1. Câu hỏi phỏng vấn là gì?
Câu hỏi phỏng vấn là các câu nghi vấn mà nhà tuyển dụng (NTD) đưa ra cho các ứng viên để kiểm tra trình độ, năng lực của họ; để xem họ có phù hợp với vị trí công việc mà NTD đưa ra hay không. Mục đích cuối cùng nghiễm nhiên là để sàng lọc ra người phù hợp nhất, đó cũng là người sẽ nhận được công việc mình mong muốn.
Ngoài ra,câu hỏi phỏng vấn cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ứng viên. Bởi đó là cơ hội để ứng viên thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình có nhằm gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, cũng như tạo sự nổi bật so với những ứng viên khác. Từ đó giúp tăng khả năng trúng tuyển và chinh phục được công việc mơ ước của mình.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Hãy giới thiệu về bản thân bạn?
Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn cần thể hiện bản thân một cách ngắn gọn, trong khoảng 5-6 câu bao gồm các thông tin về danh tính; các năng lực liên quan đến công việc, định hướng của bản thân trong công việc sắp tới.
3. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Bạn cần xác định rõ định hướng nghề nghiệp của mình là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng của bản thân muốn hướng tới ra sao.
Định hướng nghề nghiệp đưa ra cần thực tế, liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và công việc đang ứng tuyển kèm lý do: "Tôi muốn phát triển hơn nữa các kỹ năng chuyên môn cho công việc này. Tôi xác định đây là công việc yêu thích và muốn gắn bó lâu dài".
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn suy luận là gì? Trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn suy luận phổ biến
4. Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và có thể gây khó khăn cho bạn. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn:
- Trường hợp bị sa thải: Hãy nói rõ nguyên nhân phạm lỗi và bài học của bản thân rút ra để tránh lặp lại sai lầm.
- Nếu tự nguyện nghỉ việc: Giải thích theo cách tích cực nhất. Ví dụ: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp; cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm môi trường mới năng động hơn...
- Một số yếu tố khách quan như: "Muốn tìm việc gần nhà hơn, lương ở công ty cũ thấp"… vẫn có thể được chấp nhận được.
5. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chuẩn bị trước một vài thế mạnh cho mình. Các thế mạnh này phải gắn liền với công việc đang ứng tuyển. Chú ý nhấn mạnh vào các thế mạnh thật sự nổi bật, hiệu quả đã đem lại trong công việc thông qua các dẫn chứng cụ thể.
6. Điểm yếu của bạn là gì?
Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó.
Lưu ý, các điểm yếu đưa ra không được ảnh hưởng tới công việc đang ứng tuyển.
7. Sở trường của bạn là gì?
Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, bạn hãy mô tả sở trường đã có ở vị trí gần nhất với công việc đang ứng tuyển. Cụ thể:
- Liệt kê 3 đến 5 kỹ năng đặc biệt mạnh (trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm hay kinh nghiệm làm việc trước đây) phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng
- Đưa ra dẫn chứng cụ thể về cách bạn đã từng áp dụng sở trường đó vào trong công việc và kết quả đạt được.
8. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến: Nguồn gốc của công ty; các hoạt động hiện tại và mục tiêu của họ trong tương lai.
Đọc thêm: Nhóm câu hỏi phỏng vấn bẫy bao gồm gì? Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn chi tiết
9. Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có tìm hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển hay không.
Bạn đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương. Thể hiện đam mê và sự cầu tiến trong nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Cuối cùng, bạn hãy khẳng định năng lực của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
10. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Ở câu hỏi này, có 2 yếu tố bạn cần đảm bảo cho câu trả lời:
- Giải pháp cho vấn đề của công ty: Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn giúp ích gì cho công ty?
- Sự khác biệt: Những kinh nghiệm và kỹ năng ấy có gì đặc biệt so với các ứng viên khác?
Tốt hơn hết hãy kể câu chuyện tập trung vào một kỹ năng đặc biệt, phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Đừng quên lồng ghép số liệu, thành tích để tăng tính thuyết phục.
