Công việc của Kỹ Sư Kết Cấu là gì?
1. Kỹ sư kết cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. Công việc của kỹ sư kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và ổn định của các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư bê tông, Kỹ sư cầu nối cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
2. Lương và mô tả công việc của Kỹ sư kết cấu
Đánh giá chi phí xây dựng
Chủ đầu tư luôn tìm kiếm những kỹ sư có kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn giỏi để giảm thiểu chi phí xây dựng và theo sát quá trình xây dựng kết cấu công trình. Kỹ sư kết cấu cần tìm kiếm, tính toán chi phí xây dựng phù hợp với quy mô xây dựng một cách tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuỳ thuộc vào quy mô công trình sẽ có mức chi phí khác nhau, việc tính giá sẽ giúp tối ưu chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Đề xuất giải pháp hiệu quả về kết cấu
Kết cấu công trình cần được thiết kế một cách chi tiết, tỉ mỉ và chuẩn xác. Kỹ sư kết cấu thường là người tư vấn cho chủ đầu tư, người thi công,... để tạo ra sản phẩm công trình có kết cấu bền vững và an toàn. Bên cạnh đó, các công trình hoạt động dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của con người nên cần phải thiết kế kết cấu phù hợp, giúp các kỹ sư công trình xây dựng đúng với bản vẽ của kỹ sư thiết kế.
Đảm bảo an toàn về mặt công trình
Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết. Để an toàn cho con người, kỹ sư kết cấu cần thiết kế công trình có kết cấu vững chắc, chịu lực và tải trọng tốt.
Triển khai bản vẽ kết cấu vào thực tế
Các kỹ sư kết cấu là người hiểu rõ nhất về bản vẽ thiết kế nên họ sẽ trực tiếp triển khai và mô tả cho các kỹ sư công trình một cách cặn chi tiết. Đồng thời, trong suốt quá trình thi công, kỹ sư thiết kế cần theo sát công trình để đảm bảo việc triển khai xây dựng đúng với ý tưởng cũng như bản vẽ đã được đề ra trước đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư.
3. Học ngành gì để làm Kỹ sư kết cấu
4. Khó khăn thường gặp của Kỹ sư kết cấu
Công việc của kỹ sư kết cấu đòi hỏi sự chính xác, cẩn trọng và khả năng giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc đầy thử thách. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến mà các kỹ sư kết cấu thường gặp:
Áp lực về thời gian và tiến độ
Các dự án xây dựng thường có tiến độ rất chặt chẽ và các kỹ sư kết cấu phải làm việc dưới áp lực để hoàn thành các bản vẽ, tính toán và kiểm tra kết cấu đúng hạn. Việc phải đối mặt với thời gian hạn chế có thể làm tăng nguy cơ sai sót trong thiết kế và kiểm tra.
Khó khăn trong việc tính toán và mô phỏng kết cấu
Kỹ sư kết cấu cần thực hiện các tính toán phức tạp để đảm bảo rằng các công trình chịu được tải trọng và tác động bên ngoài. Đôi khi, việc mô phỏng các yếu tố như điều kiện thời tiết, động đất, hoặc các yếu tố môi trường khác là rất khó khăn và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.
Vấn đề về vật liệu và công nghệ mới
Việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu mới hoặc công nghệ tiên tiến có thể gặp phải thách thức lớn. Các kỹ sư cần phải liên tục cập nhật kiến thức về các vật liệu xây dựng mới và kiểm tra khả năng tương thích của chúng với các công trình hiện có, từ đó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Khó khăn trong việc phối hợp với các bộ phận khác
Công việc của kỹ sư kết cấu không chỉ là tính toán và thiết kế mà còn cần phải phối hợp với các bộ phận khác như kiến trúc, điện, cấp thoát nước để đảm bảo công trình đạt yêu cầu tổng thể. Việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ có thể dẫn đến xung đột trong thiết kế và thi công.
