Lỗi ngụy biện là gì? 12 lỗi ngụy biện phổ biến hiện nay

Ngụy biện là lỗi tư duy logic phổ biến mà hầu hết chúng ta đều từng mắc phải. Tuy nhiên, chân lý vẫn là chân lý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về nó nhé !

1. Ngụy biện là gì?

Ngụy biện là một phạm trù rộng hơn thế. Đó là những cách lập luận quanh co, phản logic nhằm khiến người khác phải hiểu sai sự thật. Tuy nghe có vẻ… đau não, nhưng nó lại không quá phức tạp, đâm ra nhiều lúc chúng ta đã ngụy biện mà không hề biết là mình ngụy biện.

Có thể nói con người sử dụng cách nói ngụy biện khá nhiều trong hội thoại thông thường dù hữu ý hay vô tình, và cụ thể, đặt vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, các lỗi lập luận thiếu logic này dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cấp trên hoặc đối tác. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những kiểu ngụy biện phổ biến nhất thường gặp trong tranh luận để có thể rèn luyện cho mình cách tư duy logic và thuyết phục hơn nhé!

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 12 lỗi ngụy biện phổ biến hiện nay

Ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem)

Thay vì bàn luận vào chủ đề, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận bằng ngôn từ để làm giảm uy tín của họ. Các câu ngụy biện tấn công cá nhân thường thấy là “có làm được chưa mà nói”, “chưa làm được gì chỉ biết gõ phím thì nói gì ai”,…

Kiểu ngụy biện tấn công cá nhân này xuất hiện rất nhiều trong các cuộc tranh cãi trên mạng. Khi tranh luận, nhiều người không bàn luận vào chủ đề chính mà chỉ chăm chăm mắng nhiếc, nhục mạ người khác.

Ngụy biện bôi xấu (poisoning the well)

Nói điều không tốt về người đang tranh luận với mình để hạ uy tín của người đó trước khi người đó đưa ra luận điểm của họ.

“Đừng nhờ A phụ mày tổ chức tiệc. Gu chọn nhạc của nó tệ lắm!”

Trong ví dụ trên, người này đã mắc lỗi ngụy biện bôi xấu, đưa ra một thông tin tiêu cực (có thể đúng hoặc sai) về A để làm giảm uy tín của A. Tổ chức một bữa tiệc còn bao gồm rất nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là về chọn nhạc hay. Dù A không có gu âm nhạc thì vẫn có thể hỗ trợ tổ chức tiệc được.

Ngụy biện bạo lực (ad baculum fallacy/ appeal to force fallacy)

Thay vì dùng lý lẽ, logic thì lại dùng lời ám chỉ, đe dọa để bắt người đối thoại phải đồng ý với ý kiến của mình.

Nhân viên: “Thưa sếp, vì sao em phải làm thêm giờ nhưng lại không có thêm phụ cấp?”

Sếp: “Hoặc anh chấp nhận làm, hoặc nghỉ việc, thế thôi.”

Người sếp trong ví dụ trên đã mắc phải lỗi ngụy biện bạo lực, đe dọa đuổi việc anh nhân viên thay vì đưa ra lý lẽ logic. Kiểu ngụy biện này thường xuất hiện khi hai người tranh luận ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng, chẳng hạn như người lớn-trẻ con, cấp trên-cấp dưới.

Người mắc lỗi ngụy biện này thường do thiếu kiên nhẫn, một phần còn do tâm lý của “kẻ mạnh”, ỷ lại mình ở thế trên để ép người kia chấp thuận ý kiến của mình.

Ngụy biện “bạn cũng vậy” (tu quoque fallacy)

Nhắc đến thiếu sót, khuyết điểm của người tranh luận cùng để phủ định ý kiến hoặc lý luận của người đó. Thường thì khi phạm vào “tu quoque fallacy” sẽ phạm luôn “ad hominem” (công kích cá nhân).

A: “Gian lận như ông là sai.”

