Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên tuyển dụng?

Recruiter chính là nhà tuyển dụng, người tìm kiếm, thuyết phục ứng viên làm việc hay trở thành những thành viên của công ty, tổ chức của mình. Và đối tượng hướng đến tìm kiếm của Recruiter sẽ được tùy thuộc và những nhu cầu để có thể đòi hỏi được những năng lực và ứng viên được công ty đưa ra rõ ràng. 

Lộ trình thăng tiến tại vị trí Recruiter 

Thực tập sinh tuyển dụng (Trainee recruiter) 

Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều phải bắt đầu từ bậc thấp nhất, và đối với phần lớn những nghề nghiệp xứng đáng, bước đầu tiên là một chương trình đào tạo. Trong giới tuyển dụng, thời gian đào tạo này thường kéo dài tới 6 tháng. Đào tạo là điều cần thiết và sẽ cung cấp cho bạn tất cả các kỹ năng bạn cần để trở thành một nhà tuyển dụng thành công, đồng thời kiếm được một số đô la cho việc đó! Bạn cũng sẽ học hỏi từ những người giỏi nhất, thường xuyên theo dõi một nhà tư vấn đã thành danh và học hỏi những kinh nghiệm cùng với họ.

Nhân viên tuyển dụng (Recruiter) 

Sau khi hoàn thành xong khóa đào tạo của mình, bạn sẽ sẵn sàng đảm nhận vai trò Nhân viên tuyển dụng. Chức danh này sẽ mang lại cho bạn cơ hội hợp tác chặt chẽ với các ứng viên và công ty khách hàng, để thực sự thể hiện khả năng của bạn với tư cách là một nhà tuyển dụng. Bạn có thể sẽ đảm nhận vai trò này trong khoảng 1 năm và trong thời gian này, bạn nên tận dụng việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt, đầy mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Thành tích về các kỹ năng giao tiếp cá nhân hiệu quả và thuyết phục sẽ đưa bạn bước vào giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp tuyển dụng của mình. Bạn sẽ phát triển những điều này thông qua các trách nhiệm sau.

Trưởng phòng tuyển dụng 

Bây giờ bạn đang thực sự tiến lên các bậc thang. Sau một vài năm kinh nghiệm làm Tư vấn cấp cao, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc trở thành Trưởng nhóm. Đây là một vai trò mà bạn sẽ thấy có nhiều trách nhiệm hơn - trên thực tế là trách nhiệm đối với cả một nhóm người! Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy và truyền cảm hứng cho một nhóm, đồng thời quản lý và giám sát tất cả hoạt động tuyển dụng để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, thành công. Vai trò này sẽ yêu cầu một cách tiếp cận hỗ trợ để phát triển một nhóm, cả với tư cách tập thể và cá nhân, với mục tiêu phát triển kinh doanh. Do đó, bên cạnh việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, bạn phải đưa ra các chiến lược và kế hoạch tuyển dụng hiệu quả.

Quản lý cấp cao

Đảm nhận vai trò quản lý cấp cao của một công ty tuyển dụng không chỉ có nghĩa là bạn sẽ giám sát quá trình tuyển dụng mà còn cả các chức năng nhân sự. Điều này có nghĩa là Nhân viên tuyển dụng sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới, từ khâu soạn thảo, phỏng vấn đến tuyển chọn. Bạn đang kiểm soát. Các trách nhiệm chung khác với tư cách là thành viên ban quản lý bao gồm: nhân viên giám sát, tham dự các cuộc họp, hội nghị và các sự kiện kết nối…

Yêu cầu tuyển dụng Recruiter 

Recruiter là một bộ phận của công ty hoặc là một công ty riêng chuyên về tuyển dụng. Họ được công ty thuê và trở thành nhân viên, nhận lương đầy đủ giống với các cá nhân khác trong doanh nghiệp. Một Recruiter tài năng thường đảm bảo những yêu cầu sau:

Khả năng bao quát công việc

Như đã đề cập ở trên, công việc của Recruiter trong tổ chức, doanh nghiệp là làm tất tần tật những gì liên quan đến tuyển dụng. Do đó, bạn cần là người biết quan sát, bao quát toàn bộ công việc. Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, nắm rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để có thể hoàn thành công việc hiệu quả, tìm kiếm được nhân tài cho doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt

Một nhà tuyển dụng giỏi cần biết cách giao tiếp và ứng xử tốt. Vậy tầm quan trọng của giao tiếp đối với Recruiter là gì? Giao tiếp ở đây là khả năng nói chuyện, phỏng vấn ứng viên sao cho vừa gần gũi lại vừa đáng tin cậy bởi bạn sẽ là người đại diện doanh nghiệp đem đến cho ứng viên những ấn tượng đầu tiên.

Kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ xung quanh

Việc làm của Recruiter không phải đơn giản là tuyển dụng, bạn cần phải biết cách xây dựng mối quan hệ xung quanh mình, với cả ứng viên. Tạo sự liên kết với ứng viên sẽ giúp họ có thiện cảm, có thêm lòng tin về công ty họ chuẩn bị gia nhập vào. Cứ một người bạn xây dựng quan hệ và duy trì, bạn lại có thêm đầu mối để có thể truyền tải thông tin tuyển dụng của mình từ đó phát triển rộng hơn mạng lưới và nguồn data của bạn.

Kỹ năng thuyết phục 

Bạn cần biết cách thuyết phục ứng viên tiềm năng rằng đó là công việc có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. bên cạnh đó cũng cần biết cách thuyết phục khách hàng rằng những người trong danh sách bạn gửi là ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công ty đề ra. Khả năng của bạn để thuyết phục, tạo ảnh hưởng tới quyết định của họ giúp bạn chốt được những deal lớn. Đây cũng là kỹ năng rất quan trọng khi làm nghề này vì bạn có khi cần đứng ra đàm phán với các giám đốc hay tầm CXO level.

Có khả năng đa nhiệm

Bạn cần giao dịch với ứng viên và doanh nghiệp mỗi ngày, bạn cũng cần xử lý nhiều dự án cũng như các nhiệm vụ cùng lúc. Bạn phải ghi nhớ chi tiết các công việc khác nhau, các công ty, ứng viên để làm việc hiệu quả.

Chịu được áp lực công việc

Yếu tố để giúp bạn phát triển hơn khi làm Recruiter là gì? Chính là có thể chịu được áp lực của công việc tuyển dụng này. Làm việc không phải lúc nào cũng êm xuôi, tuyển dụng không phải lúc nào cũng có thể tuyển được người phù hợp.

Bạn sẽ phải sàng lọc, đánh giá rất nhiều ứng viên, có khi một vị trí lại tuyển hoài không được người. Đây chính là áp lực công việc bởi những bộ phận khác không đủ nhân lực sẽ là gánh nặng và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cập nhật xu hướng mới

Để không bị hạn chế từ việc khó cập nhật xu hướng hiện nay, bạn cần có kỹ năng tốt sao cho mình không phải là một Recruiter lạc hậu. Bạn muốn mình trở thành nhà tuyển dụng giỏi, bạn phải tự phát triển bản thân mỗi ngày bằng cách luôn học hỏi, cập nhật điều mới, những sự thay đổi trong thị trường nhân lực.

Trau dồi kiến thức liên tục

Song song với việc cập nhật xu hướng mới, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên môn liên tục. Người xưa có câu “Sở học là vô tận”, học không bao giờ là dư thừa vì thế bạn hãy luôn trao dồi kiến thức mới cho mình mỗi ngày đấy. 

Học gì để làm Recruiter ? 

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm đào tạo nghề recruiter hoạt động tại Việt Nam. Các trung tâm này đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết liên quan đến headhunter là gì , bao gồm các khóa học về tuyển dụng, đàm phán, quản lý thông tin, phân tích nhu cầu nhân sự, phỏng vấn và đào tạo nhân sự.

Ngoài ra, các trường đại học và cao đẳng cũng cung cấp những chương trình đào tạo về quản trị nhân sự và tuyển dụng, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với kiến thức về recruiter là gì và kỹ năng cần thiết để trở thành một recruiter chuyên nghiệp. 

Các trường đào tạo ngành Nhân sự nổi tiếng tại Việt nam 

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành nhân sự được nhiều người quan tâm và lựa chọn với chế độ đào tạo chất lượng như:

Vị trí Recruiter đòi hỏi sự nỗ lực và khả năng phát triển liên tục để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế, học tập và khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong con đường thăng tiến này.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên viên tuyển dụng. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên viên tuyển dụng phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.