1. Ngành dịch vụ là gì?
Dịch vụ là một khái niệm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo định nghĩa chung, dịch vụ là các hoạt động, sản phẩm hoặc trải nghiệm được cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ có thể bao gồm một loạt các hoạt động, từ các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, đến dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí, vận chuyển, du lịch, thương mại điện tử và nhiều lĩnh vực khác.
Ngành dịch vụ là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất trên thế giới. Nó bao gồm tất cả các hoạt động và lĩnh vực mà người ta cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả dịch vụ trực tiếp và gián tiếp. Ngành dịch vụ đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của một quốc gia và đôi khi còn được coi là chỉ số đo lường quan trọng để đánh giá sức khỏe kinh tế của một quốc gia.
2. Tổng quan về ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, nhà hàng, khách sạn, chăm sóc sức khỏe, giải trí, tài chính, bất động sản, và nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là một tổng quan về ngành dịch vụ:
Lĩnh vực trong ngành dịch vụ:
- Du lịch và lữ hành: Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch như tour du lịch, khách sạn, vé máy bay, và các dịch vụ giải trí khác.
- Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Bao gồm các nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar và các dịch vụ ăn uống khác.
- Khách sạn và lưu trú: Bao gồm các dịch vụ lưu trú như khách sạn, resort, nhà nghỉ và homestay.
- Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như spa, thẩm mỹ viện, phòng khám và các dịch vụ y tế khác.
- Giải trí và văn hóa: Bao gồm các dịch vụ giải trí như rạp chiếu phim, sân khấu, sự kiện và các hoạt động văn hóa.
- Tài chính và bảo hiểm: Bao gồm các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và các dịch vụ tài chính khác.
- Bất động sản: Bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, quản lý bất động sản và các dịch vụ liên quan đến bất động sản.
3. TOP 8 ngành dịch vụ phát triển ở Việt Nam
Du lịch – lữ hành – khách sạn
Với lợi thế ưu đãi thiên nhiên ban tặng như bờ biển dài, núi đồi, cao nguyên, đồi cát,…du lịch đã và đang là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn của Việt Nam. Các điểm du lịch trải dài từ Bắc đến Nam như Sapa, Hà Giang, Mộc Châu, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế – Đà Nẵng – Hội An, Quy Nhơn – Phan Thiết, Mũi Né, Đà Lạt,… Du lịch khám phá, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh,… đều phát triển, mang lại nguồn thu nhập và sức bật lớn cho kinh tế địa phương
Công nghệ thông tin
Trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, thì công nghệ thông tin là một trong những ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất. Cơn khát nhân lực ngành công nghệ thông tin chưa có dấu hiệu ngừng lại, mức thu nhập cho các nhà lập trình cũng đang ở mức top đầu các ngành dịch vụ hiện nay.
Hậu cần (logistics)
Logistics là dịch vụ thiết yếu với toàn bộ ngành sản xuất, giúp việc luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa được thông suốt, từ đó tạo nền tảng cho ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Dịch vụ tài chính
Là một trong những ngành dịch vụ xương sống của nền kinh tế, dịch vụ tài chính còn được coi là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán… là những định chế tài chính cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp tới các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn vay, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư,…
Dịch vụ chuyên môn
Đây là các dịch vụ thuộc về một ngành nghề chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao. Người cung cấp dịch vụ phải có trình độ chuyên nghiệp ở mức cao, nhằm mang tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Có thể kể đến như: tư vấn pháp luật, kiến trúc sư, tư vấn thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, biên phiên dịch, stylist (người tạo phong cách), các dịch vụ thuê người giúp việc, vệ sĩ cá nhân,…
Truyền thông – Quảng cáo
Nhu cầu truyền thông cho doanh nghiệp tăng cao mạnh mẽ trong một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, giúp quảng bá doanh nghiệp về sản phầm, dịch vụ, từ đó mang lại sự phát triển về doanh thu. Truyền thông không chỉ giới hạn trong doanh nghiệp mà hiện nay còn mở rộng tới cả truyền thông cho cá nhân (xây dựng thương hiệu cá nhân)
Văn hóa – giải trí – thể thao
Khi đời sống người dân được cải thiện thì nhu cầu văn hóa, giải trí, thể thao cũng được tăng cao. Những dịch vụ như xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao, chơi game và các ứng dụng giải trí, sử dụng các nền tảng xem phim – nghe nhạc trực tuyến… đang tăng mạnh mẽ và là một trong các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
Gym, yoga, làm tóc, làm móng, trang điểm, spa, thẩm mỹ… đều là những dịch vụ đang thu hút số lượng lớn lao động do nhu cầu thị trường luôn tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc.
