Khách hàng tiềm năng là gì? Cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Xác định khách hàng tiềm năng chính là một trong những chiếc chìa khóa giúp bạn kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng 1990-Tin tức việc làm tìm hiểu về cách xác định khách hàng tiềm năng trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng được dịch là “Potential Customers”, được ghép từ 2 danh từ “Customer – khách hàng” và “Potential – tiềm năng”. Khách hàng tiềm năng là người có mong muốn sở hữu hoặc có nhu cầu về sản phẩm đó trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai.

Khác với những nhóm khách hàng đã sử dụng và mua sản phẩm, khách hàng tiềm năng là những đối tượng chưa sẵn sàng tiếp nhận hoặc cần có thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để đi đến quyết định mua hàng.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tận dụng mạng xã hội chuyên nghiệp

Sử dụng các mạng chuyên nghiệp chính như Facebook, Zalo và cố gắng tìm các mạng khác, dành riêng cho ngành mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể ở đó. Mạng xã hội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những sở thích hoặc thị hiếu của khách hàng trong nhiều trường hợp, cho bạn cơ hội đặt câu hỏi họ và nhận được câu trả lời thực tế, toàn diện để hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của họ. Các kênh mạng xã hội này cũng là một cách tuyệt vời để nâng cao chất lượng dữ liệu của bạn và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng cho bạn và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có một số ít khách hàng tiềm năng là ảo nên doanh nghiệp cần chọn lọc để tận dụng được tối đa hiệu quả của kênh truyền thông này.

Nguồn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng lần cuối cùng bạn nói chuyện với khách hàng của bạn là khi nào? Khách hàng cũ và khách hàng hiện tại là một nguồn tài nguyên hoàn hảo vì họ đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và việc tiếp cận đối tượng này khá dễ dàng. Tận dụng nguồn khách hàng thân thiết chính là cách thức khôn ngoan để bạn sở hữu lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vì việc tiếp cận nguồn khách hàng đó sẽ không chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về quá trình ra quyết định của họ mà còn là cơ hội tuyệt vời để thu thập nội dung cho một chiến lược bán hàng trong tương lai. Ngoài cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, khách hàng hiện tại có thể giới thiệu sản phẩm của bạn đến với mọi người xung quanh.

Tìm kiếm thông qua các sự kiện 

Các hội chợ, sự kiện, triển lãm hoặc workshop cũng là nơi khai thác, tìm kiếm tối ưu khách hàng tiềm năng nhất. Vì khi khách hàng có nhu cầu, họ mới tìm đến và tham khảo thông tin sản phẩm được giới thiệu ở đây. Vì vậy, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng mua hàng tiềm năng hơn so với các kênh tìm kiếm khác.

Khi bạn có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bạn sẽ biết rõ được cảm xúc, tâm tư nguyện vọng, thái độ của họ… để có những biện pháp chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Tìm kiếm qua đối thủ cạnh tranh và ngành của bạn

Một cách để có được những hiểu biết sâu sắc về người mua của bạn là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy xem xét các nghiên cứu điển hình của họ để hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình, cũng như lý do tại sao họ đã chọn đối thủ cạnh tranh của bạn trong quá khứ.

Ngoài việc theo dõi đối thủ cạnh tranh, bạn cũng hãy theo dõi blog và báo cáo của các nhà phân tích ngành. Từ đó tự khởi tạo cho bạn những điểm mạnh để hoàn thiện chiến dịch kinh doanh phù hợp và đảm bảo rằng mọi khách hàng tiềm năng đều có cơ hội tìm thấy thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

3. Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp

Trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao, từ những người tìm đọc thông tin cho đến việc tìm hiểu sản phẩm – cân nhắc rồi chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Điều này có nghĩa là họ trực tiếp chốt đơn – chi tiền để sử dụng, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Từ đó giúp doanh nghiệp có doanh thu để phát triển.

Đọc thêm: Dịch vụ khách hàng là gì? Lợi ích của dịch vụ khách hàng với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng chính là kênh marketing 0Đ

Việc chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự nếu diễn ra thành công, thì công đoạn chuyển đổi họ sang khách hàng trung thành trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này, khách hàng sẽ là một kênh marketing của thương hiệu, thông qua hình thức truyền miệng và kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm. Tất nhiên là để đạt điều trên thì trước tiên chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn phải thật tốt, có sự đầu tư kỹ càng.

Tiêu chí để đánh giá hiệu quả bán hàng và marketing

Bán hàng và marketing thực chất là tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của họ bằng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, công đoạn xác định và tìm chính xác khách hàng tiềm năng cho thấy hiệu quả của việc làm marketing. Có thể nói đây cũng là tiêu chí để đánh giá năng lực làm việc của dân làm marketing.

4. Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng

Sau khi đã xác định được nguồn khách hàng tiềm năng cụ thể, nhiệm vụ lúc này của bộ phận kinh doanh là lên kế hoạch chăm sóc khách hàng tiềm năng. Bởi vì chăm sóc người mua tiềm năng là cách tốt nhất để biến khách hàng có nhu cầu mua hàng thành khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tham khảo những cách chăm sóc khách hàng tiềm năng sau đây để tiếp cận người mua tiềm năng hiệu quả hơn.

Tạo mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng

Bạn hãy kết nối với khách hàng thường xuyên để họ không quên bạn và tăng khả năng sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn khi họ có nhu cầu. có thể nói đây là bước khởi đầu quan trọng sau khi doanh nghiệp có danh sách data khách hàng.

Điều quan trọng nhất khi tiếp cận khách hàng chính là tạo sự thân thiện, tạo cảm hứng mua cho khách hàng. Bạn hãy giao tiếp nhẹ nhàng, chân thành từ đó sẽ dẫn dắt khách hàng đến với những quyết định mua hàng. Không nên tiếp cận thái quá, trao đổi sai cách khiến khách hàng có cảm giác bị ép buộc mua sản phẩm.

Đọc thêm: Mức lương của nhân viên dịch vụ khách hàng là bao nhiêu?

Hiểu khách hàng tiềm năng

Việc hiểu được mong muốn của khách hàng là một trong những cách chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả hàng đầu. Vì qua đây có thể nắm bắt được mục tiêu khách hàng hướng tới và từ đó dễ dàng tiếp cận, kết nối khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn nữa, tìm hiểu khách hàng trước khi tiếp cận còn giúp doanh nghiệp lọc ra những nhóm đối tượng không thực sự tiềm năng. Để sàng lọc nhóm khách hàng có thực sự tiềm năng hay không, bạn hãy khảo sát với những câu hỏi sau đây:

  • Khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hay chưa?
  • Khách hàng có biết đến doanh nghiệp của bạn không? Và họ đã tìm hiểu được bao nhiêu về sản phẩm, dịch vụ mà họ cần?
  • Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?
  • Khách hàng cần thông tin về sản phẩm ở mức độ nào?
  • Đây có phải nhóm khách hàng có đủ khả năng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp không?

Chỉ cần khảo sát qua một loạt các câu hỏi ở trên có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết từ khách hàng. Và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và ngân sách để tìm khách hàng thực sự tiềm năng.

Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng

Có rất nhiều đối thủ sử dụng nhiều hình thức kinh doanh để kéo khách hàng tiềm năng của bạn về phía họ. Vì vậy, điều doanh nghiệp cần làm là phải tạo ấn tượng ban đầu để thu hút người mua tiềm năng trong những khoảnh khắc đầu tiên.

Bạn cần phải đưa ra những thông điệp cụ thể, hành động thiết thực, ngôn ngữ rõ ràng để khách hàng tiềm năng cảm nhận giá trị đích thực khi tham gia dịch vụ hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, những thông điệp mang đến lợi ích đúng theo nhu cầu của người mua đang mong muốn hay cảnh báo nguy hiểm mà khách hàng đang quan tâm tìm hiểu, đó chính là cách khéo léo để thu hút sự chú ý. Vì thế hãy cố gắng chăm sóc khách hàng tiềm năng theo cách này.

Đọc thêm: Chính sách CMR đối với khách hàng của tập đoàn VNPT Việt Nam

Xác định và hiểu rõ về khách hàng tiềm năng luôn là một bước rất quan trọng trong kinh doanh. Hi vọng với bài viết trên,1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trên con đường phát triển của mình! 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!