Kỹ thuật viên là gì? 8 tố chất Kỹ thuật viên hàng đầu cần có

Kỹ thuật viên (hay còn gọi là chuyên viên kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật) là thuật ngữ chỉ chung cho những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật và làm việc liên quan đến kỹ thuật mà không đặt nặng vấn đề bằng cấp. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Kỹ thuật viên là gì? giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Kỹ thuật viên là gì?

Kỹ thuật viên (hay còn gọi là chuyên viên kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật) là thuật ngữ chỉ chung cho những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật và làm việc liên quan đến kỹ thuật mà không đặt nặng vấn đề bằng cấp.

Để trở thành một kỹ thuật viên, bạn phải có kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc với:

  • Phần mềm và phần cứng.
  • Các loại thiết bị điện tử.
  • Các thiết bị chuyên môn theo từng ngành nghề.

Hiện nay, nhân viên kỹ thuật có thể đảm nhiệm các vị trí như: Kỹ thuật viên công nghệ thông tin, kỹ thuật viên cơ khí và kỹ thuật viên điện tử. Đối với người có chuyên môn cao hơn trong ngành kỹ thuật, họ sẽ được gọi là kỹ sư chuyên nghiệp.

Môi trường làm việc của chuyên viên kỹ thuật vô cùng đa dạng. Họ có thể làm việc cho các đơn vị như:

  • Các văn phòng chính phủ.
  • Doanh nghiệp/ các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Công ty kinh doanh máy tính, thiết bị điện tử.

Đọc thêm: Việc làm nhân viên kỹ thuật đang tuyển dụng

Việc làm kỹ thuật viên điện tử mới nhất.

2. Mức lương của kỹ thuật viên

Mức lương của kỹ thuật viên tại Việt Nam có thể khá biến động tùy thuộc vào kinh nghiệm, chuyên môn, và ngành công nghiệp mà họ làm việc. Tuy nhiên, ở mức cơ bản, mức lương cho một kỹ thuật viên tại Việt Nam thường dao động từ khoảng 7 triệu đến 15 triệu VND mỗi tháng cho những người mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm. Đối với những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu, mức lương có thể từ 15 triệu đến 30 triệu VND mỗi tháng hoặc thậm chí cao hơn tùy vào ngành và vị trí công việc.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các con số này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế. Để có cái nhìn chính xác hơn về mức lương hiện tại, bạn nên tham khảo từ các nguồn tin cậy như các báo cáo thị trường lao động, trang web tuyển dụng, hoặc các diễn đàn chuyên ngành.

3. Các công việc Kỹ thuật phổ biến hiện nay 

Ở Việt Nam, có rất nhiều ngành nghề yêu cầu vị trí kỹ thuật viên. Tuy nhiên, thông thường sẽ có một số vị trí kỹ thuật viên phổ biến như sau:

  • Kỹ thuật viên IT (Nhân viên kỹ thuật công nghệ thông tin): Sửa chữa, cài đặt và bảo trì các thiết bị máy tính. Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật IT có thể đào tạo, giải đáp các thắc mắc của người dùng liên quan đến phần cứng, phần mềm, thiết bị máy tính, bảo vệ hệ thống máy tính, server, xử lý các vấn đề về máy tính.
  • Kỹ sư xây dựng: Thiết kế, xây dựng các tòa nhà, công trình, cầu cống, các hệ thống xử lý nước thải, thi công công trình xây dựng, tư vấn và giải đáp các vấn đề liên quan tới kỹ thuật xây dựng.
  • Kỹ thuật viên hóa học: Xác định, xét nghiệm, xử lý những vấn đề liên quan tới hóa học như lọc hóa dầu, xử lý chất thải, kỹ thuật y sinh, luyện kim.
  • Kỹ thuật viên điện: Thiết kế mạch điện, hệ thống mạng điện, máy phát điện, hệ thống thông tin liên lạc, xử lý các sự cố liên quan đến mạng điện.
  • Kỹ thuật viên cơ khí: Thiết kế, thi công, lắp đặt, sửa chữa và vận hành các loại máy móc, thiết bị liên quan. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật cơ khí còn đề ra các giải pháp cải tiến thiết bị, máy móc.
  • Kỹ thuật viên tích hợp liên ngành: Ứng dụng kiến thức kỹ thuật liên ngành như: kỹ thuật dầu khí, hàng không vũ trụ, y sinh, quân sự, năng lượng, … để triển khai và đưa ra các giải pháp cải tiến chung cho các lĩnh vực.

Đọc thêm: Việc làm Kỹ thuật viên IT mới nhất

Việc làm Kỹ thuật viên xây dựng đang tuyển dụng

Việc làm Kỹ thuật viên điện lương cao

Việc làm Kỹ thuật viên cơ khí mới cập nhật 

4. Các công việc kỹ thuật của Kỹ thuật viên

Kỹ thuật viên thường tham gia vào nhiều hoạt động và dự án kỹ thuật khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành công nghiệp mà họ hoạt động. Dưới đây là một số công việc kỹ thuật phổ biến mà một kỹ thuật viên có thể thực hiện:

  • Phân tích và thiết kế: Kỹ thuật viên tham gia vào việc phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, và lên kế hoạch triển khai giải pháp kỹ thuật.
  • Phát triển và lập trình: Kỹ thuật viên viết mã, phát triển ứng dụng, và xây dựng hệ thống theo yêu cầu và thiết kế đã được xác định.
  • Kiểm thử và đảm bảo chất lượng: Kiểm tra hệ thống, ứng dụng để đảm bảo chúng hoạt động đúng và ổn định.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Hỗ trợ người dùng, xử lý sự cố kỹ thuật, và thực hiện bảo trì định kỳ cho hệ thống và ứng dụng.
  • Triển khai và vận hành: Cài đặt, triển khai hệ thống mới và đảm bảo chúng hoạt động ổn định trong môi trường sản xuất.
  • Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các dự án và giải pháp công nghệ.
  • Nghiên cứu và phát triển: Tham gia vào hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, và tích hợp các công nghệ tiên tiến.
  • Quản lý dự án: Đối với những kỹ thuật viên có kinh nghiệm, họ có thể tham gia vào việc quản lý dự án, điều phối và giám sát tiến trình làm việc của nhóm.

Những công việc này có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và mức độ phức tạp của dự án hoặc hệ thống kỹ thuật mà kỹ thuật viên tham gia.

5. Kỹ thuật viên cần có những tố chất gì?

Kiến thức chuyên môn tốt

Nhân viên kỹ thuật, bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu tường tận để phục vụ cho các công việc:

  • Sử dụng thành thạo các chương trình máy tính và hệ thống/ phần mềm thường dùng trong một dự án kỹ thuật.
  • Khắc phục vấn đề khi gặp sự cố, máy móc trục trặc, hư hỏng và đưa máy hoạt động bình thường.
  • Và nếu nhân viên kỹ thuật có khả năng truyền tải kiến thức tốt, hướng dẫn dễ hiểu và kỹ năng/ chuyên môn cao thì họ có thể dạy nghề, đào tạo ra thế hệ kĩ thuật viên xuất sắc kế tiếp.

Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo

Với tính chất công việc liên quan đến kỹ thuật là xử lý, giải quyết các vấn đề, nên nhân viên kỹ thuật cần có kỹ năng phân tích, tư duy logic và sáng tạo. Có vậy, họ mới tìm ra được nguyên nhân và hướng giải pháp tối ưu nhất.

Kỹ năng sử dụng máy tính điêu luyện

Kỹ thuật viên phải có kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm thành thạo để tạo ra và sử dụng những mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp. Từ đó, họ mới có thể đưa ra các đề xuất, giải pháp vấn đề một cách nhanh gọn.

Kỹ năng tính toán chính xác và nhanh chóng

Khi tiếp nhận một dự án và tiến hành triển khai xây dựng, nhân viên kỹ thuật phải trải qua bước bóc tách bản vẽ, dự đoán chi phí dự trù. Thực tế, việc tính toán chủ yếu nhờ vào máy tính. Nhưng điều này không có nghĩa con người không cần tham gia thực hiện. Bởi lẽ, hệ thống máy tính cũng cần được thiết lập từ bộ óc của kỹ thuật viên và đôi khi máy tính cũng có thể sai sót.

Kỹ năng làm việc nhóm tốt và giao tiếp hiệu quả

Ngoài giao tiếp với đồng nghiệp, kỹ thuật viên cũng cần giao tiếp với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với một kỹ thuật viên bởi các lý do sau:

  • Họ phải giải thích những thuật ngữ chuyên môn thành những từ đơn giản, dễ hiểu để khách hàng có thể thấu hiểu được.
  • Tính chất công việc có thể rất phức tạp, liên quan đến nhiều dự án và lĩnh vực khác nhau. Do vậy, các kỹ thuật viên sẽ không bao giờ làm việc đơn lẻ. Thay vào đó, công việc này đòi hỏi tính đồng đội.
  • Chuyên viên kỹ thuật phải có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng hợp tác, lắng nghe và làm việc với nhiều người ở các cấp độ khác nhau.

Cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết

Kỹ thuật là một trong những nghề có độ rủi ro cao. Một sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả dự án. Và người chịu trách nhiệm về những lỗi này là kỹ thuật viên. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện một công trình, những chi tiết hay thông số dù là nhỏ nhất cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và cân nhắc kỹ lưỡng của nhân viên kỹ thuật.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bản chất công việc của một chuyên viên kỹ thuật là giải quyết các vấn đề. Và chỉ khi đó, họ mới có thể đề xuất và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Bắt kịp các xu hướng công nghệ mới

Trong thời đại công nghệ không ngừng đổi mới, có rất nhiều phần mềm quản lý và kỹ thuật mới ra đời để tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất của con người. Mỗi người đều phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt những cái mới. Và các chuyên viên kỹ thuật cũng không ngoại lệ.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Kỹ thuật viên. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Kỹ thuật viên và thực hành hiệu quả! 

Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!