Đọc thêm: Dịch vụ khách hàng là gì ? Lợi ích của dịch vụ khách hàng với doanh nghiệp
4. Mức lương của ngành dịch vụ
Mức lương của ngành dịch vụ tại Việt Nam có thể thay đổi theo từng vị trí công việc, kinh nghiệm, địa điểm và doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông tin tổng quan về mức lương trung bình của một số vị trí phổ biến trong ngành dịch vụ tại Việt Nam dựa trên thời điểm cuối năm 2023:
- Nhân viên bán hàng: khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu VND/tháng.
- Nhân viên lễ tân: khoảng từ 6 triệu đến 12 triệu VND/tháng.
- Nhân viên thu ngân: khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu VND/tháng.
- Nhân viên phục vụ nhà hàng/cafe: khoảng từ 4 triệu đến 8 triệu VND/tháng.
- Nhân viên spa/massage: khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu VND/tháng.
- Nhân viên kinh doanh dịch vụ: khoảng từ 7 triệu đến 15 triệu VND/tháng.
Lưu ý rằng đây chỉ là mức lương trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác như vị trí công ty, quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lao động. Để có cái nhìn chính xác hơn về mức lương hiện nay, bạn nên tham khảo thông tin từ các nguồn tin cậy hoặc các báo cáo thị trường lao động.
>> Tìm hiểu thêm về công việc ngành dịch vụ:
Việc làm Nhân viên lễ tân
Việc làm Nhân viên thu ngân
Việc làm Nhân viên phục vụ nhà hàng/ cafe
Việc làm Nhân viên Spa
5. Đặc điểm cơ bản ngành dịch vụ
Tính không mất đi
Kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng. Người ca sĩ không hề mất đi giọng hát sau một buổi trình diễn thành công, sau một ca phẫu thuật thành công, bác sĩ không hề mất đi khả năng kỹ thuật của mình.
Tính vô hình hay phi vật chất
Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể "sờ mó" sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận.
Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính...Quá trình sản xuất và tiêu thụ gằn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải hay du lịch...mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
Tính không thể phân chia
Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới đem tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời khõi nguồn gốc của nó, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồ gốc của nó.
Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng
Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (ví dụ, người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng phục vụ).
Tính không lưu giữ được
Dịch vụ không thể lưu giữ được. Không thể mua vé xem bóng đá trận này để xem trận khác được. Tính không lưu giữ được của dịch vụ không phải là vấn đề quá lớn nếu như cầu cầu là ổn định và có thể dự đoán truớc. Nhưng thực tiễn nhu cầu dịch vụ thường không ổn định, luôn dao động thì công ty cung ứng dịch vụ sẽ gặp những vấn đề trở ngại về vấn đề sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn
Người ta không cần các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình như dây chuyền sản xuất hay nhà máy để sản xuất ra dịch vụ, mà giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ là yếu tố con người, thể hiện qua quá trình sử dụng chất xám và các kỹ năng chuyên biệt với sự hỗ trợ của các dụng cụ, trang thiết bị chứ không phải ở sức mạnh cơ bắp hay các hoạt động gắn liền với các dây chuyền sản xuất đồ sộ. Ðối với những ngành dịch vụ có tính truyền thống như phân phối, vận tải hay du lịch thì tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất đáng kể, tuy thế, vai trò của tri thức vẫn là chủ yếu và không thể thiếu được.
Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ
Ðây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của dịch vụ, thể hiện ở chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hoá, chuyên nghiệp hóa và quan trọng hơn là sự xuất hiện liên tục những dịch vụ mới. Thể hiện rõ nét nhất ở dịch vụ điện thoại di động, từ thế hệ thứ nhất theo kỹ thuật anolog sang đầu thập niên 90 đã chuyển sang thế hệ thứ hai là kỹ thuật số, hiện nay trong những năm đầu của thế kỷ 21 người ta đang nói đến thế hệ điện thoại di động thứ ba có thể truy cập internet hết sức dễ dàng, mọi lúc mọi nơi.
