Giao dịch viên ngân hàng như thế nào?
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và được nhiều người “săn đón”, nhưng thực sự, nghề giao dịch viên ngân hàng như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Nghề giao dịch viên ngân hàng là một công việc quan trọng và đa dạng trong ngành ngân hàng. Với vai trò chính là cung cấp dịch vụ tài chính và hỗ trợ khách hàng trong các giao dịch, giao dịch viên ngân hàng đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động và phát triển của ngân hàng.
Giao dịch viên ngân hàng có những ưu điểm gì?
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Đây là một "điểm sáng" lớn, hấp dẫn nhiều người tham gia ứng tuyển vào ngành này. Bởi ngành ngân hàng luôn có nhu cầu tuyển dụng giao dịch viên có với kỹ năng và kinh nghiệm, bạn có thể tiến thân lên các vị trí quản lý cao hơn trong ngân hàng. Điều này mang lại một tầm nhìn rõ ràng về cơ hội phát triển sự nghiệp và những định hướng cho tương lai.
Tiếp xúc với nhiều khía cạnh của ngành
Việc tiếp xúc với nhiều khía cạnh khác nhau của ngành tài chính và ngân hàng mang lại cơ hội để nắm bắt kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ tài chính, cũng như phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Đây là một lợi thế quan trọng cho sự phát triển cá nhân và cung cấp cho bạn khả năng áp dụng kiến thức này vào cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình.
Phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Do tính chất công việc thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bạn có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng từ khách hàng mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng phục vụ khách hàng, quản lý thời gian và xử lý các yêu cầu khác nhau từ khách hàng một cách hiệu quả.
Những "góc khuất" của nghề giao dịch viên ngân hàng
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được học hỏi những kỹ năng mới, giao dịch viên ngân hàng cũng có những "mặt tối" chỉ người trong nghề mới hiểu.
Áp lực thời gian
Bất kể nghề nào cũng có những áp lực riêng theo từng đặc trưng ngành nghề. Đối với giao dịch viên ngân hàng, đó là áp lực về quản lý thời gian và độ chính xác của những con số.
Việc khách hàng phải lấy số và chờ đến lượt giao dịch có nghĩa là nhân viên giao dịch phải làm việc với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu thời gian chờ đợi. Điều này cũng giúp tránh tình huống khách hàng phản ứng tiêu cực và làm ồn ào khi phải chờ đợi quá lâu.
Áp lực con số, độ chính xác
Đồng thời, do tính chất công việc, để xử lý nhanh chóng các giao dịch, giải quyết vấn đề và đảm bảo tính chính xác, bạn phải làm việc dưới áp lực lớn và cần sự tập trung cao độ. Điều này đòi hỏi bạn có khả năng quản lý căng thẳng và làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực.
Giao dịch viên ngân hàng không chỉ phải đảm bảo xử lý công việc nhanh chóng mà còn phải thực hiện mọi nhiệm vụ một cách chính xác, bởi rủi ro luôn tiềm ẩn. Các sai sót như tính lãi sai, chuyển tiền nhầm, hoặc chi nhầm tiền đã xảy ra không ít lần, ngay cả với những giao dịch viên giàu kinh nghiệm. Điều này buộc họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tiền mặt hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của ngân hàng.
Áp lực doanh số
Hiện nay, các giao dịch viên còn chịu áp lực về doanh số: doanh số về huy động, doanh số về tài khoản, doanh số về phát hành thẻ, doanh số về thanh toán quốc tế, doanh số bán bảo hiểm, doanh số bảo lãnh...
Giao dịch viên phải đảm nhận vai trò tư vấn và bán chéo các sản phẩm, cùng với mục tiêu doanh số bán hàng. Điều này yêu cầu họ phải tìm hiểu kỹ về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và khéo léo giới thiệu các sản phẩm khác như bảo hiểm, trái phiếu, thẻ tín dụng...
Trên thực tế, không ít người trẻ đã phải từ bỏ sự nghiệp giao dịch viên sau một thời gian ngắn sau khi vượt qua những vòng thi khắt khe, bởi họ không chịu nổi sức ép về doanh số. Ngay cả những ai vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, áp lực về doanh số vẫn là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc sống của họ.
Yêu cầu về ngoại hình, tác phong
Là “gương mặt đại diện” của ngân hàng, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nên nên giao dịch viên cần có ngoại hình dễ nhìn, tác phong chỉn chu. Hàng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau, và đôi khi còn gặp phải những vị khách hàng cực kỳ khó tính. Giao dịch viên ngân hàng luôn phải trong tâm thế sẵn sàng xử lý tình huống nghiệp vụ có thể xảy ra để đem đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Yêu cầu về kiến thức và trình độ
Để thành công trong nghề giao dịch viên ngân hàng, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Với sự phát triển không ngừng của ngành ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ tài chính luôn thay đổi. Do đó, giao dịch viên ngân hàng cần liên tục đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Điều này đòi hỏi bạn dành thời gian và nỗ lực để nghiên cứu và áp dụng những kiến thức mới nhất vào công việc hàng ngày.
Mức thu nhập không cao
Cuối cùng, với những áp lực và nhiều “góc khuất” trong nghề, mức thu nhập của một giao dịch viên thường thấp hơn so với những vị trí khác trong ngân hàng.
Lương của một giao dịch viên ngân hàng mới vào thường dao động trong khoảng 5 - 6 triệu đồng mỗi tháng. Sau khoảng 3 năm tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên khoảng 7 - 8 triệu đồng. Ngoài lương cơ bản, giao dịch viên còn có thể kiếm thêm thu nhập từ hoa hồng bán bảo hiểm, trái phiếu hay thẻ tín dụng nếu họ có khả năng bán hàng tốt.
So với các vị trí khác trong ngân hàng, mức lương của giao dịch viên không được coi là cao, tuy nhiên nhiều người vẫn chọn công việc này bởi tính ổn định của nó. Đối với những người mới ra trường, giao dịch viên là một sự lựa chọn hợp lý bởi nó giúp rèn luyện tính cẩn thận, khả năng giao tiếp và khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
Review về nghề giao dịch viên ngân hàng
Theo chị Hương, từng làm giao dịch viên tại Ngân hàng A chia sẻ: "Tổng thu nhập khi mới vào của giao dịch viên tầm 8 đến 9 triệu. Ngân hàng có yêu cầu về chỉ tiêu: huy động, thẻ ghi nợ nội địa, Ibanking. Đồng phục của ngân hàng là mặc váy, nhìn cơ bản là đẹp, có định vị thương hiệu. Thứ 6 mặc áo dài, thứ 7 ăn mặc tự do nhưng vẫn đảm bảo yếu tố lịch sự, chuyên nghiệp. Tùy một vài chi nhánh thì có thời gian làm việc vào thứ 7 nhưng chủ yếu là giao dịch nội bộ. Nhân sự vị trí này tại Ngân hàng A tương đối ổn định, ít sự biến động lớn"
"Môi trường ngân hàng năng động, trẻ trung, cởi mở và hòa đồng, cho phép nhân viên tự do thể hiện cá nhân sáng tạo và đóng góp ý kiến riêng. Giao dịch viên cũng có cơ hội giao tiếp rộng rãi, vì công việc của họ liên quan đến liên lạc và đáp ứng nhu cầu khách hàng liên tục. Điều này cung cấp cơ hội để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử trong mọi mối quan hệ.
Hơn nữa, giao dịch viên có cơ hội thăng tiến cao. Nếu bạn có năng lực và đạt được các chỉ tiêu của ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và tạo sự hài lòng, bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp bên trong ngân hàng.
Tuy nhiên, áp lực của giao dịch viên cũng không nhỏ. Áp lực đầu tiên là về thời gian và độ chính xác trong công việc. Mỗi khách hàng có tính cách và yêu cầu thời gian làm việc riêng, vì vậy việc kết hợp hai yếu tố này là một thách thức không dễ dàng đối với giao dịch viên.
Áp lực thứ hai là về doanh số. Doanh số là mục tiêu thúc đẩy quá trình làm việc và đánh giá năng lực của từng nhân viên. Mặc dù chỉ tiêu có thể không quá cao, nhưng quy mô công việc phức tạp khiến nó không đơn giản đối với giao dịch viên.
Để trở thành một giao dịch viên tại Ngân hàng B, bạn phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đã trở thành giao dịch viên, bạn sẽ được hưởng những chế độ hấp dẫn và có cơ hội để thể hiện và phát triển bản thân một cách tối đa," anh Tùng - một giao dịch viên lâu năm tại Ngân hàng B chia sẻ.
Cũng cùng quan điểm với anh Tùng, chị An chia sẻ: "Nếu bạn là một giao dịch viên của ngân hàng thì áp lực lớn nhất của bạn sẽ là áp lực doanh số: doanh số về huy động, doanh số về tài khoản, doanh số về phát hành thẻ, doanh số về thanh toán quốc tế, doanh số bán bảo hiểm, doanh số bảo lãnh..."
Trên đây là tổng hợp những đánh giá về nghề giao dịch viên ngân hàng. Nghề nào cũng có “điểm sáng” và “góc tối” riêng, vì vậy, bạn hãy tham khảo và cân nhắc thật kỹ các thông tin trên và lựa chọn cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất nhé.
Đánh giá, chia sẻ về Giao dịch viên ngân hàng
Các Giao dịch viên ngân hàng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.