Chuyên viên quản lý hiệu suất có khoảng lương bao nhiêu?
Cập nhật: 11/09/2024
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 208 triệu
/năm1. Chuyên viên quản lý hiệu suất là gì?
Chuyên viên quản lý hiệu suất (Performance Management Executive) là người giữ vai trò trung gian trong tổ chức, là nơi kết nối giao tiếp giữa nhà quản lý và cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Ở vị thế này, chuyên viên: Vừa nắm rõ những mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp, Vừa hiểu rõ năng lực làm việc và tính chất công việc của người lao động, từ đó đặt ra những mục tiêu phù hợp cho từng cá nhân, từng phòng ban.
2. Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất theo số năm kinh nghiệm
Mức lương của Chuyên viên quản lý hiệu suất (Performance Management Specialist) thường tăng theo số năm kinh nghiệm do sự phát triển về kỹ năng, kiến thức và trách nhiệm. Cụ thể:
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất có dưới 02 năm kinh nghiệm
Mức lương khởi điểm cho chuyên viên mới vào nghề thường dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Đây là giai đoạn mà các chuyên viên tích lũy kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất có 2-5 năm kinh nghiệm
Khi đã có một số năm kinh nghiệm, mức lương sẽ tăng lên, thường dao động từ 15 - 25 triệu đồng/tháng. Ở giai đoạn này, các chuyên viên đã nắm vững quy trình quản lý hiệu suất và bắt đầu tham gia vào các dự án quan trọng hơn.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất trên 05 năm kinh nghiệm
Với trên 05 năm kinh nghiệm, chuyên viên có thể nhận được mức lương từ 25 - 40 triệu đồng/tháng. Đây là giai đoạn mà họ có thể đảm nhận các vai trò quản lý, chịu trách nhiệm cho các chiến lược hiệu suất và lãnh đạo nhóm. Kinh nghiệm càng nhiều, hiệu suất làm việc càng cao thì mức lương càng cao.
3. Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất theo cấp bậc
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất
Mức lương cho vị trí này thường dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Đây là cấp bậc dành cho những người mới vào nghề hoặc có ít kinh nghiệm nên mức lương thường không quá cao.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất cấp cao
Với kinh nghiệm và trách nhiệm cao hơn, mức lương của chuyên viên cấp cao thường từ 20 - 35 triệu đồng/tháng. Họ thường đảm nhận các dự án lớn và phức tạp hơn. Ngoài ra họ cũng sẽ phụ trách hướng dẫn nhân viên mới nếu cần.
Mức lương Trưởng phòng quản lý hiệu suất
Trưởng phòng thường có mức lương từ 35 - 50 triệu đồng/tháng. Họ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ, lập kế hoạch và triển khai các chiến lược hiệu suất cho toàn công ty.
Mức lương Giám đốc quản lý hiệu suất
Giám đốc quản lý hiệu suất có mức lương từ 50 - 70 triệu đồng/tháng. Họ là người định hướng chiến lược và tham mưu cho ban lãnh đạo về các chính sách và quy trình hiệu suất. Vị trí càng cao thì mức lương cũng càng cao.
4. Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất theo khu vực tại Việt Nam
Mức lương của Chuyên viên quản lý hiệu suất cũng có sự khác biệt tùy theo khu vực tại Việt Nam, phản ánh sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và nhu cầu lao động:
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Hà Nội
Mức lương cho Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Hà Nội thường dao động từ 15 - 45 triệu đồng/tháng. Thủ đô có mức sống cao, nhu cầu tuyển dụng lớn và cơ hội thăng tiến tốt. Như vậy, mức lương cho vị trí này cũng sẽ cao theo.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại TP. Hồ Chí Minh
Tương tự Hà Nội, mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại TP. Hồ Chí Minh cũng từ 15 - 45 triệu đồng/tháng. Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn nên nhu cầu cho vị trí này cũng tăng cao.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Đà Nẵng
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Đà Nẵng thường thấp hơn một chút, dao động từ 12 - 35 triệu đồng/tháng. Dù không sôi động như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, nhưng Đà Nẵng vẫn có nhiều cơ hội trong các công ty đa quốc gia và du lịch.
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Hải Phòng
Mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất tại Hải Phòng dao động từ 12 - 30 triệu đồng/tháng. Đây là thành phố cảng quan trọng, với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và công nghiệp nên nhu cầu cho vị trí Chuyên viên quản lý hiệu suất cũng khá cao.