B: “Làm như ông chưa từng gian lận bao giờ vậy. Hồi đi học ông chẳng quay cóp suốt, giờ nói được ai!“

Thực chất thì việc anh ta có sai sót gì trong quá khứ, có làm được gì hay không làm được gì trong quá khứ đều không liên quan đến tính logic đang tranh luận.

Đọc thêm: Định luật Murphy là gì? 14 định luật Murphy trong cuộc sống

Tấn công vào hoàn cảnh (Circumstantial ad Hominem)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn cách chứng minh đối phương sai bằng cách chỉ ra rằng luận điểm của đối phương đơn thuần tới từ hoàn cảnh (thân thế, nghề nghiệp,…) của họ.
Ví dụ: Cậu bảo vệ những người giàu là vì cậu giàu.
Vấn đề: Trong tranh luận, chúng ta chỉ quan tâm tới luận điểm và cách lập luận.

Được nhiều người tin thì đúng (Appeal to Belief)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi tìm sự ủng hộ của đám đông. Họ cho rằng những gì đám đông tin tưởng luôn đúng.
Ví dụ: A- Tôi nghĩ rằng ý kiến này sai.
          B- Có thấy ai nói nó sai không mà bảo đấy là sai?
Vấn đề là: Trước thế kỷ XV, nhân loại bảo Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

Đưa ra bằng chứng là cách bác bỏ ngụy biện

“Nhiều người cũng làm vậy” (Appeal to Common Practice)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh mình đúng bằng cách chỉ ra rằng nhiều người cũng hành động như họ.
Ví dụ: “Tôi biết làm vậy là sai, nhưng rất nhiều người cũng đã làm vậy nên chẳng có vấn đề gì cả“.
Vấn đề là: Hầu hết mọi người làm một điều gì không có nghĩa rằng điều đó là chân lý.

Song đề sai (False Dilemma)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi có xu hướng lập luận: A xảy ra hoặc B xảy ra thì có thể suy ra A sai thì B đúng.
Ví dụ: Hắn làm việc xấu như vậy hắn không thể là người tốt được. Hắn là một người xấu (A: “Hắn là một người tốt” hoặc B: “Hắn là một người xấu”).
Vấn đề là: A sai không có nghĩa là B đúng do A và B có thể cùng sai hoặc cùng đúng hoặc có nhiều hơn 2 lựa chọn A và B. Lỗi ngụy biện này hay bị nhầm với phép loại suy (loại trừ hết TẤT CẢ những trường hợp không thể xảy ra thì trường hợp còn lại phải đúng).

Chọn “điều đứng giữa” (Middle Ground)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn ra một mệnh đề C “đứng giữa” hai mệnh đề đối lập A và B và cho rằng C đúng.
Ví dụ: Một người vô tội bị kết án oan và phải nộp một số tiền phạt. Dư luận cho rằng chỉ cần nộp một phần số tiền đó hoặc xử phạt hành chính là được rồi.
Vấn đề là: A,B,C thực chất là ba mệnh đề khác nhau. Lập luận này đánh lừa bởi người ta rất dễ nhầm tưởng rằng giữa “nhiều” và “ít” là “vừa đủ”.

Lỗi ngụy biện “Hai sai thành một đúng“ (two wrongs make a right)

Lập luận sai: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều X đó với B.
Lập luận sai là bởi: Nếu một hành động sai thì có nghĩa là nó sai, bất kể có bao nhiêu người làm nó đi chăng nữa. Vì thế lập luận này không giải quyết được điều cần chứng minh.
Ví dụ: “Tên sát nhân này đã giết người, vì thế chúng tôi có quyền thoải mái mạt sát và trừng trị hắn bằng những cách đau đớn nhất có thể”
“Hắn đã ăn trộm nên chúng tôi có quyền đánh chết hắn”.

