Các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì ? 

Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:

  • Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)
  • Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp 

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp, nhưng thông thường văn hóa của doanh nghiệp sẽ được hình thành, ảnh hưởng trực tiếp từ 3 yếu tố sau đây:

Tầm nhìn

Là một tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể về hình ảnh, vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Thông thường tầm nhìn sẽ miêu tả mục tiêu lớn, có tính định hướng, tạo động lực cho cả lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp.

Sứ mệnh

Cũng là một tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể nhưng về mục đích cốt lõi của doanh nghiệp. Vì thế sứ mệnh sẽ thể hiện trên các khía cạnh như: mục tiêu của doanh nghiệp được thành lập, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, muốn phục vụ trên thị trường.

Giá trị cốt lõi

Được hiểu là hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn tôn chỉ về đạo đức, hành vi, hoạt động, thái độ của công ty và nhân viên trong quá trình hoạt động. Theo đó, giá trị cốt lõi sẽ mang tính định hướng, hướng dẫn hành vi nội bộ trong công ty cũng như cách ứng xử đối với đối tác, khách hàng.

3. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp

Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các văn hóa doanh nghiệp phổ biến

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình tạo ra toàn bộ giá trị, quy tắc và hành vi chung cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nhằm định hướng cho suy nghĩ, hoạt động của họ. Có thể kể đến những giá trị mà văn hóa doanh nghiệp mang lại như:

Tăng động lực cho nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp sẽ được ứng dụng trực tiếp và đầu tiên đối với toàn thể cán bộ, nhân viên trong tổ chức. Chính vì thế với một nền tảng văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp định hướng, giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu, đồng thời tạo động lực để hoàn thành công việc của mình ngày một tốt hơn.

Chẳng hạn, hằn nam Google luôn theo dõi sự hài lòng của nhân viên thông qua Google Geist, đó là một cuộc khảo sát tất cả ý kiến của mọi nhân viên google về chế độ làm việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng, cơ chế đãi ngộ,...

Tăng tính cạnh tranh

Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra một phong cách kinh doanh riêng, một đặc trưng cho doanh nghiệp, giúp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn với dịch vụ xe giao thông công cộng Vinbus của Vingroup, Vingroup đã thành công trong việc tạo ra một phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ phục vụ riêng đến với mỗi khách hàng so với xe bus truyền thống.

Tăng sự hiểu biết về thị trường, sáng tạo trong hoạt động

Kinh tế, xã hội luôn phát triển không ngừng vì thế những mối quan hệ xã hội, kinh tế trong và ngoài nước luôn luôn thay đổi để thích ứng, phù hợp với thị trường. Và chính tầm nhìn, sứ mệnh của văn hóa doanh nghiệp sẽ thôi thúc, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm vững các thông tin về kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường để có thể đưa ra những dự đoán chiến lược, phương hướng phát triển kịp thời, đúng đắn để phát triển bền vững.

Do đó văn hóa doanh nghiệp là động lực, là cơ sở nền tảng vững chắc khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong việc vận hành bộ máy hoạt động, triển khai kế hoạch kinh doanh mới. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những giải pháp mới, tiên tiến hơn, hiện đại hơn, tăng tính đột phá và phát triển của doanh nghiệp.

Khi đại dịch Covid 19 xảy ra đã làm thay đổi suy nghĩ và cả cách thức vận hành của doanh nghiệp. Đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trong sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp để tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận khách hàng không chỉ trực tiếp, mà còn đẩy mạnh trên cả hình thức trực tuyến. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp đã thúc đẩy việc làm chủ và ứng dụng công nghệ cao trong vận hành, quản trị doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh.

Đọc thêm: 11 văn hóa doanh nghiệp phổ biến thế giới

Tăng tính chuyên nghiệp 

Bởi lẽ văn hóa doanh nghiệp giúp định hướng quy trình hoạt động, chiến lược kinh doanh, cách ứng xử của lãnh đạo, nhân viên, nên văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức đó có được sự chuyên nghiệp trên mọi phương diện hoạt động:

Doanh nghiệp có những giải pháp, chiến lược kịp thời để vận hành hoạt động phù hợp với thực tế, tránh việc bị đào thải, loại bỏ khỏi thị trường kinh doanh.

Nếp sống, cách ứng xử chuyên nghiệp, đồng bộ giúp cán bộ nhân viên dễ dàng hòa nhập với môi trường văn phòng, tìm được niềm vui trong công việc, luôn đảm bảo được động lực, tinh thần tốt, hiệu suất làm việc. 

Dịch vụ khách hàng được thực hiện tốt hơn, bởi lẽ chỉ khi nào nhân viên cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu, nhiệt huyết khi làm việc thì họ mới lan tỏa nguồn cảm xúc tích cực tới khách hàng.

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào ? 

Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiệp phải có phương án xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:

Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.

Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:

  • Quy chế, quy định của công ty;
  • Khẩu hiệu (slogan);
  • Tầm nhìn;
  • Sứ mệnh;
  • Giá trị cốt lõi;
  • Triết lý kinh doanh;
  • Đội ngũ nhân sự.

Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;

Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.

Đọc thêm: 5 cách thúc đẩy văn hóa đọc cho doanh nghiệp

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!