Chuyên viên tuyển dụng như thế nào?

Recruiter trong doanh nghiệp rất quan trọng bởi họ luôn là người thuyết phục ứng viên tài giỏi làm việc tại doanh nghiệp của mình. Với cương vị là người sàng lọc, tìm kiếm, Recruiter cần có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt để đưa ra quyết định các chiến lược tuyển dụng hiệu quả.  

Vị trí Recruiter có những ưu điểm gì? 

Tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hơn

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, bất cứ ai cũng có thể lên mạng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, khi làm việc với Headhunter bạn có thể tiếp cận được với rất nhiều cơ hội việc làm “ẩn”. Recruiter được các công ty thuê trả tiền để tìm kiếm ứng viên phù hợp vào các vị trí trống mà họ không muốn mất nhiều thời gian, chi phí quảng cáo hay do một vài lý do tế nhị. Vậy nên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không tiếp cận được với những công việc đó, trừ khi bạn tìm tới công ty săn đầu người. Họ sẽ “mách” cho bạn công ty nào đang có vị trí trống phù hợp với bạn.

Có nhiều thông tin về các doanh nghiệp 

Recruiter là có sự hiểu biết về công ty tuyển dụng cả về con người lẫn tính chất công việc. Có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp nên việc giới thiệu, tư vấn và thuyết phục ứng viên gia nhập vào công ty mới có tính đảm bảo và trở nên hiệu quả.

Cân bằng công việc và cuộc sống

Recruiter kiếm được một mức lương khá khá. Các nhà quản lý nhân sự không cần phải kiếm công việc thứ hai để bổ sung thu nhập. Điều này có nghĩa là những cá nhân này có thể dành buổi tối, cuối tuần và ngày lễ với bạn bè và gia đình. Sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống tương đương với việc làm việc trong một tuần làm việc tiêu chuẩn và có đủ thời gian dành cho gia đình trong khi làm những việc bạn thích và có đủ vốn để làm những việc này. Hầu hết các nhà quản lý nhân sự, bất kể họ làm việc trong ngành nào, đều có được sự cân bằng lành mạnh và thu nhập vừa đủ. Sự cân bằng này dẫn đến giảm mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Phát triển kỹ năng mềm

Do đối tượng làm việc của Nhân viên tuyển dụng là con người nên bạn sẽ luôn được học và thực hành rất nhiều kỹ năng mềm như sự điềm tĩnh, tính cẩn thận và chính chắn, kỹ năng lắng nghe, đánh giá và ra quyết định cũng như sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp… Không chỉ vậy, việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội rèn giũa và sử dụng những kỹ năng này như một thói quen mà chẳng cần ghi danh vào một lớp đào tạo kỹ năng nào khác.

Những khó khăn, hạn chế của vị trí Recruiter 

Bên cạnh những cơ hội được mở mang kiến thức, phát triển các kỹ năng,... Recruiter có thể gặp phải nhiều thách thức trong quá trình làm việc. Trong đó có những khó khăn nổi bật sau: 

Khó có cái nhìn tổng quan

Một trong những hạn chế thường mắc phải nhất của các Recruiter là gì? Là không có cái nhìn tổng quan bên ngoài, có nghĩa Recruiter chỉ nắm bắt được mục tiêu, văn hóa, các vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng. Tuy nhiên họ lại không nắm bắt được thị trường đang diễn biến như thế nào ở bên ngoài.

Hạn chế về Data & Network

Bạn có thể thấy, nguồn data của Recruiter khá giới hạn bởi họ chỉ là một bộ phận tuyển dụng của một doanh nghiệp. Không giống như một công ty chuyên “săn đầu người” như Headhunter, Recruiter không có nhiều nguồn dữ liệu, thông tin và đặc biệt là chi phí đầu tư để mua data cũng bị hạn chế.

Nói về network đây cũng là một trong những điểm giới hạn mà các Recruiter không sánh bằng với Headhunter. Recruiter không có nhiều mối quan hệ rộng mở như Headhunter, rất ít ứng viên khi tuyển dụng thành công liên hệ lại với bộ phận HR hoặc khi quyết định rời khỏi công ty. Trái lại Headhunter lại có nhiều sự liên hệ, đầu mối thậm chí là những CEO hay giám đốc đã có vị trí tốt làm nguồn network mạnh mẽ.

Tốc độ làm việc

Từ những hạn chế về tầm nhìn, data và network, bạn có thể suy ra được hạn chế cuối cùng của Recruiter là gì chưa?  Đó là tốc độ làm việc, tuyển dụng của Recruiter bị chậm lại. Giữa HeadhunterRecruiter cũng giống như giữa một tổ chức và một đội nhóm vậy, tất nhiên là tổ chức sẽ luôn làm nhanh hơn là đội nhóm. Chính vì vậy tốc độ của Recruiter khá chậm là điều rất dễ hiểu.

Thời gian tuyển dụng dài

Đôi khi Headhunter phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để xử lý một hợp đồng giao dịch. Nguyên nhân có thể đến từ hai phía ứng viên và nhà tuyển dụng. Thời gian tuyển dụng kéo dài khiến nguy cơ vuột mất ứng viên tăng cao. Hệ quả là Headhunter lại phải tìm kiếm ứng viên khác. Nếu vòng lặp trên tái diễn nhiều lần dễ gây ra sự chán nản cho Headhunter. Bởi vậy, chỉ những Headhunter thực sự kiên nhẫn mới gặt hái được thành công.

Khó khăn trong quá trình tuyển dụng 

Nhiều trường hợp ứng viên ứng tuyển cho vui, ứng tuyển xem giá trị của mình thế nào, hủy phỏng vấn không báo, đi phỏng vấn để làm counter offer, qua một đêm thay đổi ý định, coi consultant là người đi năn nỉ ứng viên nộp hồ sơ, coi thường recruiter, từ chối offer không một câu. 

Ngoại ngữ 

Ngoài ra thì yếu tố ngoại ngữ cũng là thứ khiến Recruiter phải bận tâm. Bởi vì họ có thể nhận được những CV viết bằng tiếng Anh. Do đó họ phải nâng cao khả năng ngoại ngữ để đáp ứng tốt công tác tuyển dụng.

Sau khi nhận thấy những khó khăn của nghề này là gì, bạn sẽ thấy rằng để có thể theo nghề này cần có bản lĩnh và sự linh hoạt. Đồng thời còn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.

Review về vị trí Recruiter 

Theo một nhà tuyển dụng tên Michael có chia sẻ: “Vai trò của một nhà tuyển dụng rất khó vì nhiều lý do, nhưng bạn học được rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, cộng tác, thuyết trình và kể chuyện. “Tôi đã áp dụng tất cả những điều này vào thực tế khi còn là một nhà tuyển dụng, sở hữu 20 yêu cầu và làm việc chặt chẽ với lãnh đạo cũng như có thể giao tiếp theo cách rõ ràng và ngắn gọn.” 

Đối với Michael, tuyển dụng cũng là một cách để tìm hiểu về một nghề hoàn toàn khác. Anh ấy luôn sáng tạo, nhưng khi tốt nghiệp đại học, anh ấy cảm thấy mình cần một công việc ổn định có thể trang trải các hóa đơn và cung cấp bảo hiểm y tế. Anh tham gia tuyển dụng và cuối cùng trở thành nhà tuyển dụng tại LinkedIn, tìm nguồn cung ứng cho các nhà thiết kế sản phẩm. Thông qua công việc, anh đã học được về thiết kế sản phẩm.  Anh ấy giải thích: “Là một nhà tuyển dụng, bạn thực sự phải đội chiếc mũ này để hiểu những cá nhân mà bạn đang tuyển dụng. “Bạn cũng phải cập nhật những công cụ mới nhất, những gì hấp dẫn và những gì không.”

Xếp hạng của các Chuyên viên tuyển dụng

Các Chuyên viên tuyển dụng xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3,6 ★
Chính sách & Phúc lợi
3,6 ★
Cơ hội nghề nghiệp
3,8 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

1,105 việc làm cho Chuyên viên tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên tuyển dụng

Các Chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Chuyên viên tuyển dụng