Chiết khấu là gì? Công thức tính và các loại chiết khẩu thường gặp

Chiết khấu là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh. Vậy có những loại chiết khấu nào và cách để tính được chiết khấu trong kinh doanh là như thế nào? Cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

1. Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh được hiểu  là việc doanh nghiệp giảm giá niêm yết của sản phẩm / dịch vụ theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Nói một cách đơn giản, chiết khấu là một khoản giảm giá hoặc nhượng bộ về giá. Chiết khấu được đưa ra để khuyến khích người mua đặt hàng và thanh toán.

Trong các giao dịch kinh doanh, chiết khấu cũng có thể được coi là  một khoản khấu trừ trong giá cả. Người bán trừ một phần trong tổng giá và người mua  phải trả số tiền ròng còn lại.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Các kiểu chiết khấu thường gặp trong kinh doanh

Chiết khấu trong kinh doanh có 03 loại phổ biến:

Chiết khấu khuyến mại

Chiết khấu khuyến mại là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Kích thích người mua thanh toán hoặc đưa ra quyết định mua hàng trong thời gian nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật cực kì hữu ích trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến thường thấy.

Chiết khấu số lượng

Chiết khấu số lượng là mức chiết khấu mà khách hàng nhận được khi mua một lượng đơn vị hàng hóa, sản phẩm nhất định.Chiết khấu số lượng một kỹ thuật hữu ích trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến.

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là giảm giá hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Mục đích nhằm để khuyến khích khách mua hàng số lượng lớn. Dạng chiết khấu này thường sử dụng với những nhà phân phối hàng hóa. Các nhà sản xuất sẽ khuyến khích những siêu thị, cửa hàng, đại lý của mình mua số lượng hàng lớn sẽ nhận được mức giảm giá từ 5 - 15%.

Ngoài các loại trên còn có các hình thức chiết khấu khác như: Chiết khấu giá bán sỉ cho khách hàng; giá lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua hoặc giá giá cho nhân viên, hay chiết khấu theo mùa...

Đọc thêm: NGO là gì? 3 Cách phân loại các tổ chức phi chính phủ

3. Cách tính chiết khấu trong kinh doanh

Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu

Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.

Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu

Nhân giá bán gốc với tỷ lệ chiết khấu.

Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu:

Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá. Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t %;

Giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X

Ví dụ:

  • Giá gốc của sản phẩm là 01 triệu đồng
  • Tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%
  • Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 20% x 100.000 đồng = 20.000 đồng

=> Giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu: 100.000 đồng - 20.000 đồng = 80.000 đồng

4. Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Nâng cao doanh thu trong thời gian ngắn

Lợi ích dễ nhận thấy nhất khi áp dụng chiết khấu trong bán hàng là doanh số được nâng cao đáng kể mà người bán không cần tốn nhiều công sức thuyết phục người tiêu dùng.

Đọc thêm: Tổ chức sự kiện (Event Operation) là gì? Quy trình khái quát tổ chức sự kiện

Kích thích khách hàng mua sản phẩm mới

Với những sản phẩm mới đưa vào thị trường thì đây là phương thức hiệu quả giúp kích cầu. Đặc biệt với những người tiêu dung đã quen việc sử dụng một sản phẩm thì họ rất ít khi mua thử mặt hàng mới. Vì vậy, người bán cần có một chiến lược phù hợp để thu hút sự chú ý của người dùng về sản phẩm mới của mình, từ đó dần mang lại thị trường cho sản phẩm.

Nhanh chóng thanh lý hàng tồn kho

Khi còn quá nhiều sản phẩm cũ trong kho mà khách hàng không còn ưa thích chúng, người bán có thể dùng chiến lược chiết khấu để nhanh chóng thanh lý hết đống hàng tồn này rồi nhập thêm mẫu mới tiếp tục kinh doanh. Cách này giúp thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu chứ không bị mất trắng hoàn toàn.

5. Mặt trái của việc sử dụng chính sách chiết khấu trong kinh doanh

Chiết khấu là chính sách hiệu quả để gia tăng doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu quá lạm dụng các chương trình chiết khấu, người bán có thể phải nhận lấy một số hệ lụy:

Đọc thêm: Văn hóa tổ chức là gì? 11 loại hình văn hóa tổ chức doanh nghiệp phổ biến

  • Quá thường xuyên chiết khấu khiến khách hàng không còn tin vào chương trình giảm giá, thậm chí khi để nguyên giá sẽ không bao giờ mua.
  • Khách hàng không còn hứng thú mua hàng.
  • Khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
  • Lợi nhuận bị hao hụt.

Như vậy, để tránh gặp phải những bất lợi này thì mọi người nên tìm hiểu nhiều phương pháp gây sự chú ý với khách hàng hơn chứ không nên dùng mỗi chính sách chiết khấu.

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm  có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Chiết khấu từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!