Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Vì sao nên hợp tác cùng chúng tôi?
- Lương cứng: 20.000đ/giờ (3-5tr/tháng) (khi đạt hiệu quả công việc)
- Thưởng OKR theo hiệu suất làm việc và thưởng theo năng lực làm việc
- Cơ hội phát triển lên các level cao hơn
- Được đào tạo từ đầu từ cơ bản đến nâng cao
- Một môi trường startup Công nghệ và Global tiến luôn trong trạng thái phát triển và đổi mới sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm và kiến thức qua từng ngày
- Hoạt động nội bộ và chương trình đào tạo hàng tháng nhằm gắn kết và nâng cao tinh thần teamwork
- Performance Review sau thời gian thực tập
- Teambuilding 1-2 lần/năm
Bạn sẽ làm gì tại Tanca?
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng cho Web và Mobile Application.
- Thực hiện việc tìm hiểu và phân tích yêu cầu để tạo ra test cases.
- Thực thi kiểm thử chức năng dựa vào test cases đã tạo.
- Thực hiện việc mô tả bug khi phát sinh.
- Phối hợp làm việc với phòng Product
- Báo cáo kết quả làm việc hàng ngày với quản lý trực tiếp.
Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 6 (8h00 - 17h30)
Địa điểm: 259 Lê Quang Định, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Yêu Cầu Công Việc
- Sinh viên đang theo học ngành IT tại các trường Đại học.
- Chủ động, đam mê công việc, sẵn sàng chấp nhận thách thức.
- Thích học hỏi công nghệ mới, nghiên cứu và xây dựng mô hình hàng trăm nghìn người dùng mỗi ngày.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 3 Tr - 5 Tr VND
Tanca đang phục vụ cho hàng trăm doanh nghiệp trong đó có các khách hàng như Đất Xanh Group, California Fitness&Yoga, Gà nướng Ò Ó O, Chuỗi café King Coffee hay những startup Sharktank như LuxstaySứ mệnh của Tanca là hỗ trợ cho hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam “chuyển đổi số” trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tanca đang giúp giải quyết nhiều vấn đề trong hoạt động nhân sự và tạo ra một cách thức quản lý nhân sự hoàn toàn mới. Tanca cũng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tốt nhất cho mỗi thành viên, do vậy chúng tôi mong chờ sự có mặt của bạn trong hành trình phát triển mạnh mẽ sắp tới.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Intern Tester là gì?
1. Thực tập sinh Interm Tester là gì?
Intern Tester hay còn gọi là Thực tập sinh Kiểm thử phần mềm, là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Intern Tester thường được tham gia vào các dự án thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của Tester có kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, những vị trí như Thực tập sinh kiểm thử xâm nhập, Thực tập sinh Game Tester cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
2. Làm về tester cần học những gì?
Nghề Tester yêu cầu một nền tảng vững chắc từ các ngành liên quan đến CNTT hoặc Kỹ thuật phần mềm sẽ là một lợi thế lớn. Để trở thành Tester chuyên nghiệp bạn có thể theo học các ngành học như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, An toàn thông tin... Tuy nhiên, bạn cũng có thể học các khóa học ngắn hạn và chứng chỉ để phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình. Bên cạnh đóm bạn phải học những điều sau:
- Học cách tạo tài liệu test: Kỹ năng tạo tài liệu cực kỳ quan trọng, vì trong suốt quá trình học bạn phải tạo khá nhiều tài liệu như Test case, test report, …. Ví dụ như tạo tài liệu bạn phải chú ý các lỗi nhỏ như ngữ pháp, chính tả, (Vì Test case viết bằng tiếng Anh nên bạn phải viết đúng được được chính xác để đọc được spec và viết test case). Thế nên kỹ năng này bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi bước vào ngành.
- Học cách lên kế hoạch kiểm thử phần mềm: Các bạn phải có khả năng lập kế hoạch kiểm thử chi tiết, cần được học và luyện tập kế hoạch kiểm tra một cách bài bản để không bị bỏ sót những lỗi nhỏ trong quá trình kiểm thử.
- Cần học và chọn quy trình kiểm tra phần mềm: Để hiểu được quy trình kiểm tra phần mềm trong quá trình sản xuất phần mềm thì đối với Tester đây là rất cần thiết. Chúng ta có thể kiểm tra theo các quy trình sau: lập kế hoạch – thiết kế Test – phát triển test script – thực hiện kiểm tra – đánh giá quá trình kiểm tra.
