Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư? | Câu hỏi tự luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Hãy trình bày Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư? Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Kinh tế Chính Trị Mác - Lênin giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ?

1. Lợi nhuận

1.1 Chi phí sản xuất:

Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.

Khái niệm: Chi phí sản xuất của hàng hóa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.

Chi phí sản xuất được ký hiệu là k.

Về mặt lượng, k = c+v.

                                                                      G=c+v+m   chuyn hóaG=k+m

(Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + v+m sẽ biểu hiện thành: G = k + m.)

Chi phí sản xuất có vai trò: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.

1.2 Bản chất lợi nhuận:

Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoáng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.

C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyền hóa là lợi nhuận. (ký hiệu là p).

Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p

Từ đó p = G - k.

p là hình thức biểu hiện của m

Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

1.3 Tỷ suất lợi nhuận (p’):

- Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.

                                                                                       p'=pc+v×100%

- Tỷ suất lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa

=> Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) ++

+ Tốc độ chu chuyển của TB ++

+ Tiết kiệm tư bản bất biến (c) -+

+ Cấu tạo hữu cơ TB (c/v) + -

1.4 Lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất:

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân (p´') là tỷ lệ tính theo phần trăm theo giữa tổng giá trị thặng dư và tổng chi phí sản xuất TBCN.

                                                                                p''=p(c+v)×100%
- Lợi nhuận bình quân (p'): lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân. Là số lợi nhuận bằng nhau của nhà tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau.

Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân (´ p) được tính như sau:

                                                                                         p'=p''×K

Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cá sản xuất. Giá cả sản xuất được tính như sau:

                                                                           GCSX = k + p'

Điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyến. Trong nền kinh tế thị tnrờng tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.

1.5 Lợi nhuận thương nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa. Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư

Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất nhưng thấp hơn giá trị của nó để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán ra đúng với giá trị của hàng hóa sẽ thu được khoản chênh lệch.

2. Lợi tức

2.1 Tư bản cho vay trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phận tư bản xã hội dưới hình thái tiền tệ, được chủ sở hữu cho người khác sử dụng trong một thời gian để kiếm lời.

- Đặc điểm:

+ Quyền sở hữu tách khỏi quyền sử dụng tư bản

+ Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt

+ Tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.

Nguồn gốc, bản chất của lợi tức, tỷ suất lợi tức:

- Lợi tức cho vay (ký hiệu z) trong chủ nghĩa tư bản là phần lợi nhuận bình quân mà chủ thể sử dụng tư bản trả cho chủ thể sở hữu tư bản.

- Sự hình thành lợi tức cho vay làm cho lợi nhuận bình quân được chia thành hai phần: lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp (Pdn), tạo ra nhận thức phổ biến là tư bản trực tiếp tạo ra lợi tức, còn tài năng kinh doanh trực tiếp tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp.

+ Bản chất của lợi tức: là một bộ phận của m

+ Nguồn gốc: là một phần m do công nhân tạo ra (lao động không công của công nhân)

- Tỷ suất lợi tức (z’): tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được với số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định

                                                                        z'=zTổng  bản cho vay×100%

Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay. 0 < z’ ≤ p´'

Hình thức vận động của tư bản cho vay:

Tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay, phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng, dựa trên các nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và có lợi tức.

- Hai loại hình tín dụng cơ bản:

+ Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán với nhau, giữa nhà tư bản với người tiêu dùng

+ Tín dụng ngân hàng: hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. (Khác với tư bản cho vay chỉ là tư bản tiềm thế, tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động, tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành và góp phần bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, do đó tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận bình quân.)

- Vai trò của tín dụng:

  • Tiết kiệm chi phí lưu thông
  • Thúc đẩy tích tụ, tập trung tư bản, cạnh tranh, san bằng các tỷ suất lợi nhuận
  • Mở rộng sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • Tạo điều kiện cho sự hình thành phát triển mô hình doanh nghiệp hiện đại trên cơ sở xã hội hóa hiện vật - công ty cổ phần
  • Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Tín dụng trở thành công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước.

Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán:

- Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn vốn được hình thành thông qua phát hành cổ phiếu.

+ Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo điều hành và ban kiểm soát.

+ Chủ sở hữu: các cổ đông, thực hiện quyền lợi của mình với số cổ phần nắm giữ thông qua Đại hội cổ đông.

+ Cổ phiếu và thị giá cổ phiếu: Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu dưới hình thái cổ tức. Cổ phiếu có thể mua đi, bán lại trên thị trường theo thị giá cổ phiếu.

- Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng. Tư bản giả có hai loại chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.

- Thị trường chứng khoán là loại hình thị trường đặc thù, nơi diễn ra các giao dịch về chứng khoán.

+ Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để huy động vốn

+ Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại các chứng khoán

3. Địa tô tư bản chủ nghĩa

Tư bản kinh doanh nông nghiệp: bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Sự hình thành tư bản kinh doanh nông nghiệp:

+ Kinh tế địa chủ phong kiến thông qua cải cách mà dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng tư sản: làm chế độ kinh tế địa chủ cùng quyền sở hữu ruộng đất phong kiến được thủ tiêu; mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa nhanh chóng hình thành và phát triển.

=> tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, đẩy nhanh xã hội hoá, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, năng suất ruộng đất và lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

=> dẫn tới trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp cơ bản: địa chủ là người sở hữu ruộng đất; nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp là người thuê ruộng đất của địa chủ để kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; công nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

- Kinh tế hộ gia đình và trang trại vẫn là những tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Địa tô tư bản chủ nghĩa: là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh doanh trên ruộng đất của địa chủ.

C.Mác khái quát, địa tô (R) là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.

- So sánh địa tô TBCN và địa tô phong kiến:

  Địa tô phong kiến Địa tô TBCN
Giống Đều là quyền tư hữu ruộng đất được thực hiện về kinh tế  
Khác - Là toàn bộ sản phẩm thặng
dư do nông dân SX
- Là một phần m sau khi khấu trừ
p'
  - Phản ánh quan hệ 2 giai cấp - Phản ánh quan hệ 3 giai cấp

- Các hình thức địa tô chủ yếu:

+ Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi.

Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I (do điều kiện tự nhiên) và địa tô chênh lệch II (do thâm canh) Mâu thuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ về thời hạn thuê đất, trong đó địa chủ luôn muốn cho thuê đất với thời hạn càng ngắn càng tốt, còn nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại muốn thời hạn thuê đất càng dài càng tốt.

+ Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với công nghiệp và các ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất trong nông nghiệp ngăn cản không cho nông nghiệp tham gia vào cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.

Giá cả ruộng đất:

- Xét một cách thuần tuý thì đất đai không phải là sản phẩm của lao động, không có lao động kết tinh, không có giá trị. Vì vậy, giá cả của đất đai phản ánh quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt.

- Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa, được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng.

                                                 Giá c đt đai=Đa tô (R)T sut li nhun gi ca ngân hàng (z')

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuê, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai... nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích
thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.

Xem thêm Câu hỏi tự luận khác

Câu hỏi tự luận Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin?

Câu hỏi tự luận Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi tự luận Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

Câu hỏi tự luận Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam?

Câu hỏi tự luận Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm giảng viên kinh tế

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Mức lương của giảng viên kinh tế là bao nhiêu? 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!