Điều kiện và Lộ trình trở thành một Tester?

Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.

Lộ trình thăng tiến của Tester

Lộ trình sự nghiệp của một công việc Tester có thể có sự biến đổi tùy theo công ty, ngành công nghiệp và khả năng cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một ví dụ về lộ trình phổ biến mà một Tester có thể trải qua:

Từ 0 - 2 năm: Intern Tester

Intern Tester là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.

Từ 2 - 4 năm: Junior Tester

Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có.

Từ 4 -7 năm: Senior Tester

Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…

Từ 7 -10 năm: Test Leader

Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các  Tester trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý. 

Yêu cầu tuyển dụng của Tester

Từ một nghề còn khá xa lạ đối với các bạn trẻ, Tester đang dần trở thành một nghề "HOT" tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao. Đây cũng được coi là một nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là có cơ hội thăng tiến rõ ràng dựa vào năng lực và thâm niên. Vậy yêu cầu tuyển dụng của một vị trí Tester như sau:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc có sự đam mê, yêu thích công việc Tester.
  • Kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên.
  • Hiểu biết về các phương pháp kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận
  • Có kiến thức về các kỹ thuật kiểm thử như kiểm thử tự động, kiểm thử bằng tay, kiểm thử kiểm tra (regression testing), kiểm thử phi chức năng (non-functional testing) như kiểm thử hiệu năng, kiểm thử bảo mật.
  • Hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm (ví dụ: Agile, Scrum) và vai trò của Testing trong quá trình đó.
  • Có khả năng tư duy logic để xác định các trường hợp kiểm thử cần kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử.
  • Khả năng quan sát và phân tích chi tiết, từ việc xác định kịch bản kiểm thử cho đến việc ghi nhận kết quả.
  • Hiểu biết về các ngôn ngữ và công cụ liên quan đến kiểm thử như Selenium, JUnit, NUnit, Appium, và các phần mềm kiểm thử tự động khác.
  • Có khả năng làm việc với nhóm phát triển, kỹ sư khác và người quản lý dự án để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Sẵn sàng học hỏi và cải tiến quy trình kiểm thử dựa trên kinh nghiệm và phản hồi từ các dự án.
  • Nắm rõ kiến thức, kỹ năng về các phương pháp, công cụ test, kỹ thuật test.
  • Có sự chủ động, thái độ và tinh thần hợp tác làm việc.
  • Có kế hoạch rõ ràng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn cùng môi trường làm việc linh hoạt

Cơ hội thăng tiến

Lĩnh vực kiểm thử phần mềm không chỉ dừng lại ở vị trí tester cơ bản. Bạn có thể phát triển thành chuyên gia kiểm thử, trưởng nhóm, quản lý chất lượng phần mềm, và thậm chí là giám đốc chất lượng phần mềm.

Khả năng linh hoạt trong lựa chọn ngành nghề

Kỹ năng kiểm thử phần mềm là cần thiết trong nhiều ngành khác nhau, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, bạn có thể làm việc trong nhiều ngành khác nhau như y tế, tài chính, sản xuất, thương mại điện tử.

Môi trường làm việc linh hoạt

Nhiều công ty, đặc biệt là các công ty công nghệ thông tin, thường thúc đẩy môi trường làm việc linh hoạt. Bạn có thể làm việc từ xa, làm việc theo giờ linh hoạt, hoặc thậm chí làm việc theo dự án.

Cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng liên tục

Công nghệ thay đổi nhanh chóng, và tester cần phải liên tục học hỏi để nắm bắt các công nghệ, phương pháp kiểm thử mới. Điều này tạo cơ hội không ngừng phát triển kiến thức và kỹ năng.

Để trở thành một Tester thì bạn cần phải có các kĩ năng

  • Kiến thức về các công cụ kiểm thử phần mềm khác như TestNG, Rest Assured, Jmeter, Granafa, InfluxDB, SureFire, PyTest, Jacoco, SonarCloud, v.v.
  • Kiến thức cơ bản về Cơ sở dữ liệu/ SQL và các lệnh Linux
  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về Công cụ quản lý kiểm tra (Test Management Tool): Jira, Asana, ReQtest, qTest, PractiTest..
  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về bất kỳ công cụ Defect Tracking: QC, Bugzilla,...
  • Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về công cụ Tự động hóa (Automation tool)
  • Kỹ năng giao tiếp, lập luận và phân tích
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Sự tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ tính và chỉn chu trong công việc
  • Yêu cầu tuyển dụng vị trí Tester

Làm Tester cần học những kiến thức gì

  • Kiến thức căn bản về máy tính, biết sử dụng Excel căn bản,  sử dụng internet
  • Automation test cần nắm vững căn bản SQL, HTML,CSS… bạn cần phải hiểu được nó để có thể viết code, chỉnh sửa code để chạy các tool tự động
  • Kiến thức tổng quan về kiểm thử, bao gồm các định nghĩa cơ bản , các thuật ngữ thường dùng, quy trình kiểm thử phần mềm, quy trình sản xuất phần mềm. Bạn có thể học và thi ISTQB hoặc tham khảo các mục dưới đây:
  • Tìm hiểu phần Testing là gì ? Các định nghĩa, khái niệm căn bản về kiểm thử phần mềm
  • Vòng đời của kiểm thử và thứ tự công việc kiểm thử
  • Tại sao testing quan trọng và cần thiết? Nếu không có Tester sản phẩm sẽ như thế nào
  • Các mức độ trong kiểm thử, đi từ nhỏ đến mức cao nhất
  • Các loại testing như Functional testing, ….
  • Vòng đời phát triển, vị trí testing trong các giai đoạn phát triển phần mềm
  • Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa một số khái niệm

Hướng dẫn các bước để trở thành một Tester

  • Có bằng Cử nhân về các ngành liên quan: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin…
  • Có thêm chứng chỉ CSTE, ISTQB là một lợi thế
  • Hiểu biết các khái niệm chính về lập trình máy tính và viết code
  • Nắm rõ về cơ sở dữ liệu máy trình, lập trình tự động hóa và các công cụ quản lý kiểm tra
  • Trau dồi kinh nghiệm bằng cách thực tập tại các công ty/vị trí lập trình, xây dựng các dự án cá nhân…
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp

Nằm trong số những ngành nghề hot hiện nay, Công nghệ thông tin mặc dù mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Tuy vậy, không ngành nghề nào cũng là hoàn hảo, và mỗi ngành đều có những hạn chế riêng. Do đó, việc lựa chọn một sự nghiệp thích hợp phụ thuộc vào sở thích và khả năng của từng người. Với những ai đang có ý định ứng tuyển việc làm nhân viên Tester, lập trình viên,... thì hãy cân nhắc kỹ về nghề Công nghệ thông tin được gì và mất gì để không hối tiếc khi đưa ra quyết định nhé.