- Luyện kỹ năng viết báo cáo lỗi: Một báo cáo lỗi phải thật rõ ràng và logic nhưng vẫn đủ các ý chính của báo cáo. Chỉ cần 1 ý thiếu chính xác sẽ dẫn tới sự hiểu nhầm và ảnh hưởng tới tiến độ phát triển dự án. Viết báo cáo là một quá trình quan trọng nên người kiểm thử nên nhớ không sử dụng lệnh chỉ huy trong báo cáo, hãy tạo sự thoải mái cho Test và Dev.
- Rèn luyện kỹ năng lập luận và phân tích logic: Một Tester giỏi là người có khả năng phân tích sắc bén thông qua khả năng luyện tập và khả năng của mỗi người, cụ thể ở việc bạn đọc và hiểu được yêu cầu của dự án, hiểu rõ từng chi tiết từ một module lớn, lập luận tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi tạo test.
- Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình: Để trở thành Tester cần phải hiểu về một vài ngôn ngữ lập trình như: HTML, CSS. Không cần hiểu quá nâng cao về phần viết Code mà thay vào đó là cách đọc và cách chỉnh sửa ở mức cơ bản.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQGTPHCM (UIT)
- Trường Đại học RMIT Việt Nam
- Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
- Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
- Trường Đại Học FPT
3. 4 kiểu Test thường gặp với nghề Testers - 4 Types of Testers
Functional Testing (Kiểm thử chức năng)
Functional Testing có thể bao gồm nhiều hình thức kiểm thử khác nhau, như: Unit Testing (Kiểm thử đơn vị), Integration Testing (Kiểm thử tích hợp), System Testing (Kiểm thử hệ thống) và một vài hình thức kiểm thử khác nữa. Kiểm thử chức năng có thể được hiểu là một bài test xem phần mềm có thực hiện đúng chức năng hay không và được thực hiện trong mọi mức kiểm thử.
Non-functional Testing (Kiểm thử phi chức năng)
Kiểm thử phi chức năng giống kiểm thử chức năng ở chỗ cả hai đều xuất hiện trong mọi mức độ kiểm thử. Nếu như Functional Testing hướng tới việc test toàn thể chức năng hoặc một chức năng cụ thể thì Non-functional Testing được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Phần mềm có hoạt động tốt không?”. Kiểm thử phi chức năng chú trọng nhiều hơn vào những khía cạnh khác của phần mềm, như là độ bảo mật và khả năng tải của phần mềm đó, ví dụ như bao nhiêu người có thể đăng nhập cùng 1 lúc.
Structural Testing (Kiểm thử cấu trúc)
Kiểm thử cấu trúc thường được coi là một loại white box testing. Quá trình này tập trung vào việc kiểm thử những gì đang diễn ra ở bên trong phần mềm hơn là về chức năng của phần mềm đó.
Change-related Testing (Kiểm thử thay đổi)
Mục đích của kiểm thử thay đổi là để kiểm tra xem phần mềm có vận hành trơn tru sau những lần sửa lỗi hay không.
4. Tester sử dụng ngôn ngữ lập trình gì? 5 ngôn ngữ lập trình bạn cần biết
Ngôn ngữ lập trình web: PHP, Java, C#, JavaScript
Tester làm việc trong lĩnh vực phát triển web cần hiểu các ngôn ngữ như PHP, Java, C#, JavaScript để có thể kiểm tra hiệu quả các ứng dụng web. PHP (Hypertext Preprocessor), Java, C#, và JavaScript là những ngôn ngữ phổ biến trong phát triển ứng dụng web. PHP thường được sử dụng cho phát triển web back-end, trong khi JavaScript chủ yếu dùng cho phía front-end. Java và C# cũng có thể được sử dụng cả ở phía back-end và front-end.
Ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động:
Với việc phát triển ứng dụng di động ngày càng phổ biến, kiểm thử ứng dụng di động đòi hỏi hiểu biết về ngôn ngữ lập trình của nền tảng đó để tạo các kịch bản kiểm thử và thực hiện kiểm thử tự động trên các thiết bị di động. Tester cần nắm vững các ngôn ngữ như Java, Kotlin, Swift, Objective-C, C++ để hiểu rõ ứng dụng di động: Để kiểm thử ứng dụng di động một cách hiệu quả, tester cần hiểu cấu trúc và hoạt động của ứng dụng. Học các ngôn ngữ lập trình ứng dụng di động giúp tester hiểu được cách ứng dụng được xây dựng và làm việc.
