1. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng của bạn với công việc, có vị trí ngay sau phần thông tin cá nhân trong CV hay là một trong những câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Nó chính là yếu tố có thể giúp bạn ghi điểm với người phỏng vấn. Đây chính là yếu tố có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Thiếu định hướng nghề nghiệp là gì? Lý do khiến sinh viên làm trái ngành
2. Các bước để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng cho sinh viên
Một sinh viên mới ra trường có thể sẽ thấy khó khăn khi viết mục tiêu nghề nghiệp với nhiều bạn còn định hướng được rõ ràng cũng như chưa biết mình sẽ làm những gì cho tương lai. Tuy nhiên, hãy hướng theo nguyên tắc viết mục tiêu ngắn hạn trước, xác định được mình phù hợp với cái gì rồi mới triển khai sang các mục tiêu dài hạn. Đối với những người lần đầu tiên tham gia thị trường việc làm, mục tiêu cho phép người đọc CV của bạn hiểu được con người bạn và lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp mặc dù thiếu kinh nghiệm thực tế.
Nghiên cứu kỹ JD
Thật dễ dàng để copy và paste thông tin cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn từ bản mô tả công việc. Nhưng để thể hiện sự độc đáo trong suy nghĩ, bạn phải hiểu người quản lý tuyển dụng thực sự muốn gì.Bạn có thể làm điều này bằng cách tìm kiếm các kỹ năng hoặc đặc điểm được yêu cầu nhiều nhất cho vai trò ứng tuyển. Những điều này thường được liệt kê trong phần mô tả công việc ở các phần như “Kỹ năng cần thiết” hoặc “Yêu cầu của công việc”. Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng hoặc đặc điểm phù hợp để đưa vào bằng cách tham khảo bất kỳ mô tả bổ sung nào về công ty hoặc vị trí tương tự.
VD: Nếu bạn thấy rằng đó là một môi trường làm việc có nhịp độ cao, thì khả năng đa nhiệm và phát triển các quy trình hiệu quả là những kỹ năng tốt cần nêu bật trong mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Lựa chọn mục tiêu phù hợp
Nhìn chung, các mục tiêu nghề nghiệp phải đủ thách thức để tạo động lực cho chính bản thân bạn. Bạn không muốn nhà tuyển dụng tiềm năng nghĩ rằng bạn là người không có tham vọng. Bạn cũng không muốn họ nghĩ rằng bạn không thực tế. Vì vậy, một mục tiêu nghề nghiệp đầy thách thức nhưng thực tế là một sự cân bằng tốt đối với một sinh viên mới ra trường.
Làm nổi bật giá trị của bản thân
Hãy viết ra những cách cụ thể mà bạn cung cấp giá trị cho công ty vào danh sách các kỹ năng cũng như đặc điểm nổi bật của mình.
Chúng có thể bao gồm điểm mạnh, bằng cấp, giấy phép hoặc chứng chỉ của bạn. Bạn cũng nên đề cập đến bất kỳ kinh nghiệm nào mà bạn có, chẳng hạn như làm việc không công cho các khách hàng lớn hoặc có kinh nghiệm phát biểu tại các sự kiện nổi bật của khoa, trường. Chỉ cần đảm bảo kinh nghiệm đó có liên quan đến công ty, ngành và vai trò đang ứng tuyển. Một lần nữa, hãy xem kỹ JD để hiểu cách bạn có thể gia tăng giá trị cho công ty.
Chỉ viết về các mục tiêu cụ thể
Viết mục tiêu riêng cho mỗi công việc. Viết một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho mọi công việc bạn đang ứng tuyển, đặc biệt nếu bạn là một sinh viên mới ra trường. Không bao giờ sử dụng cùng một mục tiêu cho nhiều vị trí công việc, vì nó có thể xuất hiện chung chung và không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bằng cấp hay chứng chỉ liên quan
Đề cập đến bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép liên quan nào liên quan đến vị trí ứng tuyển là một cách hiệu quả để viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường. Những yêu cầu này có thể là điều kiện tiên quyết để được phỏng vấn và nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao việc bạn đặt những chứng chỉ này ở đầu CV. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là người mới tham gia thị trường việc làm hoặc bạn đang thay đổi ngành nghề một cách rõ rệt.
Đọc thêm: Kỹ năng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng hiệu quả nhất
3. Nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở mục tiêu nghề nghiệp trong CV?
Tính cách của ứng viên
Mục tiêu chính là điều bạn khát khao đạt đến, thể hiện bạn là người như thế nào. Ví dụ bạn là một người tham vọng và cầu tiến trong công việc, thích sự mạo hiểm, ham muốn kiếm được nhiều tiền thì mục tiêu của bạn phải cực kỳ khủng với ngôn từ mạnh mẽ, dứt khoát và thể hiện sự quyết tâm. Ngược lại, những mục tiêu công việc nhẹ nhàng như muốn hòa nhập nhanh, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm,,… thì có thể bạn là một người thích sự ổn định và thanh bình.
Sự phù hợp giữa ứng viên và công việc
Nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy một phần nào tính cách, khía cạnh con người qua mục tiêu nghề nghiệp mà các ứng viên đề cập. Bạn là một người tham vọng với lý tưởng lớn hay là một người thích sự ổn định trong công việc?
Có những công việc cần người không quá tham vọng và có những công việc cần sự xông pha dũng mãnh trên chiến trường. Và tùy thuộc vào con người bạn, nhà tuyển dụng sẽ nhanh đoán được xem bạn có phù hợp với công việc mà họ đang cần tuyển không.
Sự gắn bó lâu dài với công ty
Không công ty nào muốn tuyển một nhân viên về và sau quá trình đào tạo giúp họ vững hơn về nghiệp vụ thì lại nghỉ việc. Chính vì vậy mà cả mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn trong công việc bạn phải thực sự gắn bó với công ty. Hãy bày tỏ rằng bạn muốn cống hiến công sức của mình, giúp công ty phát triển và ngày càng tiến xa hơn trong tương lai.
Đọc thêm: Porfolio là gì? 6 thông tin không thể thiếu trong Porfolio
Kỹ năng hoạch định của ứng viên
Việc ứng viên định rõ hướng đi trong tương lai cũng góp phần giúp nhà tuyển dụng nhìn ra phần nào kế hoạch cho công việc của bạn. Bạn xác định trong khoảng thời gian này, mình thực hiện được gì và tiến tới đâu, làm gì và lập kế hoạch thế nào cho mục tiêu đó. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tầm nhìn của bạn cũng như cách sắp xếp công việc sau này.
4. Tránh một số lỗi phổ biến khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Viết mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ, không cụ thể
Cái ''chung chung'' ở đây có nghĩa là không có sự đặc sắc cũng như nét riêng biệt của về người cũng như mục tiêu đối với vị trí việc của công ty đó. Có thể bạn viết sẵn một mục tiêu và cái mục tiêu đó có thể áp dụng cho mọi ngành nghề lẫn mọi công ty. Tuy nhiên có nhiều nhà tuyển dụng đủ nhạy bén để nhận ra điều đó, học sẽ biết được bạn có thực sự đầu tư và nghiêm túc tìm hiểu về công việc và các kế hoạch tương lai không ?
VD: "Tôi muốn sử dụng những kinh nghiệm trước đó của mình để đóng góp vào sự phát triển của công ty cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm".
Viết mục tiêu quá dài dòng
Bạn có lý tưởng lớn và có quá nhiều mục tiêu cũng như các kế hoạch trong công việc. Tuy nhiên thay vì trình bày thật dài vào mục tiêu nghề nghiệp, hãy chắt lọc những ý chính, những dự định cốt lõi.
Bạn nghĩ viết dài mà bạn có thể cho các nhà tuyển dụng thấy tâm huyết của bạn. Tuy nhiên thông thường, với hàng chục thậm chí là hàng trăm các CV được gửi đến, các nhà tuyển dụng chỉ dành được vài phút để đọc CV của bạn. Và nếu quá dài thì có thể nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu và không có thời gian để lướt qua các phần thông tin khác của bạn.
Không đề cập đến giá trị bạn sẽ mang đến cho doanh nghiệp
Thay vì quá tập trung vào bản thân bằng cách đưa ra những mục tiêu lớn cũng như định hướng trong tương lai của bạn thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến tiếng nói chung giữa bản thân với công việc, với công ty. Bởi nếu các nhà tuyển dụng không thấy được lợi ích mà bạn tạo được cho công ty sau này, sẽ chẳng ai muốn tuyển bạn đâu. Vậy nên hãy lồng ghép những kế hoạch của bạn vào các mục tiêu và lợi ích của công ty. Có như vậy, CV của bạn mới dễ dàng lọt vào tầm mắt của các nhà tuyển dụng.
Không thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Bạn cần nêu rõ những định hướng trong tương lai. Bạn sẽ làm được những gì trong tương lai gần và có thể phấn đấu, bước tiến đến đâu trong tương lai xa hơn. Có như vậy thì các nhà tuyển dụng mới thấy được sự dụng tâm của bạn cũng như sự phù hợp giữa bạn và vị trí mà họ cần tuyển dụng.
Đọc thêm: Thư giới thiệu bản thân là gì ? 9 thông tin nên có trong thư giới thiệu bản thân bằng Email
Viết sai chính tả, câu văn lủng củng
Việc xuất hiện các lỗi chính tả cũng như các câu từ lan man có thể cho thấy sự không chuyên nghiệp và không chuyên tâm của bạn. Nó thể hiện bạn là người thiếu sự cẩn thận khi không kiểm tra kỹ càng lại CV của mình.
5. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất
Ngành Truyền thông
Nhân viên Digital Marketing: Làm việc ở vị trí nhân viên Digital Marketing để phát huy những kỹ năng chuyên môn, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của công ty. Mục tiêu 02 năm tới sẽ trở thành một Marketer có trình độ cao.
Ngành Kinh tế
Sale Manager: Vận dụng 4 năm kinh nghiệm bán hàng để giúp xác định các cơ hội bán hàng thông qua kích hoạt bán hàng, quản lý con người và phát triển mạng lưới mối quan hệ. Đóng góp năng lực để cải thiện doanh số bán hàng và tăng doanh thu của công ty.
Ngành Kỹ thuật
Kỹ thuật cơ khí: Vận hành thành thạo các máy công cụ cơ khí như máy khoan, mài, hàn, tiện, phay cơ. Bằng sự nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc, tôi mong muốn tìm được công việc Kỹ sư Cơ khí trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Được phát huy những kiến thức chuyên ngành cùng các kinh nghiệm làm việc, giúp công ty phát triển vững mạnh và dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Với sự yêu thích công việc chế tạo máy và có tư duy sắc bén, tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động. Tôi sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các anh chị đi trước, hoàn thành tốt công việc và hướng đến mục tiêu trở thành một kỹ sư chế tạo máy giỏi trong tương lai.
Viết mục tiêu nghề nghiệp nhìn qua tưởng đơn giản nhưng nhiều khi đó là phần có thể khiến bạn ứng tuyển thành công hay không, nó là một bước quan trọng khi làm CV, một mục tiêu rõ ràng, trung thực sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi viết mục tiêu công việc. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công!