Yêu cầu về sự chính xác tuyệt đối
Công việc của kỹ sư kết cấu yêu cầu độ chính xác cao trong các bản vẽ, tính toán và thi công. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến sự cố nghiêm trọng trong công trình, gây nguy hiểm cho con người và tốn kém chi phí sửa chữa. Chính vì vậy, kỹ sư kết cấu phải luôn chú ý đến từng chi tiết trong suốt quá trình làm việc.
5. Các kỹ năng cần thiết của Kỹ sư kết cấu
Kỹ Sư Kết Cấu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
169 - 247 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ Sư Kết Cấu
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ Sư Kết Cấu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Kết Cấu?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư kết cấu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư kết cấu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng kỹ sư kết cấu yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Tuy nhiên, làm việc trong ngành xây dựng thì văn bằng Thạc sĩ sẽ giúp kỹ sư có cơ hội thăng tiến cao.
-
Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật là thứ cực kỳ quan trọng để giúp các kỹ sư kết cấu khẳng định năng lực với các chủ đầu tư. Kỹ sư kết cấu phải hiểu về bản vẽ, biết đọc bản vẽ và sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế trên máy tính.
-
Kiến thức đọc hiểu bản vẽ: Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó. Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.
-
Kiến thức đảm bảo an toàn công trình: Đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc đối với Kỹ sư kết cấu nhằm bảo hộ lao động, nó không chỉ là trách nhiệm về mặt pháp lý mà còn là cam kết đạo đức giữa doanh nghiệp với người lao động. Điều này nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, tích cực giúp duy trì uy tín doanh nghiệp và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của kỹ sư kết cấu. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.
-
Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng: Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các kỹ sư kết cấu cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.
-
Kỹ năng phân tích: Giúp cho kỹ sư kết cấu phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những sai sót hay các vấn đề phát sinh, vì thế kỹ sư kết cấu cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương án xử lý nhanh, hiệu quả cho những vấn đề mà mình đang gặp phải.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Để có thể trở thành một kỹ sư kết cấu thành công thì bằng cấp và kiến thức, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư kết cấu phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm ở vị trí tương đương. Tóm lại, để trở thành Kỹ sư kết cấu, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.
-
Tham gia khóa học đào tạo Kỹ sư cao cấp
Nhằm hiểu được quy trình sử dụng phần mềm SnagIt để chụp ảnh màn hình viết báo cáo thu hoạch hoặc báo lỗi kết cấu, biết đến các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quy định về nội dung của biên bản nghiệm thu chất lượng. Cơ sở pháp lý về nội dung của biên bản nghiệm thu
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Kỹ sư kết cấu
Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật.
>> Đánh giá: Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Do đó, bạn cần có năng lực chuyên môn tốt để có thể thăng tiến tốt nhất.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư kết cấu đang tuyển dụng
2. Kỹ sư xây dựng
Mức lương: 16 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
>> Đánh giá: Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư xây dựng hiện nay
3. Giám sát xây dựng
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Giám sát xây dựng hay còn được gọi là giám sát công trình, giám sát thi công,... Đây là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.
>> Đánh giá: Công việc của Giám sát xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám sát xây dựng giỏi sẽ giúp phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát xây dựng hiện tại
5 bước giúp Kỹ sư kết cấu thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn
Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến xây dựng, kết cấu. Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ có uy tín như Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên và chỉ huy trưởng công trường.
Tự tin vào chính mình
Khi đề xuất thăng tiến, bạn cần bộc lộ sự tự tin của mình để cấp trên thấy rằng bạn hoàn toàn xứng đáng với phần thưởng đó. Phong thái tự tin cũng là một yếu tố quan trọng khi sếp cân nhắc bạn lên một vị trí cao hơn, đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo nhiều hơn. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao bạn có thể tin vào cộng sự của mình? Và làm sao bạn toát ra đủ phong thái để dẫn dắt họ?
