






























































































You’ll be the face of JLL—that’s why creating a welcoming, yet professional image of the company is vital to your role. As our stakeholders’ first point of contact, you should make them identify immediately that we are the kind of company they would want to do business with. Therefore, you must demonstrate high levels of customer service and integrity, especially in handling enquiries, issues and complaints.
Keeping a well-oiled workplace
Together with the facilities management team, you’ll help ensure that clients, vendors and employees enjoy a safe and positive experience. You’ll be trained to follow escalation and incident reporting procedures and comply with the firm’s safety guidelines and strategies.
Your responsibilities also include but are not limited to:
- Responsible for handling incoming and outgoing calls including distribution of any messages.
- Receive, inform and guide visitors including co-ordination with client employees.
- Provide assistance in general administrative activities and any other duties as assigned by Facilities Management team
- Participate as a team member in responses to emergency situations for facilities matters
- Directing first-line complaints regarding soft services to Facilities Management team
- Assist FM to prepare monthly management reports.
- Manage end-user expectations and requirements on daily catering, catering for event/special occasion, taxi/shuttle bus, stationary, meeting room…etc.
- Obtain regular updates from supervisors (of soft services vendors) through weekly/daily briefings to have an overview of the operations of the site.
- Provide assistance to users as and when required
- You’ll also be expected to assist the facilities management team in overseeing contractors on-site and finding vendors and services.
Knowledgeable and experienced
You should have at least 12 months of experience in a corporate environment, particularly in reception. Experience in facilities, property management, hospitality or related field is ideal will go a long way.
- Pleasant Disposition
- Sound interpersonal skills /team player with client-facing capabilities.
- Enthusiasm and willingness to learn/take responsibility
- Good PC literacy and proven ability to manage daily activities using various systems, including the internet, e-mail functions & all aspects of Microsoft Office.
- Good written & oral communication skills
- Well – organized
Are you a confident, energetic and customer-oriented? Can you interact with stakeholders across all levels? A great match for this job would be someone who superb written and spoken English communication skills.
Organisational and professional
You should know how to remain calm and professional, and maintain a proactive and positive attitude, especially in managing multiple operational matters under stressful situations. You must be able to manage conflicting priorities and apply holistic approaches for long-term solutions, while complying with the firm’s procedures and standards.

Công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) là tập đoàn Mỹ hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Kể từ tháng 3/2014, đơn vị này đã chính thức tiếp thị bằng chữ viết tắt “JLL”. JLL Group tự hào là một trong những công ty nằm trong top 500 Fortune với doanh thu hàng năm đạt 18 tỷ USD, hơn 300 văn phòng hoạt động tại hơn 80 quốc gia và 92.000 nhân viên trên toàn cầu (tính đến ngày 30/9/2020). JLL Việt Nam chuyên mua, xây dựng và đầu tư vào nhiều loại tài sản bao gồm bất động sản công nghiệp, thương mại, bán lẻ, nhà ở và khách sạn. Từ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đến các công ty toàn cầu, khách hàng của JLL Việt Nam trải rộng các ngành công nghiệp bao gồm ngân hàng, năng lượng, y tế, luật, khoa học đời sống, sản xuất và công nghệ.
Review JLL Vietnam
Cty phù hợp với người muốn cv ổn định, lương thấp, ko cạnh tranh nhiều
Nơi làm việc tốt đẹp(GL)
Nơi tốt để nâng cao kỹ năng chuyên môn(GL)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên lễ tân là gì?
1. Nhân viên lễ tân là gì?
Nhân viên lễ tân là một trong những vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ khách hàng. Người làm công việc này thường đóng vai trò như một điểm tiếp xúc đầu tiên giữa khách hàng và tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của lễ tân không chỉ đơn giản là chào đón và hướng dẫn khách đến đúng nơi, mà còn bao gồm việc cung cấp thông tin hữu ích, trả lời thắc mắc và giải quyết vấn đề nếu có. Họ cũng có thể quản lý cuộc gọi điện thoại đến, đặt phòng hoặc dịch vụ, và thực hiện các tác vụ quản lý lịch trình. Nhân viên lễ tân cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kiên nhẫn và thân thiện để tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức.
