1. Cả nể là gì ?
Trước hết, chúng ta hãy cùng bóc tách ý nghĩa của cụm từ này. “Cả” có thể hiểu là quá mức, quá thể. Còn “nể” là nể nang, không dám tranh cãi, không dám từ chối. Như vậy, cả nể có nghĩa là nể nang một cách dễ dàng, quá mức, sợ không dám đấu tranh, sợ sẽ là phật lòng, phật ý người khác.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Dấu hiệu của người cả nể
Giả vờ đồng ý với mọi người
Việc lắng nghe ý kiến của người khác là một kỹ năng xã hội quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, người cả nể thường giả vờ đồng ý với mọi người. Ngay cả khi họ gặp ý kiến trái ngược với quan điểm của mình, họ vẫn cố gắng ép bản thân phải đồng tình và ủng hộ những gì người khác đưa ra. Mục đích của hành vi này là để duy trì một mối quan hệ hòa hợp với mọi người xung quanh.
Cảm thấy có trách nhiệm với cảm giác của người khác
Sống có trách nhiệm đối với bản thân và những người xung quanh là một giá trị được khuyến khích trong xã hội. Tuy nhiên, người cả nể thường có sự quan tâm đặc biệt đến cảm xúc và tình trạng của người khác, luôn lo lắng khi bạn bè hoặc đồng nghiệp của họ đang buồn bã hoặc gặp vấn đề. Họ cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm với tâm trạng và cảm xúc của mọi người.
Đọc thêm: Vì sao nhân viên trì hoãn công việc? Các bước đập tan sự trì hoãn hiệu quả
Không thừa nhận cảm xúc của mình khi bị tổn thương
Người cả nể thường rất quan tâm đến suy nghĩ và lời nói của người khác. Họ sợ bị đánh giá và nhận xét không tốt về bản thân, do đó, thường phủ nhận cảm xúc và suy nghĩ của mình ngay cả khi gặp tổn thương.
Không biết cách từ chối
Dấu hiệu điển hình nhất của người có tính cả nể là khả năng họ không bao giờ từ chối. Mỗi khi nhận được lời mời hoặc đề nghị, họ cảm thấy lo lắng và không dám từ chối, vì sợ làm người khác buồn hoặc cho rằng mình ích kỷ và thiếu sự hoà đồng.
Một ví dụ thực tế trong xã hội ngày nay là khi những người cả nể bị ép uống rượu hoặc tham gia vào hoạt động liên quan đến rượu. Ngay cả khi cơ thể đã vượt qua giới hạn chịu đựng, họ vẫn không dám từ chối.
Bắt chước hành động của những người xung quanh
Con người thường phản ánh quan điểm sống của mình thông qua tính cách và hành động trong các khía cạnh hàng ngày. Tuy nhiên, những người cả nể thường có xu hướng lệch hướng khỏi quan điểm sống của riêng mình. Vì mong muốn làm mọi người xung quanh cảm thấy hài lòng và thoải mái, họ thường bắt chước hành động và suy nghĩ của người khác, đồng thời không dám thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
Cần khen ngợi để xác nhận
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có tính cả nể thường coi lời khen ngợi từ người khác như một phản ánh về giá trị bản thân. Họ dựa vào những suy nghĩ và lời nói của người khác để đánh giá giá trị cá nhân của mình. Khi được khen ngợi, họ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn. Tuy nhiên, khi đối diện với những lời chỉ trích hay phê phán, họ dễ rơi vào trạng thái hoang mang và mất đi sự tự tin, có thể trở nên ủ dột và tự ti.
“Đi đường vòng” để tránh xung đột
Xung đột là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng trong mỗi cuộc tranh luận, người cả nể thường không muốn và thậm chí không dám thể hiện quan điểm của mình. Họ có suy nghĩ “dĩ hoà vi quý” để mọi chuyện bớt rắc rối.
Đọc thêm: Trì hoãn là gì? Vượt qua trì hoãn nơi công sở khiến bạn khác biệt
3. Tại sao chúng ta cả nể khi làm việc
Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện rất nhiều người mắc bệnh cả nể. Họ thường tỏ ra ngại ngùng, không biết làm sao để làm trái ý đồng nghiệp, cấp trên. Bất kỳ ai nhờ gì họ cũng sẽ nghe và làm theo, tuy nhiên trong thâm tâm, chưa chắc họ đã muốn thế. Thậm chí, người cả nể tại nơi làm việc còn cố để nhường nhịn, dành mọi công sức để làm vừa lòng các đồng nghiệp khác. Điều này khiến họ ít khi nhận được sự tôn trọng.