6. Vai trò quan trọng của ngành dịch vụ
Có thể nói, vai trò của ngành dịch vụ là vô cùng lớn. Ngành dịch vụ giúp thúc đẩy và hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển, đồng thời giúp cơ cấu nền kinh tế ổn định, vững chắc. Trên hết, ngành dịch vụ mang tới lợi ích và sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc dân.
Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và xã hội của một quốc gia. Cụ thể, dịch vụ vận tải giúp vận chuyển hàng hóa và người dân từ nơi này đến nơi khác, đáp ứng nhu cầu di chuyển của các cá nhân và tổ chức trong kinh doanh, thương mại, sản xuất, du lịch và văn hóa. Nó cũng có tác động đáng kể đến các ngành khác trong nền kinh tế, như sản xuất, thương mại, nông nghiệp, và cả dịch vụ.
Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Sau đây là một số vai trò của dịch vụ du lịch:
- Đóng góp vào GDP: Dịch vụ du lịch đóng góp một phần quan trọng vào GDP của một quốc gia thông qua việc thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm và tiêu dùng các dịch vụ du lịch khác.
- Tạo việc làm: Dịch vụ du lịch cung cấp việc làm cho một số lượng lớn người lao động trong các ngành liên quan như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Phát triển kinh tế địa phương: Dịch vụ du lịch có thể giúp phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là ở những khu vực có tiềm năng du lịch nhưng chưa phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào du lịch có thể tạo ra một chuỗi giá trị và kích thích sự phát triển kinh tế địa phương.
- Nâng cao hình ảnh quốc gia: Dịch vụ du lịch cũng đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua việc quảng bá và tiếp đón khách du lịch. Qua đó, quốc gia có thể được biết đến với những điểm đến du lịch hấp dẫn và được đánh giá cao về mặt văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và các sản phẩm du lịch khác.
- Giao lưu văn hóa: Dịch vụ du lịch còn cung cấp cơ hội cho người dân trong và ngoài nước có cơ hội giao lưu, học hỏi và hiểu thêm về các văn hóa khác nhau thông qua việc tham quan các điểm đến du lịch.
Dịch vụ bưu chính và viễn thông
Dịch vụ bưu chính và viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc, giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của dịch vụ bưu chính và viễn thông bao gồm:
- Liên lạc và giao tiếp: Dịch vụ viễn thông cung cấp các phương tiện để liên lạc và giao tiếp như điện thoại, internet, fax, email, v.v. Nhờ đó, mọi người có thể dễ dàng trao đổi thông tin và giữ liên lạc với nhau.
- Chuyển phát nhanh: Dịch vụ bưu chính cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và tài liệu trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Truyền thông: Dịch vụ viễn thông cung cấp các kênh truyền thông để truyền tải thông tin và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng như truyền hình, radio, quảng cáo trực tuyến, v.v. Đây là cách hiệu quả để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ công cộng: Dịch vụ bưu chính và viễn thông cũng đóng vai trò cung cấp các dịch vụ công cộng như cung cấp thông tin về các chính sách, pháp luật, thuế, v.v. cho người dân và doanh nghiệp.
Vì vậy, dịch vụ bưu chính và viễn thông là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Dịch vụ xây dựng
Dịch vụ xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân. Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu ngày càng tăng về các công trình xây dựng, dịch vụ xây dựng trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp và có tính cạnh tranh cao trong thị trường.
Vai trò của dịch vụ xây dựng là cung cấp các dịch vụ xây dựng chất lượng và hiệu quả cho khách hàng, từ việc thiết kế, thi công, lắp đặt đến bảo trì, sửa chữa và cải tạo các công trình xây dựng. Dịch vụ xây dựng đóng góp vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, giáo dục và y tế.
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các cá nhân và tổ chức khỏi những rủi ro tài chính, bảo vệ tài sản và đảm bảo an ninh cho một cộng đồng. Việc mua bảo hiểm giúp khách hàng chủ động phòng tránh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố. Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm cũng góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế bằng cách tạo ra một môi trường ổn định và đáng tin cậy cho các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Vai trò chính của dịch vụ tài chính bao gồm:
- Cung cấp nguồn vốn: Dịch vụ tài chính cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn. Các sản phẩm và dịch vụ này bao gồm vay vốn, thẻ tín dụng, cho vay trực tuyến, chứng khoán và các loại hợp đồng tài chính khác.