Ngôn ngữ lập trình phân tích dữ liệu
Tester tham gia kiểm tra và đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu. Vì vậy Tester nên biết về ngôn ngữ như R, Python, và Java để thực hiện kiểm thử dữ liệu một cách hiệu quả, cụ thể: kiểm thử tích hợp, tạo dữ liệu kiểm thử, đánh giá hiệu suất.
Robotic
Với sự phát triển của ngành robot và tự động hóa, Tester có thể học các ngôn ngữ lập trình phù hợp như Python, C++, để kiểm tra tính năng và tương tác của các robot. Robot Framework và ROS (Robot Operating System) là các ngôn ngữ và hệ thống được sử dụng trong phát triển và kiểm thử các ứng dụng liên quan đến robot và tự động hóa, ngôn ngữ lập trình này cho phép tester tạo các kịch bản kiểm thử tự động cho các ứng dụng đặc biệt này, giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác. Kiểm thử robot thường liên quan đến việc xây dựng kịch bản kiểm thử đặc biệt để kiểm tra các chức năng và tính năng của robot.
Internet of Things (IoT)
IoT không phải là một ngôn ngữ lập trình cụ thể, mà là một lĩnh vực kết hợp nhiều ngôn ngữ khác nhau như C, C++, Python, Java, và JavaScript. Trong lĩnh vực IoT, Tester cần hiểu các ngôn ngữ như C, C++, Python để kiểm tra tính năng và tương tác của các thiết bị kết nối. Trong kiểm thử IoT, kiến thức về các ngôn ngữ này sẽ giúp bạn kiểm tra các thiết bị và ứng dụng IoT để đảm bảo tính ổn định và an toàn.
5. 10+ Khóa học Tester cho người mới bắt đầu
- ISTQB Software Testing Training by The Knowledge Academy: Khóa học này phù hợp cho người mới tìm hiểu về lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Khóa học cung cấp các nguyên tắc và tầm quan trọng của việc kiểm thử phần mềm, cho phép người học có thể đặt câu hỏi và tương tác trực tiếp.
- Learning Test-Driven Development in Java by Udemy: Đây cũng là một khóa học phù hợp dành cho người mới, người đã có kinh nghiệm sử dụng Java. Khóa học giúp người học hiểu về cách phần mềm thiết kế vượt qua các bài kiểm tra và thực hiện đúng chức năng như thế nào. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được tìm hiểu về các lỗi thường gặp.
- Robot Framework Test Automation by Udemy: Các chuyên gia có thể sử dụng các frameworks và công cụ khác nhau để test các ứng dụng mới, trong đó bao gồm robot framework. Các tester thường sử dụng framework này để kiểm tra tính tương thích, đánh giá trải nghiệm người dùng và yêu cầu của chương trình nhằm đảm bảo đó là tiêu chuẩn.
- Selenium WebDriver Training with Java Basics by Udemy: Selenium WebDriver là một công cụ giúp tester kiểm tra tốc độ và chức năng của chương trình mới. Khóa học này bao gồm 7 video bài giảng với thời lượng khoảng 7 giờ, cung cấp cho người mới bắt đầu kiến thức cơ bản về lập trình Java và cách để cài đặt công cụ Selenium WebDriver.
- Introduction to Software Testing by Coursera: Khóa học “Introduction to Software Testing” giải thích sâu về các quy trình kiểm thử phần mềm và các công cụ chuyên biệt. Người học có thể tìm hiểu về cách tạo các test case và khởi chạy chúng bằng các công cụ phù hợp. Test case thường là một document chứa các hành động và hướng dẫn để kiểm thử chức năng của phần mềm mới.
- Software Testing course by Udacity: Khóa học tester miễn phí này được cung cấp bởi Udacity kéo dài trong 4 tuần và người học có thể tùy chỉnh tốc độ học theo thời gian biểu của mình. Khóa học “Software testing” giải thích về các cách tiếp cận và phương pháp kiểm thử phần mềm khác nhau.
