1. Co-founder là gì?
Co-founder là khái niệm được dùng để chỉ sự hợp tác và đồng sáng lập một tổ chức, công ty hay đơn vị giữa hai hoặc nhiều người. Đây là cụm từ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp và thương mại nói chung.
Co-founder được cấu thành từ 2 từ tiếng anh:
- Co-found: Cùng thành lập, sáng lập
- Found: Thành lập, đặt nền móng, sáng lập
Như vậy, nếu một công ty/doanh nghiệp hoặc tổ chức có từ 2 người sáng lập và điều hành, chúng ta sẽ gọi họ là Co-founder của đơn vị đó.
Ví dụ Mark Zuckerberg, Andrew McCollum, Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes là những người đồng sáng lập ứng dụng Facebook nổi tiếng hiện nay. Do đó họ là những co-founder của Facebook.
2. Phân biệt Co-founder và Founder
Founder là người có ý tưởng, có kiến thức và có đam mê ở một lĩnh vực nhất định nào đó. Để biến ý tưởng của mình thành hiện thực, họ sẽ tìm kiếm những người đồng hành, và người đó chính là co-founder ta đã nhắc đến bến trên.
Khác với co-founder, founder sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với tổ chức. Họ điều hành tổ chức, đưa ra phương hướng hoạt động, và chiến lược phát triển. Những quyết định của họ là quyết định cuối cùng và đôi lúc, họ sẽ không cần phải tham khảo ý kiến của các co-founder.
Founder cũng cần đảm bảo lợi nhuận của công ty cũng như quyền lợi của người lao động.
Đối với co-founder, họ là người hợp tác và đồng hành cùng founder. Họ có thể giúp founder đưa ra ý tưởng, đóng góp vào nguồn vốn hoặc các quyết định quan trọng của công ty.
Co-founder sẽ không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về doanh nghiệp, tuy nhiên để có thể bảo đảm lợi nhuận, họ sẽ hỗ trợ founder về kỹ năng chuyên môn, các mối quan hệ và kinh nghiệm của mình.
Đọc thêm: Việc làm giám đốc điều hành mới nhất
Việc làm nhân viên điều hành đang tuyển dụng
3. Tất tần tật các tiêu chí Founder tìm kiếm ở một Co-founder
Các kỹ năng bổ trợ cho founder
Như 1900 đã đề cập bên trên, điều founder tìm kiếm ở co-founder là những tố chất mà founder còn thiếu sót. Vì vậy, một co-founder nên có những kỹ năng có thể bổ trợ cho founder của mình.
Chẳng hạn nếu bạn có kinh nghiệm về kinh doanh và muốn mở một phòng khám thú y, hãy tìm kiếm những người đã từng là bác sĩ thú y và yêu động vật. Nếu bạn có ít mối quan hệ, hãy tìm kiếm một người quan hệ rộng, có nhiều bạn bè trong và ngoài giới kinh doanh.
Có cùng tầm nhìn và mục tiêu
Một co-founder cần có cùng tầm nhìn và và mục tiêu với founder. Khi cùng nhau thành lập một doanh nghiệp có nghĩa là bạn và người đồng hành cùng bạn đang cùng đi trên một con thuyền và con thuyền chỉ có thể đi tiếp khi mọi người chung tay lèo lái.
Ngoài ra, một co-founder cũng cần đưa ra những lời khuyên thực tế và cứng rắn đối với founder. Không phải lúc nào các ý tưởng của founder cũng khả thi vì vậy, một founder cần vào vai “người xấu” nếu cần thiết.
Sự linh hoạt, nhạy bén
Cả founder và co-founder đều cần có sự linh hoạt, nhạy bén đối với thị trường. Sự nhạy bén sẽ giúp họ “đánh hơi” được nhu cầu của thị trường và sự linh hoạt sẽ giúp họ có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp trong thời gian nhanh nhất.
Dù sự cứng rắn là cần thiết, tuy nhiên điều đó không phải là cứng nhắc và bảo thủ.
Có năng lượng và tinh thần chiến đấu
Để thành lập một doanh nghiệp và điều hành nó không phải là điều dễ dàng.
Vì vậy, ngoài một người founder đầy năng lượng và tinh thần chiến đấu, co-founder cũng cần phải có tinh thần xông pha, không ngại khó khăn thử thách để có thể cùng điều hành doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn thử thách từ những ngày đầu tiên.
Có trí tuệ cảm xúc cao
Như đã đề cập bên trên, điều hành một doanh nghiệp không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Vì vậy, áp lực dành cho founder và co-founder là điều không thể tránh khỏi. Khi này, chỉ số EQ – trí tuệ cảm xúc là tố chất mà một co-founder cần có.
Nếu có thể điều khiển được cảm xúc của mình và có khả năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, co-founder sẽ là một chỗ dựa vững vàng cho founder khi doanh nghiệp gặp sóng gió trên thương trường.
Lòng trung thành tuyệt đối
Startup chính là “đứa con” của founder, vì vậy, người co-founder của họ phải là người họ có thể tin tưởng một cách tuyệt đối. Là một co-founder, hãy luôn giữ lòng trung thành tuyệt đối với founder của mình.
Nếu có rủi ro và bạn không còn là co-founder nữa, bạn cũng hãy đảm bảo rằng mình sẽ không tiết lộ bất kỳ bí mật kinh doanh nào của công ty cũ. Hãy giữ lòng trung thành và sự tôn trọng đối với founder của mình.
4. Những lưu ý khi làm co-founder cho dự án startup
Theo kinh nghiệm được nhiều co-founder chỉ ra dưới đây là các lưu ý cho các co-founder mới:
- Một co-founder cần sở hữu ít nhất 10% cổ phần
- Một start-up nên có tối đa 4 co-founder và những vị trí co-founder này cần được phân biệt rõ ràng, minh bạch
- Mỗi co-founder nên có quyền và được giao quyền trong ít nhất là 4 năm. Điều này giúp giải quyết các vấn đề xung đột giữa các co-founder trong tổ chức nếu có
- Đội ngũ co-founder cần có những kỹ năng bổ sung cho thiếu sót của founder. Như vậy, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững
- Nên tìm các co-founder có chung ý tưởng, mục đích, quan điểm kinh doanh để không gặp phải tình trạng tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Đọc thêm: Có nên gia nhập Startup hay không? Đánh giá môi trường làm việc của các tập đoàn lớn
5. Kết luận
Trên đây 1900 đã giới thiệu bạn đọc Co-founder là gì? Đồng thời cũng tìm hiểu tất tần tật các tiêu chí founder tìm kiếm ở một co-founder. Hi vọng, qua bài viết này giúp bạn tự tin trở thành một Co-founder trong tương lai. Chúc bạn thành công!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực