Câu hỏi phỏng vấn Trợ lý giám đốc thương hiệu
Để ứng tuyển vào vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu, bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn? Hãy tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất cho Assistant Brand Manager trong bài viết dưới đây.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu
Theo bạn, Trợ lý giám đốc thương hiệu là gì?
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức nền tảng nhất của bạn về công việc này, xem bạn đã thực sự hiểu rõ mình sẽ phải làm gì nếu có được vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu hay chưa.
Với câu hỏi trên, đừng trả lời dài dòng lan man, mà hãy đi thẳng vào vấn đề họ thắc mắc. Bạn có thể trả lời như sau:
“Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.”
Vì sao bạn muốn trở thành Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo câu trả lời sau: “Tôi luôn hào hứng và đam mê về việc xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh mẽ. Tôi tin tưởng rằng một thương hiệu mạnh có thể tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng có kỹ năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ và thể hiện khả năng nhìn nhận và đánh giá hiệu quả của các chiến lược thương hiệu. Tôi tin rằng những quyết định dựa trên dữ liệu mang lại kết quả tốt nhất."
Trợ lý giám đốc thương hiệu làm công việc gì?
Để trở thành một Trợ lý giám đốc thương hiệu giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách phụ trách các hoạt động thương hiệu của công ty, một Trợ lý giám đốc thương hiệu sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
- Quản lý thương hiệu
- Nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển thương hiệu
- Thực hiện các công việc hành chính
- Giám sát nhân viên
- Hỗ trợ công việc cho Brand Manager
- Quản lý thương hiệu các dòng sản phẩm”
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một Trợ lý giám đốc thương hiệu.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn Trợ lý giám đốc thương hiệu về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Marketing như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Làm thế nào để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng đến các sản phẩm mà công ty bạn đang cung cấp trên các trang mạng xã hội?
Gợi ý trả lời: “Để thu hút các khách hàng tiềm năng bằng các trang mạng xã hội, tôi sẽ phát triển các nội dung liên quan đến sản phẩm có thể giải quyết được những nhu cầu của người tiêu dùng, bằng các hình thức đa dạng như: hình ảnh, video clip, các trò chơi minigame để tăng tương tác và trải nghiệm sản phẩm của người dùng, đảm bảo nội dung hữu ích và việc quản lý tốt về tin nhắn, trả lời bình luận nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra có thể kết hợp với việc chạy quảng cáo để đưa thông tin tiếp cận được đúng đối tượng tiềm năng. Từ đó tạo sự lan truyền thông tin của sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng.”
Theo bạn, thách thức lớn nhất cho người làm digital marketing hiện nay là gì?
Gợi ý trả lời: “Theo tôi, thách thức lớn nhất cho người làm digital marketing là phải tiếp tục mang về những kết quả tốt nhất mặc dù thị trường ngày càng đông đúc và cạnh tranh khốc liệt vì làn sóng “số hoá” sắp tới. Để tiếp tục làm tốt vai trò của mình, người làm digital marketing cần dành thêm thời gian để nghiên cứu về những xu thế hiện tại, áp dụng các kỹ thuật mới, phát triển các phương pháp sáng tạo để thu hút và giữ chân khách hàng.”
Tại sao việc xây dựng cộng đồng trên các nền tảng truyền thông xã hội lại quan trọng?
Gợi ý trả lời: “Tại Việt Nam, gần 70% dân số cả nước đang sử dụng mạng xã hội và con số này không ngừng tăng lên theo thời gian. Các nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận, nuôi dưỡng và tương tác với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của mình. Xây dựng một cộng đồng vững mạnh trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng thấu hiểu khách hàng hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu tốt hơn.”
Hãy trình bày cách thực hiện một chiến dịch truyền thông, từ A đến Z
Câu hỏi này nhằm đánh giá tư duy tổ chức và kinh nghiệm quản lý một chiến dịch truyền thông tổng thể của bạn. Hãy bắt đầu từ tổng quát, tránh sa đà vào các thủ thuật. Nếu có thể, hãy trả lời câu hỏi này trên nền tảng một chiến dịch truyền thông cụ thể mà bạn đã thực hiện trong quá khứ để tăng sức thuyết phục.
