Tester như thế nào?

Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.

Tester có những ưu điểm gì?

Vậy nghề Tester có những ưu điểm gì mà hiện nay có rất nhiều người quan tâm và muốn theo? Những ưu điểm có thể kể đến như sau:

Rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề ở rất nhiều khía cạnh

Điều này có thể hiểu như sau, nếu bạn đứng trên cương  vị của một người tester thì khi bạn sử dụng phần mềm quá là dễ dàng, nhưng nếu bạn đang đứng trên vai trò của người khách hàng, hay người dùng phần mềm thì bạn sẽ hiểu được vai trò của nó bởi không phải ai cũng biết, cũng hiểu về nó để từ đó bạn sẽ tìm ra phương án xử lý sao cho nhanh, gọn nhẹ nhất, đơn giản để sử dụng phần mềm được hiệu quả nhất.

Khả năng nhanh nhạy trong xử lý tình huống

Trong 1 function sẽ được nhìn ở 2 góc độ tiêu biểu: một là hành vi đúng (positive) và hành vi chưa đúng ( negative case) 

Điều này có thể hiểu rằng 1 ứng dụng có tính chất báo cáo và khi bạn test nó thì chỉ cần bấm nút chạy ra file. Sau đó tiến hành xem các tính toán dữ kiện của file xem có thực hiện đúng theo ý người dùng hay không, xem có đúng định dạng theo đúng yêu cầu của người mua hay không. Đây là những điều người trong nghề đều đã biết. 

Tuy nhiên, trên cương vị một người Tester giỏi bạn sẽ cần nhìn nhận khía cạnh là khi có dữ liệu và chuẩn thì phần mềm sẽ trả về thông tin gì, ngược lại thì cần báo lỗi những thông tin gì? 

Có cái nhìn tổng quan, hệ thống

Nếu khách hàng của bạn đang  muốn mua một phần mềm bán quần áo, thì đứng trên cương vị của người tester bạn cần hiểu được doanh nghiệp bán quần áo đó họ cần sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu nào chứ không phải nhìn nhận phần mềm đó có bao nhiêu chức năng, mỗi chức năng sẽ để làm gì.

Nhược điểm của nghề Tester

Một số nhược điểm của nghề Tester có thể kể đến như:

  • Quá trình học tương đối vất vả, đòi hỏi cao về thời gian, sự tập trung để có thể thành thạo công việc
  • Học và làm việc Tester thường nhàm chán bởi tính chất công việc khô khan, công việc thường chỉ xoay quanh và lặp lại việc viết code, test case, viết báo cáo… Tuy nhiên vẫn đòi hỏi sự say mê, nhiệt tình và không ngừng phát triển tư duy công việc.
  • Thời gian bị hạn chế do một dự án Tester cần rất ít thời gian để kiểm tra chặt chẽ do đo thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Ngoài ra còn một nhược điểm có thể kể đến đó là vẫn có nhiều công ty không coi trọng nghề Tester bởi họ không quan trọng việc kiểm định chất lượng phần mềm trước khi bán cho khách hàng, coi việc kiểm định phần mềm là khâu đơn giản, dễ làm. Do đó lương của Tester ở Việt Nam thường thấp hơn so với các Developer.

Review về nghề Tester

Theo anh Minh đang làm việc tại một công ty ở vị trí Tester có hơn 1 năm kinh nghiệm chia sẻ: “ Là Tester, tôi thường phải làm việc chặt chẽ với các thành viên khác trong dự án như nhà phát triển, thiết kế viên và người quản lý dự án. Công việc kiểm thử yêu cầu sự tỉ mỉ, quan sát và khả năng kiểm soát tất cả các khía cạnh của sản phẩm. Điều này đôi khi mang lại cảm giác áp lực về việc không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết quan trọng nào.

Công việc cũng đặt ra những khó khăn riêng. Trong nhiều dự án, thời gian kiểm thử thường bị hạn chế, và việc đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh đã được kiểm thử kỹ lưỡng có thể gặp khó khăn. Đôi khi, các lỗi không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện bằng cách kiểm thử theo các kịch bản thông thường. Điều này đòi hỏi tôi phải có sự sáng tạo trong việc tạo ra các tình huống kiểm thử không thường ngày để phát hiện những lỗi tiềm ẩn.

Mặc dù gặp phải những khó khăn và thách thức, công việc Tester mang lại cho tôi sự hài lòng khi tôi có thể đóng góp vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và giúp tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng cuối.”

Ngoài ra thì chị Hà cũng chia sẻ về vị trí Tester mà chị đang làm tại một công ty: “ Trên thực tế thì bất kỳ ai cũng có thể theo đuổi nghề Tester cho dù bạn là con trai hay con gái bởi bất kỳ nghề nào cũng cần có sự kiên trì và đam mê học hỏi. Với tôi là một Tester nữ đã có kinh nghiệm trong công việc làm trong một môi trường yêu cầu tôi phải làm việc với nhiều dự án cùng lúc. Quản lý thời gian và ưu tiên công việc đôi khi là một thách thức, nhưng nó giúp tôi phát triển kỹ năng quản lý cá nhân.

Ngoài những điều giúp tôi phát triển thì bên cạnh đó cũng ko ít những khó khăn phải trải qua bởi: công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn, luôn tìm hiểu các kiến thức mới,... và có một điều khó khăn lớn là đôi khi sẽ bị đánh giá thấp bởi nhiều người vẫn còn có suy nghĩ con gái làm kiểm thử phần mềm thì không giỏi bằng con trai do đó bị đánh giá thấp, đôi khi chỉ được giao cho các dự án đơn giản, không được thực hiện các mục khó, phức tạp hơn…

Với những khó khăn cùng với những cơ hội, là một Tester nữ với 2 năm kinh nghiệm đã giúp tôi phát triển sự tự tin, khả năng làm việc trong nhóm và khả năng quản lý thời gian. Tôi luôn học hỏi và nỗ lực vượt qua các thách thức để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thành tốt công việc.”

Xếp hạng của các Tester

Các Tester xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3,6 ★
Chính sách & Phúc lợi
4,1 ★
Cơ hội nghề nghiệp
4,2 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

902 việc làm cho Tester

Đánh giá, chia sẻ về Tester

Các Tester chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Tester