- Introduction to Software Testing by Alison: Khóa học giúp người học hiểu về các khái niệm trong lập trình và vòng đời của một chương trình; phân biệt verification và validation trong kiểm thử phần mềm. Bên cạnh đó, khóa học cũng giới thiệu cho người học cách kiểm thử đơn vị và xác định các cấp độ kiểm thử khác nhau. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được trao chứng nhận hoàn thành.
- Automated Software Testing by Edx: Chương trình học này của Edx bao gồm hai khóa học. Khóa học đầu tiên cung cấp những hiểu biết về tầm quan trọng của kiểm thử và đơn giản hóa quy trình dành cho người mới bắt đầu. Trong khóa học tiếp theo, người học sẽ được đào tạo sâu hơn về kiểm thử phần mềm.
- The Complete Software Testing Bootcamp Udemy: Khóa học này cung cấp đầy đủ về các kỹ thuật kiểm thử khác nhau, cách sử dụng các công cụ kiểm thử và giải thích về cách kiểm thử chương trình thủ công. Bên cạnh đó, khóa học cũng giải thích về việc kiểm tra giao diện lập trình ứng dụng.
- Test Driven Development (TDD) with Java for beginners từ Udemy: Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn thực hành Test Driven Development (TDD) với Java, sử dụng phương pháp “Kiểm thử trước” (Test-First) để tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm. Vòng đời “Đỏ, Xanh, Tái cấu trúc” giúp bạn nhận phản hồi nhanh chóng, từ đó điều chỉnh code kịp thời và tối ưu hóa quy trình phát triển.
Intern Tester có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
39 - 65 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Intern Tester
Tìm hiểu cách trở thành Intern Tester, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Intern Tester?
Mô tả công việc của vị trí Intern Tester
Hỗ trợ hoạt động thực hiện kế hoạch kiểm thử
Trước khi bắt đầu kiểm thử, tester cần hiểu rõ yêu cầu của dự án, định nghĩa phạm vi kiểm thử và lập kế hoạch chi tiết. Kế hoạch này bao gồm việc xác định cách tiếp cận kiểm thử, sử dụng tài nguyên như ngân sách, nhân lực và thiết lập lịch trình làm việc. Điều này yêu cầu kiến thức vững về các phương pháp kiểm thử khác nhau và khả năng lập kế hoạch một cách có hiệu quả.
Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử
Để thực hiện kiểm thử hiệu quả, tester cần xác định và chuẩn bị dữ liệu phù hợp, đa dạng và đầy đủ. Đây là một phần không thể thiếu trong các công việc của tester. Điều này có thể bao gồm tạo dữ liệu thử nghiệm, dữ liệu mô phỏng hoặc sử dụng dữ liệu thực tế từ môi trường sản xuất.
Kiểm thử hộp đen và hộp trắng
Thực hiện kiểm thử hộp đen (black-box testing) để kiểm tra chức năng bên ngoài của phần mềm mà không cần biết cấu trúc bên trong, và kiểm thử hộp trắng (white-box testing) để kiểm tra cấu trúc nội bộ của phần mềm. Phát hiện các lỗi trong phần mềm và tạo các báo cáo chi tiết về các lỗi đó. Báo cáo này sẽ được gửi đến nhóm phát triển để khắc phục.
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Trình độ chuyên môn: Đa số các vị trí Intern Tester yêu cầu tối thiểu là có bằng Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, Khoa học công nghệ, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Kỹ thuật Máy tính,... trong các lĩnh vực tương đương.
-
Kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm: Intern Tester cần có hiểu biết căn bản về các phương pháp kiểm thử phần mềm như kiểm thử chức năng, kiểm thử hộp đen và hộp trắng, kiểm thử tương thích, kiểm thử hiệu suất và kiểm thử bảo mật.
-
Phát triển ứng dụng web hoặc di động: Nếu công việc liên quan đến phát triển ứng dụng web hoặc di động, thì cần hiểu về các framework và công nghệ như React, Angular, Vue.js cho phát triển web hoặc Flutter, React Native cho phát triển ứng dụng di động.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích các yêu cầu kiểm thử, đưa ra các kịch bản kiểm thử và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử.
-
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Có khả năng giao tiếp tốt để báo cáo các lỗi và vấn đề, cũng như làm việc hiệu quả trong nhóm để đạt được các mục tiêu kiểm thử.