Gợi ý trả lời: “Một chiến dịch truyền thông nên bắt đầu từ mục tiêu truyền thông mà thương hiệu muốn hướng tới, và mục tiêu này phải gắn liền với yêu cầu kinh doanh của công ty. Mục tiêu khác nhau sẽ dẫn đến cách thức triển khai khác nhau. Tôi đã từng làm một chiến dịch truyền thông về chương trình khuyến mãi để đẩy doanh thu trong thời gian ngắn, với mục tiêu này, bước tiếp theo tôi sẽ tìm hiểu về lý do mua hàng của khách hàng, điểm gì trong chương trình khuyến mãi này sẽ thu hút khách hàng nhiều nhất, đâu là những điểm chạm cả online và offline để truyền thông chương trình này, có những đối tác nào có thể cùng tôi truyền tải chương trình này đến khách hàng hay không. Cuối cùng, tôi xây dựng nội dung xoay quanh những điểm đắt nhất để tìm được từ những câu trả lời trên và thường xuyên đánh giá hiệu quả hàng ngày để đảm bảo có thể đạt được mục tiêu ban đầu. Tôi cũng đã từng xây dựng một chiến dịch truyền thông thuần về tăng gắn kết khách hàng với thương hiệu. Với chiến dịch này, ngoài các bước cơ bản kể trên, tôi còn phải nghiên cứu và đầu tư thêm công sức để xây dựng nội dung và trải nghiệm người dùng xuyên suốt toàn bộ chiến dịch, thay vì sử dụng chương trình khuyến mãi sẵn có và đơn giản đã được đội ngũ bán hàng xây dựng từ trước.”
Làm sao để bạn biết được chiến dịch truyền thông mình thực hiện có hiệu quả hay không?
Với câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê ra những tiêu chí để đánh giá một chiến dịch truyền thông hiệu quả. Sẽ ấn tượng hơn nếu bạn bắt đầu bằng việc định nghĩa thế nào là “hiệu quả” và sự hiệu quả này sẽ khác nhau như thế nào tùy theo mục đích truyền thông hoặc kênh truyền thông. Sau đó, hãy nêu ra một số tiêu chí để đánh giá cho 2 hay 3 mục đích truyền thông khác nhau.
Gợi ý trả lời: “Theo tôi định nghĩa về “hiệu quả” sẽ khác nhau tùy theo mục đích của các chiến dịch khác nhau. Ví dụ nếu làm chiến dịch về xây dựng sự trung thành với thương hiệu, các tiêu chí đánh giá không chỉ xoay quanh những con số đạt được như số người tham dự chiến dịch, số người tương tác với chiến dịch, số người thảo luận về chiến dịch trên mạng xã hội, tính chất các cuộc thảo luận đó là tích cực hay tiêu cực, mà còn bao gồm cả chất lượng của nội dung truyền tải có đúng với bản chất, tính cách của thương hiệu hay không, trải nghiệm khách hàng đi qua hành trình của chiến dịch có mượt mà không, nói chung là cái cảm xúc mình mang đến cho khách hàng có tốt hay không. Những tiêu chí này thì thật sự rất khó để đo lường, cho nên trước tiên khi làm chiến dịch mình phải đảm bảo rằng quá trình tạo ra nội dung hay chiến dịch phải chỉn chu và đúng chuẩn nhất có thể, làm sao mình làm mà mình đặt mình là khách hàng và cảm nhận khách quan nhất có thể. Sau đó mới tìm kiếm những con số phù hợp để đo lường…”
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một Trợ lý giám đốc thương hiệu như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, Trợ lý giám đốc thương hiệu có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường công sở để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn Trợ lý giám đốc thương hiệu sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề Trợ lý giám đốc thương hiệu như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Những khó khăn mà tôi đã vượt qua là gì? Tôi đã đạt được gì từ những khó khăn đó? Thành tích tốt nhất của bạn là gì, giải thích và cho biết chi tiết?
↳
Tôi xem lại tất cả thành tích của mình và cung cấp cho họ dữ liệu để thuyết phục họ. Họ yêu cầu rất nhiều về ngày tháng, vì vậy bạn phải có dữ liệu để chứng minh rằng bạn đang nói sự thật.
Bạn có thể mô tả chiến lược bạn đã sử dụng để xây dựng và quản lý thương hiệu trong trước đây?
Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Làm thế nào bạn đánh giá và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để đảm bảo chúng đạt được mục tiêu kinh doanh?
Lý do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Làm thế nào bạn tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu để xây dựng mối quan hệ và tăng cường uy tín thương hiệu?
Bạn nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa quốc gia chưa, và làm thế nào bạn quản lý thương hiệu để phản ánh giá trị và văn hóa cụ thể của từng thị trường?
Tại sao bạn lại ứng tuyển với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Điểm yếu của bạn với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Khi nào bạn cảm thấy hài lòng trong công việc với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Cách làm việc của bạn với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Bạn biết gì về công việc ứng tuyển với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì với vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu?