Nắm ngay 4 "bí kíp" đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những nhân tố, là chìa khóa để nhà tuyển dụng có quyết định nhận bạn hay không? Trong bài viết dưới đây , hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tìm hiểu "bí kíp" đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng ấn tượng nhé!

1. Tại sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?

Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng chỉ hỏi như vậy cho vui và như một thủ tục trong mỗi buổi phỏng vấn. Trên thực tế, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng lại bao hàm khá nhiều ý nghĩa.

Cho nhà tuyển dụng thấy cách tiếp cận công việc của bạn

Khi nhận được hồ sơ xin việc và trong quá trình trực tiếp phỏng vấn, các ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng tìm hiểu rất kỹ về kiến thức chuyên môn, cách thức làm việc.Vì thế, những câu hỏi ngược lại  sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có cách thức tiếp cận với công việc như thế nào. Và đôi khi, những câu hỏi này có thể khiến đơn vị tuyển dụng quyết định có nhận bạn vào làm hay không.

Thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc

Các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng đó là những câu hỏi về vị trí công việc; về công ty chính là những cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thật sự là người mà họ cần hay không. Các nhà tuyển dụng thường có rất nhiều CV xin việc của các ứng viên trong cùng vị trí. Vì thế, một trong những yếu tố quyết định việc có sẵn sàng nhận bạn vào làm hay không nằm ở những câu hỏi thể hiện mức độ quan tâm của bạn dành cho vị trí ứng tuyển.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Thể hiện bạn muốn làm việc tại công ty họ

Đối với một ứng viên đã chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, họ sãn có mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công việc, môi trường làm việc. Chính từ những câu hỏi hỏi nhà tuyển dụng này, họ có thể lựa chọn được ứng viên đã thực sự sẵn sàng cho những công việc mà họ đang cần tuyển dụng

2. Những câu hỏi cần tránh hỏi nhà tuyển dụng 

 Những câu hỏi về bản thân

Đây là những câu hỏi tạo cảm giác bạn đang đặt bản thân bạn lên trước nhà tuyển dụng. Chúng bao gồm các câu hỏi về tiền lương, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ phép, giờ làm việc mỗi tuần và các ưu đãi khác. Trong một cuộc phỏng vấn, bạn đang cố gắng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể mang lại lợi ích như thế nào cho công ty chứ không phải ngược lại. 

 Các câu hỏi “Có” hoặc “Không”

Hầu hết các câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách tìm kiếm trên trang web của công ty. Thay vào đó, hãy gắn bó với những câu hỏi sẽ tạo ra cuộc đối thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng.

 Những câu hỏi về chỉ một chủ đề

Đặt câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau để thể hiện sự tò mò và quan tâm của bạn đối với tất cả các khía cạnh của vị trí tuyển dụng.

 Hỏi bất cứ điều gì quá riêng tư

Mặc dù bạn nên cố gắng thiết lập mối quan hệ với người phỏng vấn của bạn, đừng hỏi những câu hỏi cá nhân không phải là thông tin công khai. Hãy tránh những câu hỏi quá cá nhân về gia đình, chủng tộc, giới tính, v.v. của người phỏng vấn.

Đọc thêm: Bí kíp viết CV cho sinh viên mới ra trường!

3. 4 "bí kíp" đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Anh/chị có thể cho em biết thêm tiêu chí đánh giá ứng viên cho vị trí này?

Một trong những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng nhất chính là thắc mắc về tiêu chí của họ. Thông qua câu hỏi này, bạn sẽ có thể tự đánh giá về sự thể hiện của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn; và bạn có bao nhiêu phần trăm cơ hội trúng tuyển. Nếu bạn cảm nhận rằng mình đáp ứng tương đối đủ các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra, bạn hoàn toàn có thể tự tin đặt thêm một vài câu hỏi liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ mà vị trí yêu cầu. Ngoài ra, trong cuộc hội thoại cuối cùng đó, hãy cố gắng thể hiện rằng bạn có thể đảm nhận tốt vị trí đó trong tương lai. 

Anh/chị nghĩ những phẩm chất quan trọng để ứng viên có thể thành công trong vai trò này là gì?

Đây là một câu hỏi để hiểu rõ hơn về vị trí và các kỹ năng bạn sẽ cần để thành công. Nó cũng cho bạn cơ hội để thảo luận về bất kỳ phẩm chất hoặc kỹ năng nào của bạn mà bạn có thể chưa đề cập đến trong cuộc phỏng vấn.Sau khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng và lắng nghe họ chia sẻ, nếu bạn sở hữu những phẩm chất đó, bạn hãy mạnh dạn thừa nhận một cách khiêm nhường để tăng tính cạnh tranh cho bản thân. Nếu họ đề cập đến những khía cạnh bạn chưa có, hãy nói rằng đây cũng là những điều mình mong muốn và luôn cố gắng mỗi ngày để rèn luyện chúng tốt hơn. 

Anh/chị có thể cho em biết thêm về lộ trình thăng tiến của vị trí này?

Bạn đừng bỏ quên câu hỏi này trong danh sách những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng của mình. Đây là một câu hỏi tuyệt vời để cho thấy bạn có tới buổi phỏng vấn này với một thái độ nghiêm túc, muốn xác định một triển vọng dài hạn với công ty.Một lộ trình thăng tiến hợp lý cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá và chọn lựa khi phải đối mặt với nhiều lời mời làm việc cùng một lúc.

Anh/chị có thể cho em biết thêm về đãi ngộ và văn hoá công ty được không?

Không có cách nào khác để thể hiện sự quan tâm của bạn với công ty hơn là đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp của họ. Nhiều ứng viên luôn nghĩ mình phải ở thế bị động khi tham gia một buổi phỏng vấn. Thế nhưng, nhà tuyển dụng bảo sao nghe vậy thì sẽ khó để họ nhìn thấy được chất riêng của bạn. Hãy xem đây là một buổi trò chuyện bình đẳng. Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên phù hợp, và bạn cũng đang tìm kiếm một công ty thực sự tốt, phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của chính mình. Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để khai thác thông tin về quyền lợi của bạn cũng khiến bạn trở nên chủ động và có chính kiến hơn trong mắt của họ.

Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

4. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi

  •  Đặt câu hỏi với thái độ lịch sự, chân thành: Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, đây sẽ là lúc họ có thể quan sát thái độ của bạn để biết được bạn có thực sự muốn tìm hiểu về công việc này hay không. Thế nên, bạn cần chú ý vào thái độ của mình khi đặt câu hỏi. Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành cũng như mong muốn được tuyển dụng của bạn. Việc chú ý đến thái độ khi đặt câu hỏi sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn và để họ thấy được sự thoải mái, tự tin, hoạt ngôn ở bạn. Bạn nên tập luyện trước việc đặt câu hỏi khi ở nhà để có thể điều chỉnh thái độ cho phù hợp và thể hiện tốt trước nhà tuyển dụng
  •  Dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn: Có khá nhiều ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ bị run, khi đó câu chữ trở nên lủng củng và không có sự liên kết. Thế nên, bạn cần chú ý đến việc dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn và cố gắng giữ sự bình tĩnh để không mắc lỗi trong quá trình đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Ngoài ra khi lựa chọn từ ngữ đúng mực, bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng. Khi đó họ sẽ thoải mái hơn trong việc trả lời và có thể chia sẻ nhiều điều hơn liên quan đến câu hỏi cho bạn biết. Vì vậy, việc dùng từ ngữ trong câu hỏi khá quan trọng, giúp bạn có thể ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng về sự tinh tế và tác phong chuyên nghiệp.
  •  Đặt câu hỏi thông minh: Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thông minh và nhạy bén của bạn thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Do đó, bạn nên đặt các câu hỏi thường có câu trả lời đi chi tiết vào vấn đề hay cần phải mô tả cụ thể hơn về vấn đề đó. Điều này giúp gợi mở câu chuyện và tạo cho nhà tuyển dụng có cơ hội được chia sẻ với bạn nhiều thông tin về công việc hơn!
  •  Chú ý vào mục đích câu hỏi: Đừng nghĩ việc đặt câu hỏi là một chuyện dễ dàng, vì nếu không chú ý bạn có thể sẽ bị lạc hướng và các câu hỏi trở nên lan man, không đúng với mục đích ban đầu. Điều đó sẽ làm cho bạn trở nên lo lắng, mất bình tĩnh và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được sự nổi bật ở bạn. Ngoài ra, khi đặt câu hỏi không đúng mục đích sẽ làm mất thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng.
  •  Nên đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề công ty, công việc: Đặt các câu hỏi xoay quanh công ty, công việc giúp bạn biết thêm về văn hóa, những quy định cũng như quy trình hay các kỹ năng cần có để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, khi tập trung hỏi về công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn tìm hiểu về vị trí ứng tuyển này.
  •  Xem xét mức độ mối quan hệ khi đặt câu hỏi: Bạn cần quan sát và xem xét để có thể đặt câu hỏi phù hợp với mức độ của mối quan hệ. Mức độ mối quan hệ ở đây chỉ việc xác định khoảng cách tuổi tác, vị trí công việc của nhà tuyển dụng để lựa chọn cách nói chuyện vừa phù hợp vừa lịch sự nhưng vẫn giữ được sự nghiêm túc cho buổi phỏng vấn.
  •  Chú ý lắng nghe câu trả lời: Sau khi đặt câu hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời từ nhà tuyển dụng. Khi này bạn cần phải tập trung và chú ý lắng nghe để hiểu những gì mà họ chia sẻ. Bất kể đó là những thông tin mà bạn đã biết trước đó, thì vẫn phải tập trung lắng nghe để có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan khác.

Đọc thêm: TOP 4 cách deal lương với ứng viên dành cho nhà tuyển dụng

Những người sở hữu kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả đều có khả năng phát hiện sớm những khía cạnh phức tạp, chủ chốt của sự việc, nâng cao khả năng nhận định, đáp ứng nhanh và chất lượng nhiệm vụ công việc. Chính vì vậy, cơ hội thăng tiến của những người có kỹ năng đặt câu hỏi thường cao hơn những người khác. Qua bài bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp thêm đến bạn những thông tin hữu ích về các cách để hỏi nhà tuyển dụng. Hy vọng qua đó, bạn có thể hiểu rõ được vị thế của việc có ngoại ngữ và áp dụng hiệu quả !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!