Manager – Nhà quản lý. Chức năng của nhà quản lý

Thành công của một tổ chức không thể thiếu đi bóng dáng của người quản lý. Vậy nhà quản lý là những ai? Chức năng của nhà quản lý là như thế nào? Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé?

1. Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định (tổ chức đó có thể là một tổ chức kinh doanh hay phi kinh doanh). Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Người quản lý đóng vai trò rất cao cả từ lên kế hoạch cho tổ chức, kiểm tra và giám sát nhân viên, bên cạnh đó còn là kiểm soát các nguồn lực sẵn có một cách đúng đắn để đạt được hiệu quả trong công việc.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Những vai trò cụ thể của nhà quản lý

Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung:

Nhà quản lý phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao hơn và với toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu cầu của nhân viên.

Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể:

Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lý như một bó hoa trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gato. Tóm lại, những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung.

Đọc thêm: Việc làm dành cho quản lý mới nhất

Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự:

Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn. Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin và sự an toàn.

Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm

Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lý đã đào tạo được người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng tiến, điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.

3. Chức năng của nhà quản lý

Hoạch định

Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác lập mục tiêu không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.

Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng vì vậy thời gian dành cho công việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì việc tổ chức thực hiện càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay không là phụ thuộc vào các việc nhỏ hàng ngày.

Đọc thêm: Thực tập là gì? Làm thế nào để viết đơn xin thực tập đẹp và đầy đủ

Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công ty đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh. Giao việc kết hợp đào tạo áp dụng trong trường hợp nhân viên còn đà phát triển, có nghĩa là còn khả năng học hỏi. Người quản lý giao việc ở cấp độ khó hơn trình độ hiện có của nhân viên, đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực mới thực hiện được. Ở cấp độ này quản lý sẽ phải sát sao hơn nhằm điều chỉnh để nhân viên làm đúng.

Trao quyền là việc người quản lý tách một phần quyền tương ứng với một nhóm trách nhiệm cụ thể của người quản lý để giao cho người nhân viên. Về nguyên tắc người quản lý nhìn càng xa các công việc trong tương lai thì càng dễ giao việc mà không gây áp lực tiến độ quá nhiều cho nhân viên.

Chức năng lãnh đạo 

Lãnh đạo bao gồm nhiều hoạt động tác động lên nhân viên, cá nhân trong tổ chức hay các nhóm riêng lẻ, bao gồm việc định hướng và hướng dẫn họ hoàn thành mục tiêu đề ra. Lãnh đạo là một kĩ năng khó đòi hỏi người quản lý phải biết co duỗi nhịp nhàng, đồng thời phải biết cách truyền đạt làm sao cho mỗi thành viên hiểu được ý của mình.

Đây là một con dao hai lưỡi, đôi khi làm tăng sự khâm phục hay ngưỡng mộ của nhân viên với người quản lý nhưng ngược lại, nó cũng có thể là nguyên nhân khiến mọi người mất cảm tình với bạn.

Chức năng kiểm tra

Người quản lý khi kiểm tra là thực hiện công việc đo lường hiệu suất hay tiến độ của từng hoạt động, từ đó phát hiện kịp thời những lỗi sai để sửa đổi. Đôi khi việc kiểm tra còn giúp phát hiện ra những cá nhân lười biếng hay không có tinh thần tập thể trong công việc.

Đọc thêm: TOP 10 ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức trong công việc

4. Các kỹ năng và phẩm chất của người quản lý 

Kiến thức chuyên môn sâu rộng

Người quản lý là người đứng đầu một tổ chức, công ty hay một bộ phận bởi vậy họ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng để nhận được sự nể phục của những nhân viên cấp dưới và đồng thời còn dễ dàng phát hiện, chỉ ra lỗi sai trong công việc.

Khả năng lãnh đạo

Lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định thành bại, một người quản lý giỏi sẽ biết cách lãnh đạo được nhiều người tin tưởng, yêu quý và hoàn thành công việc một cách thuận lợi.

Khả năng giao tiếp và thương lượng

Giao tiếp với chính nhân viên và lãnh đạo của mình và đồng thời thương lượng tìm ra giải pháp tốt nhất cho công ty hay gần hơn là những khó khăn đang gặp phải.

Tinh thần trách nhiệm

Phẩm chất này là yếu tố đặc trưng của những nhà quản lý bởi mọi hoạt động đều cần một người đứng ra nhận trách nhiệm về mình. Tinh thần trách nhiệm của người quản lý là một yêu cầu cao và đòi hỏi sự dũng cảm từ mỗi người đảm nhiệm nó.

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm  có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách Nhà Quản lý từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!