1. Trì hoãn là gì?
Trì hoãn công việc là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu. Đây là một trong những thói quen không tốt, có thể gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng nhận ra. Nói như vậy bởi trì hoãn công việc có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ, từ đôi ba phút lần lữa hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”.
Trì hoãn công việc một lần có thể không sao nhưng nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều, trước là bản thân bạn và sau là những người xung quanh.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Các nguyên nhân gây ra sự trì hoãn
Thói quen
Phần lớn, trì hoãn hình thành từ thói quen lười biếng, không tạo động lực cho bản thân thực hiện công việc của cá nhân mình ngay lập tức, kéo theo một tập thể trì trệ công việc. Một số người không thích làm việc do chưa cảm thấy hứng thú. Hoặc khi tâm trạng bạn không thoải mái, cảm xúc không tốt nên không thực hiện mà đợi đến lúc tinh thần thoải mái rồi mới bắt tay làm.
Hoặc khi có cảm giác bị ép buộc phải làm thì sự hưng phấn sẽ giảm sút đi và không có nhiều động lực để thôi thúc họ háo hức bắt đầu công việc.
Lo ngại
Đôi khi, sự trì hoãn xuất phát từ nỗi sợ hãi và lo âu. Trì hoãn được xem là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng, khi bắt đầu thực hiện một công việc hoặc một nhiệm vụ được giao, một số người lo ngại khó khăn, thất bại hay nghi ngờ năng lực của bản thân không đủ. Họ quyết định chạy trốn trong một khoảng thời gian để trì hoãn công việc.
Năng lực xử lý
Trì hoãn cũng có thể bắt nguồn từ việc đánh giá không đúng về số lượng công việc, độ khó và thời gian hoàn thành. Khi thời gian hoàn thành quá dư dả, hay công việc có thể xử lý một cách đơn giản, con người dễ dàng chủ quan với nhiệm vụ được giao. Lâu dần để hình thành thói quen trì hoãn.
Đọc thêm: Có nên tuyển dụng qua Mạng xã hội? Ưu và nhược điểm khi tìm ứng viên qua mạng xã hội
Ngược lại, số khác thiếu kỹ năng tổ chức, sắp xếp, phân bố công việc, khả năng điều tiết, điều phối các hoạt động. Nhiều công việc bị chậm tiến độ với một lý do công việc đó phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian.
Mọi công việc đều đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định ví dụ như: xây một căn nhà, viết một quyển sách, làm báo cáo hay việc vặt trong văn phòng đều như nhau. Ngoại trừ một số ít các trường hợp ngoài ý muốn dẫn đến không kiểm soát nổi, đa phần người ta đều có thể tính toán trước thời gian mình cần để hoàn thành một công việc. Nhưng do thiếu khả năng sắp xếp, kiểm soát công việc nên rơi vào trì hoãn, chậm tiến độ.
3. Tác hại của thói quen trì hoãn là gì?
Như đã nói ở trên, trì hoãn công việc là một thói quen xấu và cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Và đương nhiên, những thói quen không tốt sẽ đem đến những tác hại nguy hiểm.
Gây lãng phí thời gian
Thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa. Ngược lại, nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện.
Đánh mất nhiều cơ hội
Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới khởi động. Và tất nhiên, khi họ về đích bạn mới đi được một phần nhỏ của hành trình.
Đọc thêm: Phỏng vấn qua Email là gì? Trả lời phỏng vấn qua Email đạt kết quả cao
Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác
Sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Nói như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó. Do vậy, hãy trân trọng và đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì.
4. 6 bước đập tan sự trì hoãn
Bước 1: Nhận thức bản thân đang trì hoãn
Trước hết, bạn cần phải biết gốc rễ của vấn đề rồi mới xử lý chúng. Bạn đang không biết bắt đầu từ đâu? Bạn cảm thấy công việc hiện tại nhàm chán? Bạn sợ thất bại? Hay bạn bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh?,… Mỗi nguyên nhân đều sẽ cần một cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Vậy nên, bạn cần nhận thức được rằng mình đang trì hoãn thì mới xóa tan được nó.
Bước 2: Tổ chức lại công việc
Bước tiếp theo, bạn sẽ cần xây dựng kế hoạch chi tiết những gì mình cần làm, thời hạn xong là khi nào? Bạn nên chia nhỏ các đầu việc như nghiên cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục,… và tập trung riêng cho các tác vụ đó. Có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ deadline và sửa chữa sai sót khi cần thiết. Nếu bạn cảm thấy công việc nhàm chán, hãy nhìn vào bức tranh tổng thể để thấy động lực làm việc.
Đọc thêm: Vì sao nhân viên trì hoãn công việc? Các bước đập tan sự trì hoãn hiệu quả
Bước 3: Đặt mục tiêu
Lý do bạn trì hoãn một phần là bởi không có mục tiêu, mơ hồ về tương lai. Thay vì mơ mộng về cái đích quá xa, hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn, khả thi với từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công việc của bạn đỡ đáng sợ hơn đó.
Bước 4: Ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng
Bàn làm việc quá bừa bộn, không gian ồn ào, điện thoại reo liên tục, mạng xã hội,… là những tác nhân khiến bạn trở nên xao nhãng, mất tập trung. Hãy sắp xếp không gian làm việc thật gọn gàng, ngăn nắp, tắt hết chuông điện thoại, báo thức, đến những nơi yên tĩnh,…, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
Bước 5: Thưởng cho bản thân
Khi đã cố gắng làm việc, bạn đừng tiếc lời khen hay món quà cho bản thân mình. Bất kể mục tiêu bạn đạt được là lớn hay nhỏ, hãy để bản thân thư giãn một chút. Chẳng hạn sau mỗi tiến triển tốt trong công việc, bạn hãy tự mua món đồ mình thích. Khi bạn quan tâm đến mình, mọi thứ sẽ tốt đẹp và bạn sẽ có động lực để cố gắng hơn nữa.
Đọc thêm: Bài học từ câu tục ngữ “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ”
Bước 6: Đừng sợ thất bại
Bước cuối cùng, bạn hãy luôn nhìn vào những điều tích cực, đừng sợ thất bại. Việc học hỏi, đứng lên sau những vấp ngã cũng là một thành công. Thậm chí, nó giúp bạn nhận ra bản thân hợp với cái gì. Không có gì mình quyết tâm mà không mang lại lợi ích nào cả. Vì vậy, bạn đừng dung túng cho thói quen trì hoãn, hãy gạt nó đi và hành động ngay thôi!
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Trì hoãn từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.