BỆNH ÁN TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh tay chân miệng là gì?
1. Khái niệm
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là do virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng (từ rất lạnh đến rất nóng).
3. Dấu hiệu
- Giai đoạn ủ bệnh
Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện về bệnh, bé vẫn sinh hoạt một cách bình thường. Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn khởi phát diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,...
- Giai đoạn toàn phát
Toàn phát là giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Điển hình là những biểu hiện:
- Viêm loét miệng là dấu hiệu thường thấy của trẻ bị tay chân miệng. Loét miệng được phát hiện nhiều nhất tại hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng bắt đầu từ 1 đến vài vết loét trong miệng, kích cỡ từ 2 - 3 mm. Viêm loét miệng làm cho trẻ khó ăn, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt;
- Sốt: Đa số trẻ chỉ bị sốt nhẹ trong nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Vì đây có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng;
- Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Ban thường tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn (khoảng dưới 7 ngày). Sau đó những vết phỏng có thể để lại thâm, không để sẹo và hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm.
Bệnh án Tay chân miệng
Bệnh án Tay chân miệng cần cảm bảo những nội dung sau:
A. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bố mẹ bệnh nhân
B. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện/ Lý do vào viện
- Bệnh sử
- Diễn tiến bệnh phòng
- Tiền sử: Bản thân: sản khoa, dinh dưỡng, chủng ngừa, bệnh tật, phát triển; gia đình và xã hội
- Tình trạng hiện tại
- Khám lâm sàng: khám tổng trạng, khám tim, phổi, bụng,...
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán và biện luận
- Cận lâm sàng
- Chẩn đoán sau cùng
- Điều trị
- Tiên lượng
- Dự phòng
Mẫu Bệnh án Tay chân miệng
Xem thêm:
Mẫu Bệnh án Hậu sản
Mẫu Bệnh án Hen phế quản
Mẫu Bệnh án Y học cổ truyền
Mẫu Bệnh án Viêm khớp dạng thấp
Mẫu Bệnh án Nhi khoa viêm phổi
Mẫu Bệnh án Hậu phẫu viêm ruột thừa
Mẫu Bệnh án Sỏi túi mật
Mẫu Bệnh án Sốt xuất huyết
Mẫu Bệnh án Sản khoa u sơ tử cung
Mẫu Bệnh án Rối loạn tiền đình
Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa
Mẫu bệnh án Răng hàm mặt
Việc làm dành cho sinh viên
Việc làm bác sĩ khoa da liễu mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ quán cà phê/nhà hàng dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh y khoa mới nhất
Mức lương của bác sĩ khoa da liễu là bao nhiêu?
Được cập nhật 04/04/2024
173 lượt xem