4. Giải pháp để bạn thoát khỏi tính cả nể
Học cách nói “không”
Kỹ năng sẽ mãi là lý thuyết nếu bạn không luyện tập. Hãy tiến từng bước nhỏ bằng cách học nói “không” trong những chuyện nhỏ trước, và nói một cách chắc chắn. Hãy nói “không” một cách lịch sự và thể hiện cho người nghe biết được rằng bạn đang thực sự nghiêm túc từ chối họ.
Thế giới này sẽ không vì bạn từ chối một ai đó mà sụp đổ. Hãy học cách nói “ Không” nếu bản thân mình thấy không thoải mái trước lời đề nghị của người khác. Và bạn không cần phải bào chữa cho sự từ chối của mình. Hãy mạnh dạn nói chính xác lý do tại sao bạn không muốn làm một điều gì đó và bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi mọi người không để tâm nhiều như bạn hay nghĩ. Nhưng nếu có những người cảm thấy không hài lòng thì quả thật họ chỉ đang lợi dụng bạn, là những người không đáng để bạn phải chiều lòng.
Thể hiện ý kiến, quan điểm của bản thân
Việc thể hiện ý kiến, quan điểm của mình không có gì là sai, và điều đó cũng không có nghĩa là bạn đang đòi hỏi bởi bản thân bạn cũng là một cá thể độc lập và có những suy nghĩ, lựa chọn của riêng mình.
Bạn nên biết rằng, không ai có thể đọc được ý nghĩ của bạn cả. Nếu bạn cảm thấy mình đã làm quá nhiều vì một ai đó nhưng họ chưa làm gì hồi đáp lại, điều đó cũng có thể là do bạn đã không cho họ biết bạn muốn gì và cần gì. Nếu bạn cứ bắt mọi người phải dò xét và đoán mò câu trả lời của bạn, bạn sẽ mãi chẳng thể làm được gì, bản thân sẽ luôn cảm thấy khó chịu và có cảm giác mình bị thiệt thòi. Vậy nên, nếu ai đó hỏi bạn hoặc mọi người cần ý kiến của bạn để ra một quyết định nào đó, hãy mạnh dạn nói lên quan điểm của mình và để mọi chuyện diễn ra tự nhiên.
Đọc thêm: Tác hại của việc trì hoãn công việc là gì? Cách hoàn thành đúng Deadline mọi việc
Làm gì đó cho chính bản thân mình
Hãy tập thói quen không nghĩ đến việc người khác nghĩ gì, hãy suy nghĩ và làm những việc cho chính mình. Đừng để bản thân lúc nào cũng làm mọi việc theo cách của người khác chỉ vì không ai ủng hộ làm những việc đó theo cách của mình. Những điều mà bạn thiết tha muốn làm cho bản thân mình, hãy thực hiện nó, bất chấp việc mọi người nghĩ gì. Tuy rằng, ý kiến của mọi người là một yếu tố trong cuộc sống, nhưng đó cũng không phải là yếu tố quyết định duy nhất.
Đã đến lúc bạn dừng lại việc quá để tâm đến những suy nghĩ từ mọi người xung quanh, hãy làm một điều gì đó vì chính bản thân mình.
Quyết đoán và thỏa hiệp
Những người cả nể thường hay bị thuyết phục, lôi kéo một cách quá dễ dàng. Sẽ tốt hơn cả nếu chúng ta có thể rèn luyện để có được các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, trong đó bao gồm cả khả năng quyết đoán tích cực. Trước khi đi đến việc quyết định một điều gì, bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người, nhưng đến cuối cùng, việc lựa chọn vẫn là của chính bạn. Vậy nên, bạn cần có sự quyết đoán trong việc lựa chọn để không hối hận về sau.
Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng cần phải đặt nhu cầu của người khác lên trên hết. Bất cứ khi nào có các xung đột về nhu cầu, về mong muốn, hãy cố gắng đi đến một giải pháp mà có thể đáp ứng một phần nào đó mong muốn của cả hai bên. Để làm tốt hơn, hãy cố gắng đưa ra giải pháp mà có thể đạt được sự chấp thuận của tất cả mọi người.
Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các văn hóa doanh nghiệp phổ biến
Cả nể khi làm việc là sự cảm thấy bị áp lực hoặc lo lắng về sự đánh giá của người khác. Để thoát khỏi tính cả nể, bạn có thể tập trung vào việc cải thiện kỹ năng cá nhân, thiết lập mục tiêu rõ ràng, tăng cường sự tự tin và học cách chấp nhận sự không hoàn hảo. Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Trì hoãn từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.