-
Kỹ năng học hỏi: Một Intern Tester giỏi là người biết sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường lớp nào có thể dạy bạn hết tất cả các kỹ năng, các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì vậy các Tester sẽ thường xuyên phải tự phân tích, học hỏi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.
Yêu cầu khác
-
Thành thạo Microsoft Office.
-
Ưu tiên có hiểu biết về ITIL, ISO27001, CMM, thành thạo SQL, SoapUI, Postman
-
Kỹ năng phân tích, nhận định, chẩn đoán tốt.
-
Cẩn thận, chủ động, sáng tạo trong công việc.
-
Có khả năng làm việc độc lập.
-
Có khả năng tiếp thu tốt các công nghệ mới.
Lộ trình thăng tiến của Intern Tester
Lộ trình thăng tiến của Intern Tester có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Intern Tester
Mức lương: 3 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Intern Tester thường được tham gia vào các dự án thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của Tester có kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.
>> Đánh giá: Tester đang là một nghề hot tại Việt Nam hiện nay được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hiện nay ở Việt Nam nghề Tester có cơ hội làm việc rất cao nhất là đối với các Intern Tester có sự nhạy bén, đam mê sáng tạo.
>> Xem thêm: Việc làm của Intern Tester mới cập nhật
2. Tester
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.
>> Đánh giá: Chúng ta có thể thấy ngành công nghệ đang phát triển chóng mặt những năm gần đây. Điều này kéo theo số lượng tuyển dụng nhân viên Tester tăng theo cấp số nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ra mắt ứng dụng phần mềm. Để xử lý những quy trình nghiêm ngặt trong việc kiểm tra phần mềm, đồng thời tuân thủ khối lượng công việc ngày càng lớn thì AI đã trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu của Tester.
>> Xem thêm: Tuyển dụng Tester mới nhất
3. Automation Tester
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Automation Tester được gọi là Nhân viên kiểm thử tự động hóa. Họ làm công việc kiểm thử bằng cách sử dụng các tập lệnh kiểm tra tự động. Trong suốt hành trình sự nghiệp của mình,Automation Tester sẽ thiết kế, viết, bảo trì và thực thi các tập lệnh đó. Mục tiêu là giảm thiểu lỗi (bug) và có thể công bố sản phẩm đúng thời hạn.
>> Đánh giá: Trong những năm trở lại đây, Automation Tester là một vị trí tương đối hot trong các công ty từ những vị trí chuyên sâu về phát triển tool/library/framework tới những bạn có khả năng viết script dựa trên công cụ kiểm thử tự động. Có thể nói, đây là vị trí xu hướng của ngành Tester.
>> Xem thêm: Việc làm Automation Tester lương cao
5 bước giúp Intern Tester thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kỹ năng và kiến thức
Học hỏi thêm về các kỹ năng và công nghệ liên quan đến kiểm thử phần mềm như automation testing, performance testing, security testing, và các công cụ kiểm thử phổ biến như Selenium, JMeter, etc. Đầu tư thêm vào các khóa học, chứng chỉ hoặc các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn.
Rèn luyện khả năng ăn nói
Một Intern Tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuyển tiếp thông tin và cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra bạn đã làm. Nếu bạn không giỏi kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý tưởng mà bạn đang theo đuổi.
Tích lũy kinh nghiệm
Làm việc cho nhiều dự án càng làm việc cho nhiều dự án, bạn càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và càng có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Tham gia các dự án đóng góp mã nguồn mở giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời cũng giúp bạn xây dựng danh tiếng trong cộng đồng lập trình viên. Tham gia các cuộc thi lập trình giúp bạn thử thách bản thân và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Có đam mê công nghệ lớn
Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn phát triển và thay đổi liên tục. Vì vậy, chỉ khi có niềm đam mê công nghệ đủ lớn, Intern Tester mới có thể bắt kịp các xu thế mới và không khiến bản thân bị lạc hậu.
Chịu lắng nghe sâu sắc và học hỏi
Việc bạn biết cách lắng nghe ý kiến, đặc biệt là những lời chê bai sẽ giúp bạn có thái độ và cách tiếp cận khác với những người còn lại, từ đó bạn sẽ tìm ra được khuyết điểm của mình và tìm cách cải thiện. Đánh giá của mọi người là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách bạn lắng nghe và tiếp nhận chúng, vì vậy hãy luôn giữ cho mình tâm thế là một người lắng nghe chân thành.
Đọc thêm: