Trợ lý giám đốc thương hiệu như thế nào?
Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.
Trợ lý giám đốc thương hiệu mang đến những cơ hội gì?
- Ngành nghề năng động: Marketing luôn thay đổi, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không trì trệ trong sự nghiệp mà sẽ đi đầu trong các xu hướng mới và thú vị. Ngành nghề năng động này sẽ giúp bạn luôn tự tin vì bạn sẽ phải luôn luôn cập nhật mọi thứ đang diễn ra trong thế giới bán hàng và công nghệ. Điều này cũng cung cấp một môi trường đầy thách thức cho những người thích học hỏi những điều mới và xử lý những tình huống khó khăn.
- Gặp gỡ nhiều người mới: Trở thành một Marketer có nghĩa là bạn sẽ giao tiếp với nhiều người mới một cách thường xuyên từ khách hàng, nhà cung cấp, đối tác. Do đó, nếu bạn là người dễ hòa nhập vào đám đông thì Marketing có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời.
- Phát huy tối đa tính sáng tạo : Nếu có một ngành nghề mà sự sáng tạo của bạn được sử dụng nhiều nhất và được chấp nhận, đó là Marketing. Bạn sẽ có thể sử dụng tư duy sáng tạo để đưa ra các giải pháp và chiến dịch sáng tạo để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Với tư duy sáng tạo, bạn sẽ có điều kiện thuận lợi để thăng tiến trong lĩnh vực và chọn nghề nghiệp này sẽ giúp tính sáng tạo của bạn phát triển nhiều hơn nữa.
- Công việc đa dạng: Nếu bạn thích sự đa dạng trong công việc thì Marketing là một lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời. Bạn có thể thấy mình suy nghĩ về các chiến lược Marketing mới, đăng bài viết trên các trang mạng xã hội, tham gia thiết kế hình ảnh sản phẩm, tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm mới hay tổ chức hội nghị khách hàng… Do đó, một điều chắc chắn là ngày làm việc hôm sau của bạn sẽ hoàn toàn khác biệt.
Những khó khăn của nghề Trợ lý giám đốc thương hiệu
Marketing là một trong những ngành có nhiều cơ hội phát triển nhất hiện nay. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội chính là những thách thức, khó khăn mà các thực tập sinh làm việc trong ngành thường hay gặp phải. Cụ thể, những khó khăn đó là:
- Deadline dồn dập: Trong ngành Marketing, thời hạn nộp sản phẩm rất quan trọng, đôi khi chỉ cần trễ deadline 1 sản phẩm cũng có thể kéo theo cả một loạt công việc bị gián đoạn. Hơn nữa, nếu đang làm việc trong một chương trình hoặc một chiến dịch lớn, deadline nộp sản phẩm sẽ rất dồn dập và có thể chồng chéo lên nhau. Do vậy, nếu không biết cách quản lý và phân chia thời gian hợp lý, các bạn sẽ rất dễ bị “ngộp” trong deadline.
- Thời gian làm việc không cố định: Đúng là khi làm việc trong ngành Marketing, giờ giấc làm việc sẽ linh hoạt hơn so với công việc văn phòng truyền thống, nhưng điểm yếu của việc này chính là các bạn phải làm việc với những khung thời gian không cố định. Điều này sẽ khiến các bạn khó có thể sắp xếp thời gian của mình. Ví dụ, nếu đang làm công việc quay phim thì sẽ có trường hợp các bạn phải quay phim vào tối muộn hoặc quay phim qua đêm, đôi khi các bạn sẽ phải đi quay dài ngày theo lịch của chương trình.
- Phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau: Marketing là ngành có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giải trí… Do vậy, để sản phẩm truyền thông làm ra thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu mà sản phẩm/dịch vụ của các lĩnh vực kể trên hướng đến thì các bạn cần phải tìm hiểu và phải nắm rõ kiến thức của các ngành này. Ngoài ra, bản thân ngành Marketing cũng đang phát triển từng ngày, nếu không cập nhật kiến thức, công nghệ mới để áp dụng vào công việc của mình, các bạn sẽ dậm chân tại chỗ và sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi ngành.
Trong ngành marketing, không có gì là cố định. Mọi thứ đều sẽ thay đổi, thậm chí là với một tốc độ nhanh đến chóng mặt. Điều này đặt ra yêu cầu cho những người làm công việc chuyên viên truyền thông thương hiệu phải không ngừng học hỏi và phấn đấu. Những thách thức và áp lực đặt ra trong nghề này cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên, đổi lại cho những nỗ lực đó là những thành quả mà không ngành nghề nào có được.
Đánh giá, chia sẻ về Trợ lý giám đốc thương hiệu
Các Trợ lý giám đốc thương hiệu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.