11. Bạn đã từng làm công việc này chưa?
Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc mà nhà tuyển dụng vốn đã biết trước câu trả lời. Nhưng cách bạn trả lời ảnh hưởng lớn tới kết quả buổi phỏng vấn.
Vì thế, bạn hãy tập trung vào những phẩm chất riêng biệt cho thấy sự phù hợp của bản thân với công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng cân nhắc và trao cơ hội dẫu bạn chưa từng hoặc ít kinh nghiệm làm việc này.
12. Bạn có ngại làm thêm giờ?
Là câu hỏi phỏng vấn đánh giá về tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Câu trả lời cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Trình bày về việc bản thân đã có kinh nghiệm làm việc thêm giờ trước đây
- Đề cập khéo léo về chế độ và quyền lợi bạn từng được hưởng ở công ty cũ khi phải làm thêm giờ. Từ đó, bạn nhắc khéo nhà tuyển dụng chia sẻ về chính sách và quyền lợi được hưởng nếu làm thêm ngoài giờ.
- Khẳng định tinh thần trách nhiệm và thái độ của bản thân dù có "overtime" hay không vẫn sẽ đảm bảo tiến độ công việc.
13. Bạn không hài lòng điều gì ở sếp cũ?
Bạn không nên nhắc đến những điều tiêu cực. Hãy nhấn mạnh vào những gì sếp cũ đã làm cho công ty, các kiến thức và kỹ năng mà bạn đã học hỏi được từ vị sếp đó.
Nếu có bất đồng quan điểm lớn, bạn nên cố gắng giảm nhẹ xuống mức độ thấp nhất. Nên làm sao để mọi thứ nhẹ nhàng và nêu ra hướng giải quyết của 2 bên lúc đó.
14. Mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?
Có 3 cách để nói về mức lương cũ:
- Sử dụng con số chung chung: Thay vì nói con số chính xác, bạn có thể cung cấp con số chung chung. Ví dụ: Mức lương cũ của tôi trên 12 triệu.
- Sử dụng một phạm vi: Bạn có thể cung cấp mức lương khởi điểm và mức lương hiện tại ở công ty cũ. Ví dụ: Khi mới bắt đầu công việc nhân viên marketing, tôi nhận được mức lương 9 triệu và hiện tại mức lương là 12 triệu.
- Cung cấp con số chính xác: Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ thẳng thắn nhưng nên cung cấp tổng mức lương hàng năm trước thuế TNCN để tránh tạo cảm giác lương của bạn đang ở mức thấp hơn.
Đọc thêm: TOP 5 câu hỏi và cách ứng phó trong phỏng vấn xin việc
15. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.
Ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thẳng thắn về các quyền lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp xăng, ăn uống; chế độ nghỉ thai sản... rõ ràng và cụ thể.
16. Ngoài thời gian làm việc, bạn có sở thích hay đam mê gì không?
Bạn có thể đưa ra một vài sở thích, hoạt động lành mạnh. Đặc biệt, các sở thích này cần thể hiện được các kỹ năng mà công việc yêu cầu.
Việc bạn làm gì khi rảnh rỗi cũng cần liên quan tới các thông tin có trong CV xin việc.
17. Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu?
Kế hoạch nào cũng có thể thay đổi vào phút chót. Vì thế, bạn hãy đưa ra câu trả lời tích cực, thể hiện nhiệt huyết của mình với công ty và vị trí ứng tuyển, sẽ rất vui nếu như được tạo điều kiện làm việc lâu dài.
Đọc thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương cán bộ công chức, viên chức nhà nước
18. Nếu chúng tôi không chọn bạn, bạn nghĩ gì?
Hãy tự tin vào bản thân rằng cho dù không được trúng tuyển, bạn cũng vẫn sẽ vui vẻ chấp nhận.
Bởi điều đó không có nghĩa là bạn không giỏi mà có thể do không phù hợp. Hãy nhấn mạnh, bạn đã có cơ hội trao đổi, học hỏi nhiều điều sau buổi phỏng vấn.
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về câu hỏi phỏng vấn. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!