Hoàn thành tốt công việc hằng ngày
Khi nghĩ đến thăng tiến trong công việc, đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao. Hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Trong hầu hết mọi trường hợp, đầu tiên các cấp lãnh đạo sẽ nhìn vào hiệu quả trong công việc thường nhật của một người để xem xét liệu họ có xứng đáng được thăng tiến hay không.
Cải thiện điểm yếu của bản thân
Biến điểm yếu của bản thanh thành điểm mạnh. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không chấp nhận rằng khả năng của mình không hoàn hảo và sau đó lập một kế hoạch cụ thể để cải thiện. Nếu như bạn có thể rèn luyện một cách cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình, bạn không chỉ làm gương cho các kỹ sư khác mà còn đang cải thiện bản thân.
Không ngừng trau dồi kỹ năng mềm
Một người tài giỏi sẽ luôn biết rõ điểm thiếu sót của mình. Nếu các kỹ năng vốn có của bạn không được sử dụng thường xuyên thì cũng sẽ trở nên “mai một”. Chính vì thế, đừng “Ngủ quên trên chiến thắng” và hãy luôn mài giũa để những kỹ năng quan trọng trong công việc luôn là điểm mạnh của bạn.
Đọc thêm:
Đánh giá, chia sẻ về Kỹ Sư Kết Cấu
Các Kỹ Sư Kết Cấu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Kỹ Sư Kết Cấu
↳
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. Công việc của kỹ sư kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và ổn định của các công trình xây dựng.
↳
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Xây dựng. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Kỹ sư kết cấu là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
↳
Kiểm định mức độ an toàn của các thiết bị máy móc
Trước khi tiến hành thi công, máy móc và thiết bị phục vụ quá trình thi công xây dựng cần được kiểm tra kỹ càng. Tất cả các trang thiết bị cần được đảm bảo an toàn lao động và kiểm định, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình hoạt động, đảm bảo các thiết bị máy móc được vận hành theo đúng tiêu chuẩn và áp dụng đồng thời các biện pháp đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tối thiểu các sự cố xảy ra.
Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người lao động
Trước khi bắt đầu vào công việc, người lao động cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như quần áo, mũ, găng tay, giày và các thiết bị liên quan nhất là khi làm việc ở trên cao. Điều này không những đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng cho người lao động mà còn tránh được những ảnh hưởng xấu đến công ty.
Hiện nay, áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà robot đã dần thay thế con người làm việc ở những môi trường dễ rủi ro nhất nhằm hỗ trợ và đảm bảo cho người lao động trong quá trình thi công xây dựng.
Tuân thủ đúng khoảng cách an toàn lao động
Người lao động cần tuân thủ đúng khoảng cách an toàn trong xây dựng đã được quy định. Đặc biệt không được vi phạm hành lang an toàn lưới điện để tránh những rủi ro không đáng có cho người lao động. Bên cạnh đó, cũng luôn thường xuyên chú ý kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, máy móc hay sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
Vệ sinh an toàn nơi làm việc
Công trình xây dựng cần được gọn gàng, sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa các yếu tố nguy hiểm dẫn đến tai nạn trong quá trình làm việc. Mỗi người lao động cần có ý thức dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng và tránh những vật nhọn, thiết bị dụng cụ không cần thiết, ổ điện không đảm bảo chất lượng,… trong khu vực thi công. Bên cạnh đó, người lao động cũng cần đảm bảo trang phục bảo hộ sạch sẽ để thoải mái hơn khi làm việc.
Tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng
Môi trường xây dựng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn không đáng có. Nằm bắt được điều đó thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng cho công nhân. Điều này giúp người lao động nâng cao được ý thức về tính mạng của bản thân cũng như tài sản của công ty.
↳
- Việc thiết kế kết cấu nhà được đơn giản hoá dựa trên kết quả phân tích của mô hình kết cấu đàn hồi tuyến tính. Điều này cũng được áp dụng trong giai đoạn thiết kế ban đầu ở những nước có động đất mạnh. Với việc giả thiết mô hình kết cấu đơn giản như vậy ta hoàn toàn có thể sử dụng nguyên lý cộng tác dụng trong quá trình phân tích nội lực kết cấu, tức là việc tổ hợp theo tải trọng hay theo nội lực đều không có gì khác biệt.