- Quản lý rủi ro: Dịch vụ tài chính cung cấp các sản phẩm bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Các sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm sức khỏe và các sản phẩm bảo hiểm khác.
7. Cần có kỹ năng gì để làm việc trong ngành dịch vụ?
Sự kiên nhẫn
Nếu bạn không thấy điều này ở vị trí đầu tiên trong bất cứ danh sách nào về kỹ năng chăm sóc khách hàng thì đừng đọc nó.
Sự kiên nhẫn không chỉ hỗ trợ cho khách hàng mà nó còn giúp bạn giải quyết một số trường hợp nội bộ cho những người hay than vãn, gặp bối rối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, hằng ngày bạn phải tiếp cận với vô số loại người, mỗi người một tính cách và sở thích khác và thật khó để chiều lòng trước những yêu cầu hách dịch hoặc những thật nhiều đòi hỏi từ phía một khách hàng.
Sự chú tâm
Khả năng thực sự lắng nghe khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho bất cứ lý do nào.Không chỉ là điều quan trọng để chú ý đến sự tương tác của khách hàng cá nhân mà còn là phải lưu tâm và chu đáo với các thông tin phản hồi mà bạn nhận được.
Ch ẳng có vị khách hàng nào cảm thấy hài lòng khi đến một cửa hàng mà tiếng nói của mình gần như không được chú ý đến hoặc nhắc đi nhắc lại nhiều lần thứ mà mình cần. Tôi cũng chẳng đủ kiên nhẫn trước một nhân viên xao nhãng đến vậy.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Hãy chắc chắn rằng bạn đang nắm bắt được vấn đề trong lòng bàn tay một cách nhanh chóng; khách hàng không cần câu chuyện cuộc sống của bạn hay nghe về ngày của bạn.
Quan trọng hơn, bạn cần phải thận trọng về cách thức giao tiếp với khách hàng và tôi nhất là đừng bao giờ hỏi ngược lại khách hàng quá nhiều. Những gì bạn muốn nói với khách hàng, hãy học cách chuyển tiếp nó thật nhanh chóng nhưng đơn giản nhất có thể, miễn sao họ hiểu được ý của bạn.
Kiến thức về sản phẩm
Một nhân viên tốt là nhân viên có kiến thức sâu sắc về tất cả sản phẩm thuộc công ty anh ấy/cô ấy. Bạn là những người tiếp xúc với khách hàng hằng ngày, được xem như “bộ mặt” của công ty, chính bởi vậy đừng làm mất mặt người quản lý của bạn chỉ vì không thuộc tên hay giá của bất cứ sản phẩm dịch vụ nào mà công ty bạn đang cung cấp.
Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi hỏi một người nắm rõ toàn bộ sản phẩm dịch vụ và bất cứ điều gì liên quan đến chúng.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tích cực
Nghe có vẻ như điều này là vô nghĩa nhưng nó sẽ thực sự là một bước đột phá trong một cuộc nói chuyện trực tiếp hoặc đàm thoại với khách hàng để thuyết phục họ mua hàng hoặc khiến họ hài lòng khi bạn có kỹ năng này.
Ngôn ngữ là một phần rất quan trọng của việc thuyết phục đặc biết là giúp khách hàng tạo ra nhận thức về bạn và công ty của bạn dựa tắt trên ngôn ngữ mà bạn sử dụng.
Việc bạn sử dụng ngôn ngữ và thay đổi nó có thể thay đổi cả suy nghĩ và sự nhận thức của khách hàng.
Ví dụ: nếu không có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tích cực: “Tôi không thể giúp bạn có được những yêu cầu này, nhưng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ có những dịch vụ đáng nhớ nhất và nhiều bất ngờ nhất với sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Hãy quay lại đây và tận hưởng vào thời gian tới ”.
Ngành dịch vụ - sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa thành công của bạn, Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về các ngành dịch vụ phát triển ở Việt Nam. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của các ngành dịch vụ và phát triển và thực hành hiệu quả.