C Suit là gì? 12 chức danh giám đốc điều hành cấp cao trong doanh nghiệp

Thuật ngữ C-suite nói về những chức danh điều hành cao cấp. Trong một doanh nghiệp hoạt động sẽ bao gồm rất nhiều chức danh khác nhau. Việc phân loại các chức danh sẽ gắn liền với nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức danh. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết C suite giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Bộ C (C-Suite)                                           

Bộ C trong tiếng Anh là C-Suite. Bộ C hay cấp C là một biệt ngữ được sử dụng rộng rãi mô tả một cụm các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của một tập đoàn.

C-suite được đặt tên từ các chức danh của các giám đốc điều hành cấp cao, có xu hướng bắt đầu bằng chữ C, viết tắt của "Chief - giám đốc", như trong giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc điều hành (COO) và giám đốc thông tin (CIO).

Business Degrees And Pathways To The C-Suite

Đọc thêm: Giám đốc điều hành có khoảng lương bao nhiêu?

2. 12 chức danh giám đốc điều hành cấp cao trong doanh nghiệp

Giám đốc điều hành (CEO)

CEO giám đốc điều hành cấp cao nhất của công ty, CEO thường giữ vai trò là bộ mặt của công ty và thường xuyên nhờ các thành viên trong bộ C khác tư vấn về các quyết định quan trọng. Các CEO có thể đến từ bất kỳ nền tảng nghề nghiệp nào, miễn là họ đã trau dồi kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ra quyết định trên con đường sự nghiệp của họ.

Giám đốc tài chính (CFO)

Trong ngành tài chính, vị trí CFO đại diện cho đỉnh cao để các nhà phân tích tài chính và kế toán phấn đấu cho sự thăng tiến. Quản lý danh mục đầu tư, kế toán, nghiên cứu đầu tư và phân tích tài chính là những kĩ năng chính mà CFO phải có.

Các giám đốc tài chính có tư duy toàn cầu và hợp tác chặt chẽ với các CEO để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới đồng thời cân nhắc rủi ro tài chính và lợi ích của thương vụ đầu tư mạo hiểm tiềm năng.

Giám đốc thông tin (CIO)

Một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CIO thường bắt đầu với tư cách là một nhà phân tích kinh doanh, sau đó phát triển các kĩ năng kĩ thuật trong các ngành như lập trình, mã hóa, quản lý dự án và lập bản đồ.

CIO thường áp dụng các kỹ năng này vào quản lý rủi ro, chiến lược kinh doanh và hoạt động tài chính. Trong nhiều công ty, CIO được gọi là giám đốc công nghệ.

Giám đốc điều hành (COO)

COO đảm bảo hoạt động của công ty chạy thông suốt trong các lĩnh vực như tuyển dụng, đào tạo, biên chế, pháp lý, và các dịch vụ hành chính. COO thường là chỉ huy thứ hai cho Giám đốc điều hành.

Giám đốc tiếp thị (CMO)

CMO thường hoạt động từ các vai trò bán hàng và tiếp thị. Những nhà điều hành này có kĩ năng quản lý các sáng kiến phát triển sản phẩm và đổi mới xã hội.

Các thành viên trong bộ C (C-Suite) khác bao gồm Giám sát trưởng (CCO), Giám đốc Nhân sự (CHRM), Giám đốc An ninh (CSO), Giám đốc Cam kết môi trường (CGO), Giám đốc Phân tích (CAO), Giám đốc Y tế (CMO), và Giám đốc dữ liệu (CDO).

Giám đốc phát triển kinh doanh (CBDO)

Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, quan hệ với khách hàng, đối tác cho công ty, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng

Giám đốc pháp chế (CLO)

 Giám Đốc Pháp Chế: Chịu trách nhiệm pháp lý, giám sát hoạt động liên quan đến pháp lý tại công ty. Thường xuyên bổ sung kiến thức nâng cao năng lực pháp lý. Tư vấn các giải pháp pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Giám đốc nhân sự (CHRO)

CHRO quản lý các vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp. Cụ thể CHRO sẽ thực hiện các việc sau: xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, giám sát sự phát triển của nhân viên, duy trì và phát triển các chiến lược nhân sự dài hạn.

Giám đốc tuân thủ (CCO)

Trách nhiệm chính của CCO là đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy tắc, quy định, chính sách và pháp luật hiện hành. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp luôn thực hiện đúng các chính sách và tiêu chuẩn đã đặt ra.

Giám đốc an ninh (CSO)

CSO chịu trách nhiệm phát triển các giao thức bảo mật và quản lý các chương trình, chính sách bảo mật để đảm bảo tính an toàn của nhân sự, tài sản vật chất và thông tin ở cả dạng vật lý và kỹ thuật số.

Giám đốc dữ liệu(CDO)

CDO chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và quản lý việc sử dụng dữ liệu trong doanh nghiệp để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Giám đốc đổi mới (CION) 

CINO chịu trách nhiệm giám sát bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ thường bao gồm: đưa ra các ý tưởng mới, tìm cơ hội đổi mới và thúc đẩy công ty phát triển. 