5. So sánh mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất so với các vị trí chuyên viên khác
Vị trí | Mô tả công việc | Mức lương |
Chuyên viên quản lý hiệu suất | Chuyên viên quản lý hiệu suất là người giữ vai trò trung gian trong tổ chức, là nơi kết nối giao tiếp giữa nhà quản lý và cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Ở vị thế này, chuyên viên vừa nắm rõ những mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp, vừa hiểu rõ năng lực làm việc và tính chất công việc của người lao động, từ đó đặt ra những mục tiêu phù hợp cho từng cá nhân, từng phòng ban. | khoảng 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
Chuyên viên quản lý vận hành | Chuyên viên quản lý vận hành là người lập kế hoạch, tổ chức và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc chuẩn bị và giám sát các hoạt động biến các tư liệu sản xuất như lao động, thiết bị và nguyên liệu thô thành hàng hóa và dịch vụ. Các nhà quản lý vận hành làm việc để đảm bảo công ty đạt được lợi nhuận cao nhất. | khoảng 17.000.000 - 22.000.000 đồng/tháng |
Chuyên viên Quản lý Thiết kế Hạ tầng | Chuyên viên Quản lý Thiết kế Hạ tầng là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các yếu tố cơ sở hạ tầng của một dự án được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả. Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các kết cấu vật lý như đường, cầu, hầm, mà còn liên quan đến các hệ thống kỹ thuật, điện, nước, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hoạt động của dự án. | khoảng 21.000.000 - 33.000.000 đồng/tháng |
Chuyên viên Quản lý hợp đồng | Chuyên viên quản lý hợp đồng là người lưu giữ văn bản hợp đồng của doanh nghiệp để tránh bị thất lạc, hư hỏng và đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng các bên theo đúng quy định nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh mâu thuẫn tranh chấp xảy ra. | khoảng 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
Như vậy, so với các vị trí chuyên viên quản lý khác như chuyên viên Quản lý vận hành, chuyên viên Quản lý thiết kế hạ tầng hay chuyên viên Quản lý hợp đồng thì mức lương cho vị trí chuyên viên Quản lý hiệu suất chỉ ở mức tầm trung, tương đối ít hơn chuyên viên Quản lý vận hành và chuyên viên Quản lý thiết kế hạ tầng. Tùy thuộc vào quy mô công ty và năng lực cá nhân mà mức lương này cũng sẽ có những sự chênh lệch nhất định. Không ngừng trau đồi năng lực cá nhân và kỹ năng, bạn sẽ đạt được mức lương mà mình mong muốn!
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Quản lý vận hành lương cao
>> Xem thêm: Tuyển dụng Chuyên viên quản lý hiệu suất cá nhân mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên quản lý hợp đồng hiện nay
6. Cách nâng cao thu nhập với vị trí Chuyên viên quản lý hiệu suất
Liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
Công nghệ và phương pháp quản lý hiệu suất không ngừng thay đổi, vì vậy bạn cần luôn cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới nhất. Tham gia các khóa học nâng cao, hội thảo chuyên ngành và đọc sách chuyên môn sẽ giúp bạn nắm bắt các xu hướng mới và áp dụng chúng vào công việc, giúp hiệu suất đạt được cao hơn.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Quan hệ là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp. Tham gia vào các hội nhóm chuyên môn, sự kiện ngành và kết nối với các chuyên gia sẽ giúp bạn học hỏi và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Một mạng lưới quan hệ tốt có thể dẫn đến những cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn.
Chứng minh giá trị thông qua hiệu suất công việc
Luôn nỗ lực hoàn thành công việc một cách tốt nhất và đạt được các chỉ tiêu đề ra. Báo cáo kết quả công việc định kỳ, đề xuất các giải pháp và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có cơ hội đàm phán mức lương tốt hơn.
Tìm kiếm cơ hội thăng tiến
Không ngừng tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tổ chức. Điều này có thể là việc đề xuất được thăng chức, đảm nhận các dự án lớn hoặc chuyển sang một bộ phận khác có nhiều cơ hội phát triển hơn. Mức lương của bạn sẽ tăng tương ứng với trách nhiệm và vai trò mới.
Đàm phán lương hiệu quả
Hãy tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng khi đàm phán lương. Nắm rõ giá trị thị trường của vị trí công việc và các đóng góp của bạn cho tổ chức. Đưa ra các dẫn chứng cụ thể về thành tích và giá trị bạn mang lại để thuyết phục nhà tuyển dụng hoặc cấp trên về mức lương xứng đáng.
Thể hiện tinh thần làm việc nhóm và lãnh đạo
Khả năng làm việc nhóm và lãnh đạo là những yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Hãy thể hiện khả năng này thông qua việc dẫn dắt các dự án, hỗ trợ đồng nghiệp và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn thăng tiến mà còn tăng giá trị và mức thu nhập.
7. Các yêu cầu đối với vị trí Chuyên viên quản lý hiệu suất
Trọng trách cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động của chuyên viên quản lý hiệu suất rất lớn, vì vậy, khi cạnh tranh ứng tuyển vị trí chuyên viên hiệu suất này, ứng viên cần sở hữu năng lực tốt cả về kiến thức và kỹ năng:
Kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của tổ chức
Chỉ khi hiểu rõ ngành nghề (bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, ngân hàng…) và tính chất đặc thù của những phòng ban chuyên môn (phòng điều tra bồi thường, phòng pháp lý đất đai, phòng tín dụng…) phục vụ ngành nghề đó, chuyên viên quản lý hiệu suất mới có thể đưa ra những cột mốc đánh giá chuẩn xác, không dồn áp lực lên vai nhân viên, cũng không quá dễ dàng làm giảm sức phấn đấu của họ.
