Hồ Chí Minh:

- Lý tưởng cao cả, hoài bão lớn cứu dân cứu nước.

- Ý chí, nghị lực to lớn.

- Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng.

- Tận trung với nước, tận hiếu với dân.

b. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận:

- Có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.

- Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

II. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Thời kỳ trước năm 1911:

- Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới:

- Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và của dân tộc hình thành nên tư tưởng yêu nước và tìm đường cứu nước.

+ Nghệ An.

+ Gia đình.

+ Sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động.

+ 5-6-1911 đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.

2. Thời kỳ 1911 - 1920:

- Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước; Đó là quá trình sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.

+ Xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân các nước thuộc địa.

+ Bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

+ Tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

3. Thời kỳ 1920 - 1930:

- Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

- Đây là thời kỳ mục tiêu, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụ thể hóa, thể hiện rõ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Tích cực sử dụng báo chí Pháp lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thuộc địa và của dân tộc Việt Nam.

+ Đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XIX sang đầu năm 1930.

4. Thời kỳ 1930 - 1941:

- Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo 

- Những thử thách lớn với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ phía kẻ thù, mà còn từ trong nội bộ những người cách mạng. Một số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản. Do không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương, nên tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên chẳng những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị họ phê phán, bị coi là “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định, trở thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941.

+ Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến thành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

5. Thời 1941 - 1969:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta:

- Trong thời kỳ này, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất. Trong những lần làm việc với cán bộ, đảng viên, nhân dân các địa phương, ban, bộ, ngành, Hồ Chí Minh nhiều lần đưa ra những quan điểm sáng tạo, đi trước thời gian, càng ngày càng được Đảng ta làm sáng tỏ và tiếp tục phát triển soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.

+ Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nhà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

+ Từ năm 1946 đến năm 1954, Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, và từng bước hình thành tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Từ 1954-1969, Hồ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực hiện đường lối cùng một lúc thi hành 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tất cả nhằm giành được hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà. Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh bổ sung hoàn thiện hệ thống quan điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, đạo đức, đối ngoại,v.v. nhằm hướng tới mục tiêu nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, dân chủ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

 

Xem thêm: 

Tóm tắt lý thuyết Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tóm tắt lý thuyết chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản và nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Tóm tắt lý thuyết chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

Tóm tắt lý thuyết chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giáo viên lịch sử

Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!