Giám đốc công nghệ (CTO)

CTO chịu trách nhiệm giám sát hệ thống thông tin và phát triển công nghệ. Nhiệm vụ của CTO thường có sự chồng chéo với CIO. Nếu trong công ty có cả CTO và CIO thì CTO tập trung vào việc đổi mới công nghệ , còn CIO tập tung vào quản lí cơ sở hạ tầng CNTT.Nhân sự cấp C- Level Executive

Đọc thêm: Marketing Mix là gì? Tầm quan trọng và tính trọng tâm của sản phẩm

3. Kỹ năng và thói quen cần có của nhân sự (C-Suite)

Nhân sự cấp (C-Suite) nói chung đều là những nhà lãnh đạo (leaders). Những phẩm chất và kỹ năng nổi bật của họ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là kỹ năng lãnh đạo, quản lý, và giao tiếp.

Điểm qua một số kỹ năng cần có của nhân sự (C-Suite):

  • Có tư duy chiến lược, đóng góp quan trọng trong việc quyết định tầm nhìn cho công ty
  • Có kiến thức chuyên sâu và am hiểu về lĩnh vực thuộc quyền giám sát
  • Xây dựng, vun đúc đội nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả
  • Có khả năng thuyết phục, truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp, nhân viên
  • Kỹ năng lãnh đạo, định hướng các phòng ban hoạt động và cải tiến
  • Có thể giao tiếp hiệu quả với tất cả các cấp bậc nhân viên trong các bối cảnh khác nhau
  • Khả năng đánh giá các chỉ số về hiệu quả công việc một cách khách quan và toàn diện

Đọc thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại 5 trình độ chuyên môn trong công việc

4. Bí quyết để trở thành nhân sự (C-Suite)

Có khả năng  phản biện tốt

Có khả năng tư duy phản biện và đưa ra những ý kiến thách thức khi cần thiết là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo với tư tưởng mạnh mẽ và độc lập. Đây là một kỹ năng thường được đánh giá thấp tuy nhiên nó lại vô cùng có giá trị và cũng không quá khó để học được chúng.

Người có tư duy phản biện không những phát hiện được sai sót trong quá trình tư duy, suy nghĩ mà nó còn giúp bạn tránh được rất nhiều chiêu trò đang được sử dụng trên thương trường.

Tự tin vào bản thân

Trước tiên, bạn phải tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, có như vậy thì bạn mới bình tĩnh trước những tình huống khó khăn của công việc. Ngoài ra, sự tự tin của bạn sẽ quyết định niềm tin của cấp dưới đối với bạn.

Mở rộng networking

Mở rộng networking hay mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc sẽ giúp bạn kết nối được với nhiều người tài giỏi. Đây là một bí quyết giúp bạn giải quyết các vấn đề về nhân sự, cố vấn và đối tác. 

Quản lý thời gian hiệu quả

Những người thành công là những người biết được giá trị của thời gian và họ tận dụng tối đa giá trị của nó. Nhiều người cật lực làm việc cả ngày lẫn đêm thế nhưng những người thành công biết rằng điều đó là không hề tốt, phi khoa học bởi họ biết cách quản lý thời gian hiệu quả để có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong ngày mà vẫn có thời gian làm những điều họ yêu thích.

Có khả năng làm việc nhóm

Những người thành công biết cách làm việc theo nhóm hiệu quả. Khả năng lắng nghe, nâng cao về ý tưởng, tạo động lực cho người khác là những yếu tố cần thiết giúp một tập thể hoạt động có hiệu quả hơn.

Biết cách kiểm soát căng thẳng

Đối với những người phấn đấu để thành công, căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Để không bị áp lực đánh gục, bạn cần tìm cách để đối phó với nó. Hãy chăm sóc tốt bản thân, dành thời gian cho những nhiệm vụ ưu tiên và suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn xóa tan căng thẳng và cải thiệnhiệu suất công việc.

How C-Suite Leaders Can Make Themselves More Visible And Approachable

5. Vai trò và ý nghĩa của nhân sự cấp C

Vai trò

Các chức danh (C-Suite) trong một công ty sẽ phản ánh sứ mệnh và sự chuyên nghiệp của công ty đó. Chẳng hạn như một công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực sẽ cần có Giám đốc nhân sự (Chief People Officer) để quản lý chặt chẽ quy trình tuyển dụng, đề ra những tiêu chí và định hướng phù hợp với lộ trình phát triển của công ty.

Một điều cần lưu ý là các vị trí C-suite có thể thay đổi, tăng giảm theo thời gian, điều này giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh của công ty trong từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, những năm gần đây vị trí Giám đốc môi trường (Chief Environmental Officer) được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư để thích ứng và tuân thủ theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của các thành viên (C-Suite) nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả.

Ý nghĩa

Bộ C được coi là nhóm cá nhân quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong một công ty. Để đạt được tiếng vang cao, bộ C thường đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo được mài giũa kỹ lưỡng.

Các chức danh trong bộ C-suite đặc biệt là CEO có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người đứng đầu các bộ C không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. 1900 - tin tức việc làm cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn !

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!