Kiến thức về hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc
Hệ thống sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là KPIs (key performance indicator), một số doanh nghiệp sử dụng hệ thống OKRs (Objectives and key results) hoặc sẽ kết hợp giữa KPIs và OKRs. Đây là hai hệ thống mà chuyên viên quản lý hiệu suất phải thường xuyên làm việc, nghiên cứu và cải tiến. Do đó, càng có kiến thức sâu, càng thuần thục sử dụng, càng thuận lợi ứng tuyển thành công.
Luật pháp nhà nước và quy định của riêng tổ chức
Luật lao động nhà nước, luật doanh nghiệp và những quy định, chính sách nội bộ riêng của tổ chức phải được xem là nền tảng cho mọi cải tiến trong nhiệm vụ nâng cao kết quả làm việc của chuyên viên hiệu suất. Bởi lẽ, hoạt động của tổ chức là hoạt động bền vững lâu dài, mọi sự phát triển đi ngược quy định pháp luật dù có mang lại hiệu quả tốt hơn nhưng chỉ là ngắn hạn, trong khi hậu quả lâu dài gây ra sẽ rất nguy hại.
Kỹ năng tổng hợp số liệu
Số liệu phục vụ cho quá trình quản trị hiệu suất sẽ không tự động đến tay chuyên viên mà cần có sự liên kết với các phòng ban, có sự yêu cầu hợp lý và hợp pháp về nội dung số liệu mà các phòng ban chuyên môn sẽ cung cấp cho phòng quản trị hiệu suất. Sở hữu kỹ năng tổng hợp số liệu, chuyên viên hiệu suất sẽ biết rõ mình cần số liệu gì và nguồn nào sẽ cung cấp chuẩn xác nhất, tránh làm mất thời gian của bản thân và của đồng nghiệp.
Kỹ năng phân tích, lập báo cáo
Thông qua các ứng dụng công nghệ, phần mềm phân tích chuyên nghiệp, các báo cáo sẽ được thiết lập với những kết quả hiển thị chất lượng quản trị hiệu suất, cũng như những hạn chế cần được khắc phục. Quan trọng là Chuyên viên quản lý hiệu suất phải sử dụng thành thạo những công cụ này, nắm rõ những mục tiêu báo cáo mà mình muốn thiết lập để chọn số liệu phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình giỏi
Người lao động và doanh nghiệp sẽ có những mong đợi khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Làm sao để những mong đợi này có thể dung hòa được với nhau thì chính Chuyên viên quản lý hiệu suất sẽ tìm ra câu trả lời. Muốn vậy, sở hữu:
- Kỹ năng giao tiếp để tiếp cận tốt mọi đối tượng
- Kỹ năng đàm phán để dung hòa mong đợi của các bên
- Kỹ năng thuyết trình để diễn giải, trình bày cặn kẽ những tiêu chuẩn quản trị hiệu suất, ai ai cũng hiểu rõ chính là kỹ năng tuyệt đối không thể thiếu.
Kỹ năng làm việc nhóm
Chuyên viên ngoài việc phối hợp cùng nhân sự cùng cấp bậc để xử lý công việc vĩ mô, còn phải quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới cho những phần việc vi mô nữa. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp mỗi Chuyên viên quản lý hiệu suất phân bổ thời gian và nhân lực hiệu quả cho nhiều tiến độ công việc triển khai đồng thời.
Tư duy sáng tạo, cải tiến
Tuân thủ quy chuẩn của pháp luật, nội quy là tốt, nhưng trong cái quy cũ vẫn rất cần sự cải tiến để áp dụng linh hoạt cùng một tiêu chuẩn hiệu suất cho nhiều đối tượng người lao động, nhiều vị trí chuyên môn khác nhau. Điều này đòi hỏi chuyên viên phải có tư duy sáng tạo để thiết lập những cách thức giúp guồng máy tổ chức triển khai công việc thông minh hơn, hiệu quả hơn.
Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương Chuyên viên quản lý hiệu suất theo năm kinh nghiệm, cấp bậc và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương Chuyên quản lý hiệu suất và lựa chọn công việc phù hợp!
Bạn thấy mức lương 130 - 208 triệu/năm chính xác đến mức nào?
Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.
Top Công Ty Lương Cao Nhất
Dành cho Chuyên viên quản lý hiệu suất
Danh sách công ty trả lương cho Chuyên viên quản lý hiệu suất
Thỏa thuận
Thỏa thuận
Thỏa thuận
Mức lương của các nghề nghiệp tương tự
Câu hỏi thường gặp về lương của Chuyên viên quản lý hiệu suất
Mức lương trung bình của vị trí Chuyên viên quản lý hiệu suất theo thu thập của 1900.com.vn là khoảng 10 - 16 triệu đồng/tháng
Mức lương cao nhất của Chuyên viên quản lý hiệu suất theo dữ liệu của 1900.com.vn là khoảng 40 triệu đồng/tháng
Mức lương thấp nhất của Chuyên viên quản lý hiệu suất theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 12 triệu đồng/tháng
Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.