“Không đúng với tôi nên nó sai”(Relativism fallacy)

Thay vì lập luận logic, người mắc lỗi đưa ra một lập luận kiểu: “Mệnh đề này không đúng với tôi nên nó sai”. Lập luận sai là bởi: Tương tự “Với tôi thì 1+1=3 nên 1+1 không thể bằng 2 được”. Đây là một lỗi ngụy biện nếu sự thật được nói đến là khách quan (“Ngọn núi cao 3000m”). Nếu mệnh đề được nhắc tới là tương đối (“Ngọn núi thật đẹp”), thì đây không phải lỗi ngụy biện.
Ví dụ: “Đây là một luận điểm sai, do có nhiều mâu thuẫn trong đó”. “ Với người khác có thể nói là nó sai, nhưng với tôi thì nó đúng. Vì vậy nó đúng”.

Lỗi ngụy biện bù nhìn rơm (Straw man)

Người mắc lỗi này bóp méo luận điểm của đối phương, sau đó chỉ trích luận điểm bị bóp méo đó và đưa ra kết luận đối phương sai. Lập luận sai là bởi: Luận điểm bị bóp méo (B) không phải luận điểm gốc được đưa ra (A). Vì vậy B sai không có nghĩa A sai.
Ví dụ:: ”Chúng ta có nên dọn dẹp lại văn phòng của mình một chút không?”
“Tháng trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Không cần thường xuyên như vậy chứ?”
“Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi.Điều đó thật buồn cười”.

Đọc thêm: TOP 10 phương pháp thúc đẩy môi trường làm việc công bằng

3. Tác hại khủng của sự ngụy biện

Gây ra phiền toái với người khác

Truyền đạt những tư tưởng không đúng sự thật dẫn đến sự hiểu lầm, ngộ nhận một cách tai hại cho người nghe. Bởi những lời ngụy biện thường có độ chân thật khá cao, nếu người nghe thiếu hiểu biết thì rất dễ nghĩ rằng đó đều là sự thật. 

Ví dụ: trong công việc khi một người làm sai họ lại không dám đứng lên nhận lỗi của bản thân mà họ lại chỉ muốn ngụy biện những gì mình làm là đúng, như khi được giao việc gặp khách hàng họ lại đến muộn khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp tục kí hợp đồng. Nhưng họ lại ngụy biện với những lý do như tắc đường thì đó là điều không thể chấp nhận. Nếu biết đoạn đường đó hay tắc thì chúng ta cần phải đi sớm để tránh được tình trạng tắc đường thay vì ngụy biện cho việc đến muộn của bản thân là điều không nên. Chỉ cần một lần như vậy thì những lần sau bạn sẽ không được tin tưởng và giao những trọng trách lớn nữa.

Giảm sự uy tín cảu bản thân

Người ngụy biện có nguy cơ đánh mất lòng tin từ những người khác. Những lời ngụy biện có thể nghe thấy rất hợp lý, nhưng đối với người có hiểu biết thì họ sẽ dễ dàng nhận ra được đâu là đúng và đâu là sai. Khi bị phát hiện ra sự ngụy biện một cách cố chấp, các bạn sẽ khiến cho người khác có cái nhìn tiêu cực về mình.

Ví dụ: trong một nhóm khi bạn phải hoàn thành sản phẩm vào hôm nay nhưng bạn lại không thể hoàn thành trách nhiệm khiến cả nhóm bị tổn thất, lúc đó bạn đã ngụy biện bằng cách đổ lỗi cho những người khác khiến cho mọi người trở nên mất đoàn kết là điều quá khủng khiếp khi làm việc nhóm.

Làm tư duy bị thui chột

Việc lạm dụng sự ngụy biện quá nhiều thì đôi khi còn khiến cho các bạn không biết được những lời bản thân nói ra là đúng hay sai. Qua đó tạo ra hành động vô thức theo thói quen là luôn cho rằng bản thân mình đúng trong mọi trường hợp. Việc này gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến khả năng tư duy, logic và kiến thức của chính bản thân các bạn.

4. Một số phương pháp để bác bỏ ngụy biện

Đa phần việc chúng ta ngụy biện đều xuất phát từ việc đuối lý, hoặc không xác định rõ chủ đề chính là gì mà vẫn cứ nghĩ bản thân đang đúng.

Bĩnh tĩnh chỉ ra điểm sai của đối phương

Khi gặp những trường hợp này, điều đầu tiên là phải giữ được bình tĩnh để phân tích và chỉ ra những gì đối phương đang nói là xa rời chủ đề chính. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đưa ra các luận điểm, chứng cứ để phản bác chứ không thể cãi tay đôi mà không có gì để chứng minh. Nguyên tắc trong khi tranh luận và phản bác ý kiến của người khác chính là sự nhã nhặn, cương quyết nhưng không nên quá bộc trực mà trở nên cộc tính, bất lịch sự.

Nói ngược lại với đối phương

Một phương pháp nữa để phản bác lại sự ngụy biện mà bạn cho rằng họ đang nói sai chính là nói ngược lại với người ngụy biện. Muốn chứng minh điều đối phương nói là không đúng thì bạn cũng cần phải đưa ra được các luận điểm của mình và dẫn chứng rõ ràng để thấy lời nói của bạn mới là đúng.

Tìm điểm sơ hở trong lời nói

Một phương pháp để bác bỏ ngụy biện nữa chính là tìm ra điểm sơ hở trong lời nói của họ, khi đã ngụy biện thì chắc chắn sẽ có những sơ hở để bạn có thể tìm ra. Chính vì thế hãy chú ý nghe kĩ những gì đối phương nói thì mới tiếp nhận được các thông tin và dựa vào đó để phản bác những điều bạn cho là không đúng.

Tổng Quan Về Thuật Nguỵ Biện - YBOX

Đọc thêm: Ngộ biện và ngụy biện là gì? 5 kiểu ngụy biện thường gặp trong cuộc sống

5. 4 bước để bác bỏ ngụy biện hiệu quả nhất

Sau khi tìm hiểu các loại ngụy biện và ví dụ bên trên, nếu gặp một người đang ngụy biện thì, bạn có thể áp dụng các bước sau để bác bỏ ý kiến của họ:

  • Nhận biết ngụy biện: Đầu tiên, hãy xác định các loại ngụy biện mà bạn muốn bác bỏ. Hiểu rõ vấn đề và lý luận của người đưa ra ngụy biện đó.
  • Nghiên cứu và thu thập thông tin: Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề và thu thập các thông tin, dẫn chứng hoặc tài liệu liên quan. Đảm bảo bạn có kiến thức đầy đủ và thật chính xác về vấn đề đó.
  • Phân tích ngụy biện: Phân tích loại ngụy biện được hình thành và tìm ra điểm yếu trong lập luận. Xác định các thiếu sót hoặc giả định không hợp lý trong ngụy biện.
  • Đưa ra lập luận phản bác: Sử dụng thông tin và lập luận hợp lý, đưa ra lập luận phản bác một cách rõ ràng và logic. Sử dụng các dẫn chứng, tài liệu để minh chứng cho quan điểm của bạn.
  • Trình bày một cách lịch sự: Khi phản bác ngụy biện, hãy trình bày quan điểm của bạn một cách lịch sự và tôn trọng. Tránh việc chính bạn sẽ gặp phải lỗi ngụy biện công kích cá nhân.
  • Lắng nghe và tương tác: Cho phép người kia trình bày quan điểm của họ và lắng nghe một cách chân thành. Tương tác và thảo luận để tìm hiểu thêm về quan điểm của nhau để đạt được sự thấu hiểu.

Trước khi đánh đồng một lỗi sai phổ biến để trở thành lời ngụy biện cho chính mình, người đọc hãy suy nghĩ thật kỹ để tránh mắc lỗi sai trong lối ngụy biện này. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về những cách tránh lỗi ngụy biện hiệu quả. Hy vọng bạn hiểu được rõ và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!