- Nhiệm vụ của người thiết kế là phải tìm ra được những trường hợp bất lợi nhất cho từng vị trí mặt cắt của các cấu kiện kết cấu dưới tác dụng của các ngoại lực có thể xảy ra. Hay nói cách khác là phải xác định được yêu cầu lớn nhất có thể có về hàm lượng thép, bố trí thép, và tiết diện mặt cắt cho từng cấu kiện.
- Tác dụng dụng của các tải trọng thiết kế như tĩnh tải, gió (gồm gió trái, phải, trước, và sau), và lực động đất tĩnh tương đương (theo phương từ trái, phải, trước, và sau) lên một công trình nào đó đều được quy định có sự phân bố không thay đổi. Do vậy ta có thể tìm ra được trường hợp bất lợi cho những loại tải trọng này bằng cách tổ hợp theo tải trọng hay theo nội lực.
- Đối với hoạt tải thì việc tác dụng của nó có thể có rất nhiều trường hợp phân bố khác nhau, và thực tế ta khó có thể xét hết được tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Quy định trong các tiêu chuẩn cũng chỉ là chung chung, còn cụ thể cho từng trường hợp thì anh em kết cấu phải tự chủ động xử lý cho hợp lý.
- Độ lớn của hoạt tải, khẩu độ của nhịp kết cấu, và độ mạnh của lực động đất (theo phương ngang) là những yếu tố chính để xem xét đến việc cần thiết chất hoạt tải lệch nhịp và lệch tầng.
- Ở Việt nam trong trường hợp khi công trình có giá trị hoạt tải là khá nhỏ so với tĩnh tải (kể cả trọng lượng tường xây ngăn,...), nhịp kết cấu không lớn lắm,... thì ta có thể chỉ đơn giản xét đến một một trường hợp hoạt tải tác dụng đều lên toàn bộ công trình và đồng thời sử dụng thêm những hệ số sửa đổi để tăng giảm nội lực trong các cấu kiện kết cấu.
Câu hỏi thường gặp về Kỹ Sư Kết Cấu
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. Công việc của kỹ sư kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và ổn định của các công trình xây dựng.
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, ngành xây dựng luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, kỹ sư phụ trách kết cấu cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ công trình xây dựng nào. Vì vậy, cơ hội việc làm cho các kỹ sư kết cấu luôn rộng mở với vô số cơ hội thăng tiến. Là một công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, cùng với việc thường xuyên đi công tác, đi thực tế tại công trường nên mức lương kỹ sư kết cấu là rất cao. Theo thông tin từ CareerViet , mức lương vị trí này dao động từ từ 13 - 19M đồng / tháng. Ngoài ra, có không ít các cơ sở tạo điều kiện cho kỹ sư cơ hội học hỏi, cọ xát, hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia, phúc lợi, lộ trình thăng tiến rõ ràng, tổ chức teambuilding, du lịch hàng năm. Bên cạnh mức lương hấp dẫn,Kỹ sư kết cấu còn được hưởng những chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp như: chế độ bảo hiểm, thưởng, khám sức khỏe tổng quát hàng năm,... Đặc biệt sẽ được làm việc trong môi trường năng động để phát huy thế mạnh bản thân, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và mở rộng quan hệ với khách hàng và đối tác.
Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Kỹ sư kết cấu phổ biến:
- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?
- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?
Đánh giá (review) của công việc Kỹ sư kết cấu được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành Kỹ sư kết cấu hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp của Kỹ sư kết cấu.
- Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh Kỹ sư kết cấu
- Từ 2 - 4 năm trở đi: Kỹ sư kết cấu
- Từ 4 - 8 năm trở đi: Quản lý kỹ sư kết cấu