11 văn hóa doanh nghiệp phổ biến thế giới

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các khía cạnh được doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển. Có những loại doanh nghiệp nào? Cùng 1900 tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các khía cạnh được doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một quan niệm, quy tắc, giữ vai trò chi phối hành vi của toàn thể nhân sự trong doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn thì văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần trong doanh nghiệp.

Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi 4 yếu tố chính đó là: Tầm nhìn -Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi - Triết lý kinh doanh.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện ở 2 trạng thái:

  • Trạng thái hữu hình: là các giá trị được coi như bộ mặt của doanh nghiệp, tức là được thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp ra bên ngoài, gồm có: đồng phục, logo, hoạt động, sự kiện,…
  • Trạng thái vô hình: là các giá trị được thể hiện một cách trừu tượng hơn, bao gồm: tư tưởng, thái độ, thói quen, phong cách sống,…

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến trên thế giới

Văn hóa doanh nghiệp Adhocracy

Adhocracy là văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, sáng tạo, mang tính kinh doanh. Theo đó, mô hình này thường tập trung vào sự đổi mới và cải tiến linh hoạt của doanh nghiệp thay vì bị kìm hãm bởi những thủ tục và chính sách quan liêu.

Đọc thêm: 5 cách thúc đẩy văn hóa đọc cho doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp gia đình

Văn hóa gia đình là một mô hình văn hóa phổ biến trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc do gia đình sở hữu, không mang tính chất phân cấp. Mô hình này tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết và gắn bó giữa những nhân viên với nhau để cùng hướng tới mục tiêu chung.

Văn hóa doanh nghiệp thứ bậc

Văn hóa thứ bậc cũng là một văn hóa doanh nghiệp khá thịnh hành hiện nay. Điều cốt lõi nhất của văn hóa này là doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thứ luôn được vận hành một cách trơn tru và nhất quán. Tức là nó được hình thành dựa trên các cấu trúc, nguyên tắc, quy trình làm việc cụ thể do cấp thẩm quyền phân bổ.

Văn hóa doanh nghiệp thị trường

Văn hóa thị trường là văn hoá có liên quan trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, mô hình này cũng được định hướng để đảm bảo khách hàng, đối tác luôn cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp.

Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các văn hóa doanh nghiệp phổ biến

Văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích

Văn hóa doanh nghiệp mục đích, tất cả sẽ cùng hướng về những mục tiêu có ý nghĩa lớn lao của tổ chức. Đó có thể là những mục tiêu liên quan đến tính bền vững, môi trường hay nhân quyền. Mọi người sẽ cùng đồng lòng vì những giá trị đó thay vì chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận thông thường.

Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo

Đây là văn hóa doanh nghiệp cho phép tối đa sự sáng tạo. Mọi nhân viên đều được xem như những “ý tưởng gia” và được khuyến khích thử nghiệm càng nhiều càng tốt.

Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo tập trung vào sự phát triển nhanh chóng của công ty hoặc khi cần đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng. Nhân viên ở những môi trường như thế thường có tư duy cầu tiến và sẵn sàng thất bại để có được kết quả tốt nhất. Việc tuân theo các quy tắc cứng nhắc sẽ nhường chỗ cho việc học hỏi từ sai lầm trong công việc.

Văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh

Một loại hình thậm chí còn cạnh tranh gay gắt hơn văn hóa sáng tạo chính là văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh. Mục tiêu của doanh nghiệp khi ứng dụng văn hóa này là thường là để khuyến khích nhân viên làm việc hăng say hơn, nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt qua đối thủ.

Đọc thêm: Các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng lãnh đạo và cách công ty phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Ở các doanh nghiệp ứng dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp này, nhân viên sẽ có rất nhiều cơ hội được đào tạo và huấn luyện từ những mentor.

Các nhà quản lý sẽ chủ động đầu tư và phát triển những nhân sự mà họ cảm thấy có tiềm năng lớn nhất, giúp nhân viên nhanh chóng đạt được những vị trí cao cấp hơn trong công ty.

Văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng

Như tên gọi của mình, văn hóa doanh nghiệp này đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm. Đây là loại văn hóa doanh nghiệp sẽ chú trọng vào mục tiêu tập thể của công ty. Chúng ta có thể xây dựng tổ chức của mình dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng ngay cả khi phần lớn nhân viên không thuộc đội ngũ bán hàng hay Customer Service. Điểm mấu chốt là tất cả cùng làm việc với mục tiêu mang lại trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò

Văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò, nhân viên sẽ trực tiếp quản lý và điều hành các dự án dựa trên chuyên môn hơn là vị trí của họ trong tổ chức. Công ty sẽ ít khi so sánh công việc này được thực hiện bởi một quản lý hay một nhân viên bình thường.

Văn hóa dựa trên tác vụ

Trong một vài trường hợp, văn hóa dựa trên tác vụ sẽ đối lập hoàn toàn với văn hóa dựa trên vai trò.

Những thành viên trong nhóm sẽ cùng tìm ra vấn đề cần giải quyết, sắp xếp các công việc cần làm, sau đó phân công theo khả năng của từng người chứ không phải theo chức danh công việc. Một điểm tương đồng giữa hai loại hình văn hóa doanh nghiệp này chính là hệ thống cấp bậc có rất ít ảnh hưởng.

Đọc thêm: 5 cách thúc đẩy văn hóa đọc cho doanh nghiệp

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Văn hoá doanh nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!