2. Cách tính lương và các công việc của Nhân viên lễ tân
Cách tính lương Nhân viên lễ tân theo trình độ
Mức lương của Nhân viên lễ tân cũng giống như mức lương của các công việc khác nên ở mỗi trình độ bằng cấp khác nhau thì Nhân viên lễ tân lại nhận được những mức lương khác nhau:
Trình độ | Mức lương |
Cao đẳng | 8.000.000 - 10.000.000 triệu/tháng |
Đại học | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
Cao học | 10.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng hoặc cao hơn. |
Cách tính lương Nhân viên lễ tân theo số năm kinh nghiệm
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Nhân viên lễ tân, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Nhân viên lễ tân. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên lễ tân theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Nhân viên lễ tân | 4.000.000 - 7.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Nhân viên lễ tân | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên lễ tân | 15.000.000 - 18.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Quản lý lễ tân | 18.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng |
Mô tả công việc Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân trong khách sạn
Trong khách sạn, nhân viên lễ tân là bộ mặt của khách sạn. Họ làm nhiệm vụ đón tiếp khách đến nhận phòng, hỗ trợ khách trong quá trình check-in, cung cấp thông tin về dịch vụ, tiện ích trong khách sạn và giải quyết các yêu cầu, thắc mắc của khách. Các nhiệm vụ này bao gồm:
-
Chào đón khách, xác nhận thông tin đặt phòng.
-
Hỗ trợ khách trong việc nhận phòng và trả phòng.
-
Cung cấp thông tin về dịch vụ và tiện ích của khách sạn.
-
Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (gọi taxi, đặt tour, v.v.).
-
Giải quyết khiếu nại và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Nhân viên lễ tân trong văn phòng
Ở các văn phòng công ty, nhân viên lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chuyên nghiệp và tổ chức. Họ thường là người đầu tiên mà khách hàng hoặc đối tác gặp khi đến công ty. Công việc của họ có thể bao gồm:
-
Tiếp đón khách đến công ty và thông báo cho các bộ phận liên quan.
-
Nhận và chuyển tiếp các cuộc gọi, thư từ, bưu kiện.
-
Hỗ trợ công tác hành chính, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
-
Quản lý lịch trình và các cuộc hẹn của lãnh đạo hoặc bộ phận khác.
Nhân viên lễ tân trong nhà hàng
Trong môi trường nhà hàng, nhân viên lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách, hướng dẫn khách đến bàn và đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời ngay từ khi bước vào cửa. Một số công việc cụ thể bao gồm:
- Chào đón và hướng dẫn khách vào bàn.
- Xử lý đặt chỗ, thông báo với các bộ phận khác.
- Đảm bảo không gian nhà hàng luôn sạch sẽ và thoải mái.
- Giải quyết các yêu cầu của khách, từ món ăn, thức uống đến yêu cầu đặc biệt khác.
3. Lễ tân khách sạn, nhà hàng cần bằng cấp gì?
Để trở thành một lễ tân giỏi bạn sẽ phải trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, đặc thù của vị trí này chắc chắn sẽ yêu cầu về ngoại hình và khả năng giao tiếp. Vì thế hãy luyện tập khả năng giao tiếp, đặc biệt là ngoại ngữ. Hiện nay chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên ngành “lễ tân”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể theo học các ngành như quản trị nhân lực, du lịch - khách sạn, quản trị nhà hàng... để được trang bị các kiến thức về vị trí này. Một lựa chọn khác là học các khóa học nghiệp vụ lễ tân chuyên nghiệp. Những khóa học nghề như này sẽ có thời gian ngắn hơn và được thực hành nhiều hơn là theo học các chương trình đào tạo chính quy.
Các trường đào tạo ngành nhà hàng khách sạn tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
- Trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4. Lễ tân tiếng Anh là gì?
Theo từ điển Việt - Anh, lễ tân dịch sang tiếng Anh là Receptionist; đây là thuật ngữ thông dụng, được dùng nhiều nhất hiện nay tại các khách sạn; ngoài ra, lễ tân tiếng Anh còn có thể được dịch ra front desk clerk, front office clerk… Tùy theo đặc điểm công việc hay địa điểm làm việc sẽ có thêm các từ bổ sung để làm rõ nghĩa. Chẳng hạn:
- Lễ tân khách sạn là Hotel Receptionist
- Lễ tân nhà hàng là Restaurant Receptionist
- Lễ tân Spa là Spa Receptionist
- Trưởng bộ phận lễ tân là Front Office Manager (FOM)
- Giám sát lễ tân là Receptionist Supervisor hay Front Office Supervisor…
Ứng viên sẽ thường xuyên bắt gặp các chức danh/ tên gọi lễ tân tiếng Anh tương ứng như trên qua các tin tuyển dụng lễ tân.
5. Khó khăn thường gặp của công việc Nhân viên lễ tân
Khách cố tình gây khó dễ
Đây là tình huống không hiếm gặp trong ngành khách sạn, khi khách hàng có thể phàn nàn một cách không rõ ràng hoặc đưa ra những yêu cầu vô lý như để thử thách khả năng chịu đựng của nhân viên. Có lẽ không ít lần bộ phận lễ tân gặp phải tình huống một khách hàng phàn nàn về việc phòng không đủ yên tĩnh dù phòng đã được cách âm kỹ càng. Sau đó, họ đòi hỏi phòng miễn phí hoặc các dịch vụ đi kèm.
