Performance Marketer như thế nào?

Performance Marketer cũng có thể hiểu là một hình thức Digital Marketing theo hướng dịch vụ. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ Marketing khi họ đáp ứng hoặc hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Những chỉ tiêu đó có thể bao gồm: phần trăm click chuột, khả năng tăng sale hay thu về bao nhiêu khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, đây là Marketing dựa trên sự hiệu quả

Performance Marketer có những ưu điểm gì?

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Đây là một "điểm sáng" lớn, hấp dẫn nhiều người tham gia ứng tuyển vào ngành này. Bởi ngành Performance Marketer luôn có nhu cầu tuyển dụng người có với kỹ năng và kinh nghiệm, bạn có thể có mức lương trong mơ với công việc này. Điều này mang lại một tầm nhìn rõ ràng về cơ hội phát triển sự nghiệp và những định hướng cho tương lai.

Tiếp xúc với nhiều khía cạnh của nhiều ngành

Performance Marketer là một trong những nghề được tiếp xúc với hầu hết các ngành hiện nay, đặc biệt là các nhãn hàng, thương hiệu hay doanh nghiệp cần gây dựng thương hiệu. Bởi lẽ nghề Marketing chính là nghề đưa các nội dung, ý tưởng của mình nhằm tạo ra sự khác biệt hoặc những đặc sắc của nghề đó cho mọi người thấy. Thông qua đó trước khi nhận pr hay lên ý tưởng cho một khía cạnh nào đó chắc chắn sẽ tìm hiểu, học hỏi kiến thức để có thể dễ dàng hoàn thành công việc. Đó cũng chính là cách để có thể nạp thêm lượng kiến thức của các ngành nghề cũng như sản phẩm khác nhau 

Phát triển khả năng sáng tạo và xây dựng mối quan hệ

Do tính chất công việc thường phải lên ý tưởng, sáng tạo nội dung, lên kịch bản, edit video,..Qua đó bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển khả năng sáng tạo và xây dựng được những  mối quan hệ tốt. Điều này không chỉ tạo dựng lên một trí óc nhanh nhẹn sáng tạo. Đồng thời bạn sẽ được làm việc cũng như gặp gỡ những người có tiếng nhằm giúp ích cho thương hiệu cá nhân của bạn 

Công việc tự do cả thời gian lẫn địa điểm 

Đặc điểm của các Performance Marketer là có thể làm việc ở nhiều không gian và thời gian làm việc. Tự do về thời gian, không ép buộc giờ hành chính, tự do về không gian, vị trí làm việc. Chỉ cần tìm một không gian có thể thúc đẩy sự sáng tạo của bạn sẽ là nơi làm việc ý tưởng. Đồng thời có thể đi nhiều nơi, di chuyển nhiều chỗ tìm kiếm không gian làm việc mới 

Những "góc khuất" của Performance Marketer

Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được học hỏi , thúc đẩy được khả năng sáng tạo thì Performance Marketer cũng có "mặt tối" chỉ người trong nghề mới hiểu

Có những phản ứng tiêu cực

Những trường hợp lợi dụng các kênh bán hàng online để chuộc lợi như: bán hàng online giả mạo, nặc danh, hàng nhái, bùng hàng,… và hàng loạt những sự kiện xấu khác xuất phát từ việc kinh doanh online đã khiến một phần khách hàng mất đi niềm tin đối với những nhà kinh doanh trên mạng xã hội. Đây cũng là một trong những nhược điểm lớn của Performance Marketer

Kỹ thuật và xu hướng thay đổi liên tục

Các kênh truyền thông chính của Marketing: Facebook đã và đang thường xuyên cập nhật những phiên bản mới và giá cả cho việc quảng cáo lại càng ngày càng có xu hướng đi lên. Theo ngành Marketing các bạn phải xác định luôn tâm thế cập nhật xu hướng và học hỏi liên tục, không ngừng nghỉ những xu hướng mới của thế giới. Chỉ cần ngừng lại một nhịp kiến thức của bạn ngay lập tức  có thể trở lên lỗi thời.

Tiêu tốn nhiều thời gian

Theo dữ liệu được biên soạn bởi Social Media Today, hơn 60% các nhà tiếp thị kỹ thuật số dành ít nhất 6 giờ mỗi ngày cho các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số của họ.

Khoảng 1 trong 3 nhà tiếp thị kỹ thuật số nói rằng họ dành hơn 11 giờ làm việc trực tuyến mỗi ngày. Điều này khẳng định, mặc dù có thể không tốn nhiều chi phí để có được một chiến dịch tiếp thị và vận hành, nhưng bạn cần phải đầu tư trí tuệ, mồ hôi, công sức vào đó.

Nền tảng trực tuyến bị mất kiểm soát

Khi làm việc trực tuyến, về cơ bản, bạn đang dựa vào các dịch vụ của người khác đáng tin cậy và dễ tiếp cận. Nếu các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số của bạn xoay quanh Facebook và trang web đó bị ngừng hoạt động kéo dài, chiến dịch của bạn cũng bị ngừng hoạt động kéo dài.

Dễ bị sao chép

Chỉ cần hai lần nhấp chuột, đối thủ hoàn toàn có thể sao chép thông tin từ các nỗ lực chiến dịch của bạn. Đôi khi tất cả những gì cần làm chỉ là đổi logo của bạn thành một logo khác của đối thủ. Bạn phải thận trọng khi thực hiện Performance Marketer để đảm bảo rằng những nỗ lực của bạn sẽ không bị đối thủ cạnh tranh sử dụng.

Những ưu và nhược điểm của Performance Marketer cho thấy tầm quan trọng của việc quảng cáo trực tuyến và  thông điệp truyền tải. Nếu bạn có thể thiết lập một đề xuất giá trị hấp dẫn và sau đó thực hiện theo lời hứa đó, thì bạn sẽ có thể tăng cơ hội trải nghiệm một chiến dịch thành công

Ngân sách triển khai lớn

Đã có rất nhiều quan điểm nghĩ rằng, khi sử dụng hình thức Performance Marketer sẽ giảm được rất nhiều chi phí và gần như hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên quan điểm này không phải là một quan điểm hoàn toàn chính xác. Bạn sẽ phải trả một khoản chi phí rất lớn cho các kênh truyền thông như: Facebook, Twitter,… tuy nhiên hiệu quả của các kênh truyền thông này đôi lúc sẽ không đảm bảo chất lượng như các bạn mong muốn nhưng bạn lại phải chắc chắn đảm bảo được một lượng tương tác tương đương với số tiền bỏ ra

Review về Performance Marketer

Một Performance Marketer chia sẻ: “Với vị trí Performance Marketer, bản thân tôi có rất nhiều cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và ứng dụng các kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số. Công việc của tôi cũng giống như công việc của digital marketing. Nhưng tôi được đánh giá qua phần trăm click chuột, khả năng tăng sale hay thu về bao nhiêu khách hàng tiềm năng để nhận mức lương thỏa đáng. Công việc này cũng khá tự do và tôi rất thích nó. Mức lương của tôi không quá cao nhưng khá ổn định. Sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Tôi rất hài lòng với công việc này”

“Hiện tôi đang là một Performance Marketer. Mức lương của tôi ở vị trí này là 12 triệu đồng/ tháng. Tôi làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo. Công việc của tôi là một công việc tự do nhưng đòi hỏi sự sáng tạo, nhanh nhẹn cao. Là một hình Digital Marketing. Performance Marketer rất quan trọng khi nó đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên kết quả mang lại. Về mặt lý thuyết, chỉ cần có tiền, bạn sẽ nhận được thứ mình mong muốn. Thực tế, cùng một chiến dịch nhưng chi tiêu cho quảng cáo có thể khác nhau do nhiều biến số. Các doanh nghiệp nhận thấy rằng họ đang trả phần lớn ngân sách của họ cho việc quảng cáo, kết nối và tạo ra tệp khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên vô ích nếu khách hàng tiềm năng không có chất lượng tốt”

Nghề Performance Marketer mang đến cho cá nhân nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, với khả năng tiếp cận đa dạng khách hàng và thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức của nghề là phải theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng tiếp thị mới, đồng thời tìm cách tạo ra sự tương tác và gắn kết với khách hàng. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và kiến thức chuyên sâu để tận dụng tối đa cơ hội tiếp thị kỹ thuật số.

Xếp hạng của các Performance Marketer

Các Performance Marketer xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3,7 ★
Chính sách & Phúc lợi
4,0 ★
Cơ hội nghề nghiệp
3,7 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

37 việc làm cho Performance Marketer

Đánh giá, chia sẻ về Performance Marketer

Các Performance Marketer chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Performance Marketer