Tóm tắt lý thuyết Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức, văn hóa, con người | VNU

Tóm tắt kiến thức về Đạo đức, văn hóa, con người: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,... Tài liệu học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội... giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác:

a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa:

- “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác:

- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị:

+ Giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị.

+ Mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.

- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế:

+ Sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

+ Mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.

- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội:

+ Xã hội thế nào văn hóa thế ấy.

+ Giải phóng xã hội thì mới giải phóng được văn hóa.

Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:

+ Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người.

+ Lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại. Tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:

a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng:

- Văn hóa là mục tiêu:

+ Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.

+ Văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.

- Văn hóa là động lực:

+ Văn hóa chính trị.

+ Văn hóa văn nghệ.

+ Văn hóa giáo dục.

+ Văn hóa đạo đức, lối sống.

+ Văn hóa pháp luật.

b. Văn hóa là một mặt trận:

- Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.

- Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.

c. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân:

- Mọi hoạt động văn hóa phải trở về với thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng, định hướng giá trị cho quần chúng.

- Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới:

- Đó là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng:

- Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. Đạo đức như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.

Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người.

- Đạo đức là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.

- Gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.

- Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. 2.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:

a. Trung với nước, hiếu với dân:

- Là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác.

- Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Phải yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh”.

- Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc.

b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

- Là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người.

- Cần

- Kiệm

- Liêm

- Chính

- Chí công vô tư

c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa:

- Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực.

Đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với người khác; phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ “dĩ hòa vi quý”, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.

d. Tinh thần quốc tế trong sáng:

Tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.

2. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:

a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức:

- Nói đi đôi với làm: Là nét đẹp trong đạo đức truyền thống; là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới; là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống hết sức bình dị và sâu sắc của Hồ Chí Minh.

- Nêu gương về đạo đức: Là nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Lời nói đi đôi với việc làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.

b. Xây đi đôi với chống:

- Xây là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới.

- Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.

c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời:

Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức. Thực hiện việc này phải kiên trì, bền bỉ.

III.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người:

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người:

- Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo…).

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người:

- Con người là mục tiêu của cách mạng: Giải phóng dân tộc mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Con người là động lực của cách mạng: Con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người:

- Ý nghĩa của việc xây dựng con người: Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Nội dung xây dựng con người: Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ.

- Phương pháp xây dựng con người mới: Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ. Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng.

 

Xem thêm: 

Tóm tắt lý thuyết Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, học tập và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tóm tắt lý thuyết chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản và nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Tóm tắt lý thuyết chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

Tóm tắt lý thuyết chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giáo viên lịch sử

Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!