Khối lượng công việc không hề nhỏ
Theo thống kê, trong 1 ngày bất kỳ, trung bình mỗi nhân viên lễ tân khách sạn thường tiếp xúc với khoảng từ 100 - 300 con người và phải đảm bảo ấn tượng đầu tiên giữa họ với tất cả các vị khách là tích cực và hoàn toàn tốt đẹp; đó là chưa kể những ngày lễ tết hay mùa cao điểm du lịch, con số này sẽ tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3,4 hoặc rất nhiều lần.
Áp lực công việc vô cùng lớn
Lễ tân chịu trách nhiệm là mối liên hệ chính giữa khách hàng với các dịch vụ khách sạn - là người phục vụ và giải đáp toàn bộ thắc mắc lẫn phàn nàn của khách về chất lượng dịch vụ - luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng, nhanh chóng trả lời điện thoại, tuyệt đối không để khách chờ đợi trong bất kỳ tình huống nào, không được giả vờ không nhìn thấy khách đang cần giúp đỡ - tham khảo cho khách những địa điểm vui chơi trong khu vực, các chuyến xe di chuyển thuận tiện và nhanh chóng, các tour du lịch hấp dẫn, các sản phẩm lưu niệm hay ẩm thực đặc trưng của địa phương…
Ngôn ngữ giao tiếp đa dạng
Ngành du lịch Việt Nam ngày càng trở nên phát triển. Không chỉ thu hút khách trong nước mà ngày nay khách nước cũng rất quan tâm đến nước ta. Để đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu này, đòi hỏi nhân viên lễ tân phải trau dồi khả năng ngôn ngữ. Tốt nhất là thông thạo giao tiếp từ hai ngôn ngữ trở lên, ngoài tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy đây được xem là một trong những khó khăn của nghề lễ tân khách sạn.
Làm việc ca đêm
Làm việc ca đêm luôn là một phần công việc không thể thiếu của nhân viên lễ tân khách sạn. Bởi vậy đây là một điểm hạn chế đối với những người đã lập gia đình và có con. Hoặc bạn nên kết hôn muộn. Hoặc bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi phải cân bằng giữa gia đình và công việc. Tuy nhiên khi đã kinh nghiệm dày dặn, nhân viên lễ tân sẽ lên chức quản lý. Lúc này, việc quản lý, sắp xếp thời gian sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Nhân viên lễ tân có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
86 - 114 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên lễ tân
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên lễ tân, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên lễ tân?
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên lễ tân
Mức lương trung bình Nhân viên lễ tân tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu - 15 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc thăng tiến vị trí Nhân viên lễ tân tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như khu vực địa lý, ngành nghề, quy mô của công ty, và cả mức độ kỹ năng và kinh nghiệm của từng cá nhân.
1. Thực tập sinh lễ tân
Mức lương: 1 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh Lễ tân là khởi đầu của ngành lễ tân, mang lại nhiều cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng cá nhân, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng chịu áp lực cao. Đây là cơ hội tốt cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành dịch vụ và du lịch.
2. Nhân viên lễ tân
Mức lương: 7 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 4 năm
Đánh giá: Vị trí này giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, vì nhân viên lễ tân thường xuyên tương tác với khách hàng và đồng nghiệp. Công việc yêu cầu sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng tổ chức cá nhân. Tiếp xúc với nhiều khách hàng từ các ngành nghề và nền văn hóa khác nhau, nhân viên lễ tân có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức.
3. Giám sát lễ tân
Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 6 năm
Đánh giá: Giám sát lễ tân chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của toàn bộ đội ngũ lễ tân, bao gồm việc đào tạo và phát triển nhân viên, điều này có thể gây áp lực lớn. Vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm và cứng như quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề, và thường xuyên phải cập nhật kiến thức mới. Với trách nhiệm lớn hơn, giám sát lễ tân thường phải đối mặt với áp lực công việc cao, đặc biệt khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc xử lý khiếu nại từ khách hàng.
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên lễ tân
Yêu cầu về trình độ học vấn và chuyên môn
Nhân viên lễ tân là công việc không quá quan trọng bằng cấp, hầu hết các công ty tuyển dụng nhân viên lễ tân chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông hay có ứng viên có bằng cấp liên quan đến quản trị khách sạn, du lịch hoặc dịch vụ.
Yêu cầu về kỹ năng và ngoại ngữ
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cả bằng lời nói và viết.
- Khả năng lắng nghe và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh).
- Ưu tiên ứng viên biết thêm nhiều ngoại ngữ khác.
Yêu cầu về ngoại hình và tác phong
- Ngoại hình ưa nhìn, gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong chuyên nghiệp, lịch sự.
Xem thêm: