Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất | 2023

Hồ sơ chuyển công tác là gì, bao gồm cần những nội dung nào và ý nghĩa của chúng ra sao? Hãy cùng 1900 tìm hiểu chủ đề này nhé!

1. Đơn xin chuyển công tác là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về đơn xin chuyển công tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, đơn vị công tác.

Đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Cụ thể sử dụng chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.

2. Nội dung đơn xin chuyển công tác

Đơn xin chuyển công tác về gần nhà sẽ giúp người lao động thuận lợi cho công việc và đi lại của người lao động. Đối với nội dung đơn xin chuyển công tác về gần nhà cần bao gồm những nội dung sau:

- Phần 1: Quốc hiệu, tiêu ngữ( phần bắt buộc có trong đơn); sau đó là tiêu đề đơn(" đơn xin chuyển đổi đơn vị công tác", " đơn xin chuyển công tác về gần nhà"....)

Những thông tin cơ bản về cá nhân: tên; tuổi; ngày, tháng, năm, sinh; quê quán; nơi thường trú; chức vụ; vị trí làm việc hiện tại của người làm đơn.

- Phần 2: Nội dung đơn

+ Người làm đơn cần trình bày lý do xin chuyển công tác( trình bày chi tiết, đầy đủ lý do người làm đơn muốn thuyên chuyển công tác sang vị trí mới. Ngoài ra trong phần lý do bạn có thể thêm vào lập trường, quan điểm của mình vào vị trí mới): Ví dụ như hoàn cảnh gia đình( cha mẹ, con cái, bệnh tật đau ốm khó đi lại và không ai chăm sóc được). Để bản thân có điều kiện thuận lợi nhất để công tác công việc đồng thời thuận tiện nhất cho việc trông nom, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già, chăm sóc cho con nhỏ bệnh tật tôi viết đơn này kính mong các cấp có liên quan xem xét và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể công tác gần nhà. Cải thiện năng lực cá nhân để phát triển năng lực bản thân tốt nhất,....

+ Người làm đơn ghi đầy đủ thông tin nơi mong muốn được chuyển về trong đơn( Người làm đơn có thể tham khảo các vị trí cần tuyển cán bộ, công chức phù hợp với năng lực chuyên môn trên trang web, cổng thông tin nội bộ của ngành, nghề và điền thông tin vào vị trí này).

- Phần cuối: 

+ Lời hứa, lời cam đoan sẽ thực hiện, chấp hành đúng quy định được đề ra

+ Lời cảm ơn, chữ ký của người làm đơn

Sau khi viết, điền thông tin vào đơn xin chuyển công tác bạn cần nộp đơn xin chuyển công tác lên lãnh đạo, thủ trưởng cơ bản, đơn vị chờ ý kiến xét duyệt, chỉ đạo từ cấp trên. Cán bộ, lãnh đạo tổ chức sẽ dựa trên các điều kiện, thủ tục điều động, thuyên chuyển cán bộ giữa các bộ phận theo trật tự sau đó sẽ đưa ra quyết định cuối cùng cho người làm đơn.

3. Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác?

Tùy vào vị trí, nhu cầu việc làm mà người xin việc muốn chuyển tới mà đơn xin chuyển công tác sẽ có các ý nghĩa và mục đích khác nhau:

- Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;

- Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;

- Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;

- Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;

Theo đó, căn cứ vào đơn xin chuyển công tác, các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định có phê duyệt chuyển công tác hay không?

4. Hồ sơ xin chuyển công tác bao gồm những giấy tờ gì?

Tùy vào mỗi đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp khác nhau mà sẽ có các yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin chuyển công tác và thường bao gồm:

- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;

- Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;

- Bản sao hộ khẩu.

- Công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:

- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch

- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…

5. Lý do xin chuyển công tác thuyết phục 

5.1 Cảm thấy không còn phù hợp với công ty

Sau quá trình công tác, nhân viên có thể nhận thấy rằng trình độ và năng lực của mình không còn phù hợp các công việc của công ty. Vì điều này nên bạn cũng khó có thể làm tốt các nhiệm vụ được giao.

Để tránh ảnh hưởng đến công ty cũng như tạo ra cơ hội mới cho mình, đây sẽ là lý do để bạn xin chuyển công tác.

5.2 Bạn muốn được tăng lương

Bạn sẽ không có động lực tiếp tục công việc nếu như mức lương hiện tại không xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Bạn phải ôm đồm nhiều việc, làm thêm giờ,… nhưng không nhận lại được mức lương thưởng xứng đáng.

Với lý do xin chuyển công tác này sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu bạn là người thực sự có năng lực thì với lý do này sẽ giúp bạn được tăng lương như mong muốn. Hoặc cũng có thể là bạn sẽ tìm kiếm được cơ hội làm công việc khác với mức lương cao hơn.

5.3 Bạn cảm thấy bị đánh giá thấp trong vị trí của mình

Việc bạn nhận ra điều này có thể là do sự cố gắng đạt được thành tựu cao trong công việc không được cấp trên công nhận. Bạn cảm giác bị lạc lõng và thừa thải với những nỗ lực của chính bản thân.

Cũng có thể vị trí công việc đang đảm nhiệm khiến bạn bị giậm chân tại chỗ, không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp… và bạn mong muốn xin chuyển công tác đến với một môi trường khác. Nơi đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội được khẳng định năng lực của mình.

5.4 Bạn đang tìm kiếm một thử thách mới

Tùy thuộc vào cách các công ty được cấu trúc, một số lĩnh vực có thể cung cấp nhiều cơ hội để bạn phát triển hơn những công ty cũ. Việc lựa chọn lý do xin chuyển công tác này có thể là một thử thách nếu bạn đang muốn phát triển theo một hướng khác, một tầm cao mới trong sự nghiệp của mình.

5.5 Bạn muốn có một công việc với cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn

Có lẽ bạn đang muốn rời bỏ công việc của mình vì đơn giản là bạn muốn có một công việc với cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn. Cho dù công ty cũ là phù hợp với giá trị của bạn, thì việc tìm kiếm một công việc mới khi có cơ hội phát triển tốt hơn là điều hợp lý.

Nếu công việc hiện tại không đáp ứng đủ cho năng lực của mình thì việc xin chuyển công tác cũng là tất yếu. Vì tinh thần làm việc không tốt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

5.6 Bạn phải rời đi vì lý do gia đình hoặc cá nhân

Một trong những lý do xin chuyển công tác khách quan được các công ty không thể không chấp thuận là liên quan tới gia đình hoặc cá nhân. Có thể bạn có ý định kết hôn, sinh con, chăm sóc ba mẹ già. Do hoàn cảnh ép buộc chứ bạn không tác động gì nhiều nên sếp sẽ khó từ chối bạn.

5.7 Công ty bạn làm việc đã ngừng kinh doanh

Đây là một trong những lý do xin chuyển công tác mà chắc chắn không một nhân viên hay công ty nào muốn. Trường hợp công ty của bạn ngừng kinh doanh, sa sút hay có thể phá sản thì bắt buộc bạn phải nghỉ việc.

Tuy nhiên đây cũng là thách thức để bạn có thể khám phá bản thân ở một môi trường mới.

5.8 Bạn không thích những giờ làm việc hiện tại của mình

Vào một thời điểm nào đó công ty có một số sự thay đổi về giờ giấc làm việc. Có thể bạn sẽ không đáp ứng được thời gian này nên cũng có thể xin chuyển công tác.

Trường hợp bạn là người có gia đình thì lý do xin chuyển công tác này dường như không thể thuyết phục hơn.

5.9 Bạn đã quyết định chuyển đến một thành phố mới

Vì điều kiện của gia đình phải chuyển từ Bắc vào Trung, Nam,… hay có thể là di chuyển sang nước ngoài; điều này bắt buộc bạn phải chuyển công tác. Bạn không thể nào di chuyển đi làm với khoảng cách xa như vậy. Với lý do xin chuyển công tác này, chắc chắn không một công ty nào có thể giữ chân của bạn được, trừ khi họ có chi nhánh ở địa phương nơi bạn chuyển đến.

6. Mẹo xin thuyên chuyển công tác thành công

Để có thể xin thuyên chuyển, luân chuyển công tác thành công, bạn cần phân tích tình hình nhân sự thực tế của cơ quan đang công tác, cơ quan muốn chuyển đến cũng như quy định, thủ tục xin chuyển công tác của ngành. Ngoài ra, bạn cũng không thể bỏ qua một số lời khuyên khi viết đơn xin chuyển công tác sau đây.

6.1 Trình bày, thảo luận và xin lời khuyên từ người quản lý trực tiếp của bạn

Trước khi viết đơn xin chuyển công tác nộp lên cấp trên, bạn cần trao đổi với người quản lý trực tiếp và xin ý kiến của họ. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện thái độ tôn trọng với cấp trên và dễ dàng quay lại vị trí công tác khi đơn xin chuyển công tác không được xét duyệt.

6.2 Đảm bảo hiệu suất công việc và thái độ ở vị trí công tác hiện tại

Trong quá trình chờ xét duyệt đơn xin chuyển công tác, bạn cũng cần phải giữ thái độ đúng mực và hoàn thành tốt các công việc được giao. (Thông thường, trong quá trình xem xét đơn xin chuyển công tác, các cơ quan, tổ chức có thể sẽ từ chối đơn xin thuyên chuyển công tác của bạn. Vì thế, nếu trong thời gian này, bạn chểnh mảng hoặc tỏ thái độ không hài lòng với vị trí công việc hiện tại, rất có thể bạn sẽ bị kỷ luật, sa thải, miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm).

- Nếu đang muốn thuyên chuyển công tác đến cơ quan, vị trí mới, hãy tìm kiếm cơ hội để tương tác với những người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ và các thông tin quý giá cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nên tỏ ra tự phụ, cao ngạo hoặc thể hiện thái độ đả kích, so sánh, phê phán đối với vị trí, công việc đang đảm nhiệm.

Chìa khóa trong cách viết đơn xin chuyển việc hiệu quả là bạn phải cân bằng được các kỹ năng, trình độ của mình với nhu cầu tuyển dụng thực tế của cơ quan, tổ chức. Hãy phát huy những góc độ mở của cá nhân và đưa ra lý do thuyết phục để sẵn sàng cho việc xin thuyên chuyển công tác của mình.

Trên đây là toàn bộ các mẫu đơn xin chuyển công tác, mẫu đơn xin luân chuyển công tác, chuyển nơi làm việc đến cơ quan, tổ chức hay chi nhánh mới mà Codon.vn tổng hợp, sưu tầm được. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, giúp bạn tìm được thông tin cần thiết để tải về và áp dụng vào thực tế công việc của mình.

Sau khi đã nộp đơn xin chuyển công tác nhưng không được duyệt, bạn có thể tiếp tục làm việc ở vị trí cũ hoặc suy nghĩ đến việc xin thôi việc và tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn. 

7. Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nhân sự

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Mức lương của thực tập sinh nhân sự là bao nhiêu?

 

Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất | 2023 (trang 1)
Trang 1
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất | 2023 (trang 2)
Trang 2
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất | 2023 (trang 3)
Trang 3
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất | 2023 (trang 4)
Trang 4
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!