Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Xe đưa đón
- Du lịch nước ngoài
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
- Chủ trì triển khai thiết kế kết cấu các công trình xây dựng công nghiệp.
- Đưa ra giải pháp kết cấu, phân tích khả năng chịu lực tổng thể cũng như chi tiết các cấu kiện và tối ưu kết cấu công trình
- Tư vấn thiết kế kết cấu, tư vấn kỹ thuật xây dựng, tư vấn chất lượng công trình xây dựng.
- Triển khai bản vẽ thiết kế kết cấu, viết thuyết minh tính toán và quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế kết cấu.
- Kiểm tra phối hợp tốt với các bộ môn khác như kiến trúc, M.E.P trong quá trình triển khai thiết kế.
- Kiểm soát, xoát xét các hồ sơ thiết kế kết cấu của các thầu phụ, các nhà cung ứng và công trường.
- Tham dự các cuộc họp về kỹ thuật, các vấn đề tại công trường và các bên liên quan.
- Quản lý hồ sơ tài liệu.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Trưởng phòng & Ban lãnh đạo
- Thực hiện báo cáo theo quy định của công ty.
Yêu Cầu Công Việc
- Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế áp dụng. Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chứng chỉ hành nghề Thiết kế Xây dựng Hạng II trở lên
- Có kinh nghiệm trong việc thiết kế các công trình công nghiệp là 1 lợi thế.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên ngành và tin học văn phòng.
- Có khả năng lên kế hoạch, tổ chức phân công công việc.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với các phòng ban, công trường và thầu phụ.
- Chủ động trong công việc. Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý chất lượng, tiến độ.
- Sáng tạo, đề xuất sáng kiến trong công việc
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 25 Tr - 30 Tr VND
Được thành lập từ năm 1993, DELTA Group là Tập đoàn Xây dựng tư nhân có tuổi đời lâu nhất tại Việt Nam, chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Đây cũng là doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng thành công nhiều công nghệ xây dựng mới, từ biện pháp thi công cho tới sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường. Với trình độ vượt trội về công nghệ xây dựng và quản lý tổng thầu, Delta Group thường xuyên đồng hành trong những dự án bất động sản đẳng cấp nhất.
Luôn giữ vị trí một trong những Tập đoàn xây dựng lớn mạnh nhất Việt Nam, CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA đã chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ trong các lĩnh vực như xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển mạnh lĩnh vực tổng thầu với sự vượt trội về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật công nghệ. Nhờ sự nhiệt huyết và nỗ lực nâng cao chuyên môn không ngừng nghỉ của một tập thể vững mạnh, tại lĩnh vực nào Delta Group cũng gặt hái được những thành tựu đáng nhớ.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia các loại BHXH, BHYT, BHTN, … theo quy định của Nhà nước.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch/nghỉ mát hàng năm
- Các hoạt động thể chất
- Team building cuối tuần
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Delta Group hành lập với chưa tới 100 nhân sự đầu tiên chủ yếu là xuất thân từ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng của Trường Đại Học Xây Dựng.
- Năm 1994, xác định phương hướng thực hiện các dự án đòi hỏi chuyên môn cao, khác biệt, vừa thiết kế và thi công theo mô hình chìa khóa trao tay.
- Năm 1995, khẳng định được ưu thế cạnh tranh so với nhà thầu nước ngoài trong thi công cọc khoan nhồi.
- Năm 1996, Bắt đầu thi công tầng hầm theo phương pháp Topdown tại Việt Nam. Công trình Hà Nội Inn (19 Phạm Đình Hổ).
- Năm 1998, Phát triển lĩnh vực tư vấn thiết kế với việc thành lập Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc xây dựng TT-As, Công ty liên doanh Sacidelta với đối tác Pháp.
- Năm 2003, Thực hiện công nghệ bơm vữa gia cường đáy cọc đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2006, Hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận 9001:2000.
- Năm 2009, Mở rộng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm cung ứng cho ngành công nghiệp xây dựng.
- Năm 2010, Chinh phục những công trình có tầng hầm rộng và sâu nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
- Năm 2012, Lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại Bảo Long, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội Sunrise.
- Năm 2014, Thành lập Công ty cổ phần xây dựng và ứng dụng công nghệ DELTA – V chuyên thiết kế, thi công các dự án xây dựng quy mô lớn.
- Năm 2017-nay, Với quy mô nhân sự hơn 2500 nhân viên, trải rộng dự án khắp cả nước, kinh doanh đa ngành nghề, trở thành một trong Top 5 Tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam.
Mission
- Với các đối tác – các quý khách hàng, Delta Group luôn cam kết sẽ đảm bảo chất lượng, tiến độ và tuân thủ những quy định của pháp luật về an ninh, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Delta Group đã tham gia triển khai hàng loạt dự án tầm cỡ, có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhờ vào những giải pháp tổng thể tối ưu về thiết kế, thi công, vật liệu, thiết bị.
- Đối với xã hội, Delta Group hiểu rằng “trao đi là nhận lại”, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với ý thức và trách nhiệm cộng đồng. Không chỉ xây dựng môi trường phát triển toàn diện cho người lao động, Delta Group còn thường xuyên có các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cơ sở vật chất giáo dục tại vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đây cũng chính là cam kết của Delta Group đối với xã hội và cộng đồng, là mục tiêu phát triển bền vững mà doanh nghiệp luôn hướng tới.
Review TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
Công ty chúa nợ lương chậm lương và nợ phụ cấp. Anh em ký sư né xa (RW)
Nơi làm việc tốt, mọi người nhiệt tình, hòa đồng, thân thiện (Indeed)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ Sư Kết Cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật. Công việc của kỹ sư kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và ổn định của các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư bê tông, Kỹ sư cầu nối cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư kết cấu
Đánh giá chi phí xây dựng
Chủ đầu tư luôn tìm kiếm những kỹ sư có kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn giỏi để giảm thiểu chi phí xây dựng và theo sát quá trình xây dựng kết cấu công trình. Kỹ sư kết cấu cần tìm kiếm, tính toán chi phí xây dựng phù hợp với quy mô xây dựng một cách tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuỳ thuộc vào quy mô công trình sẽ có mức chi phí khác nhau, việc tính giá sẽ giúp tối ưu chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Đề xuất giải pháp hiệu quả về kết cấu
Kết cấu công trình cần được thiết kế một cách chi tiết, tỉ mỉ và chuẩn xác. Kỹ sư kết cấu thường là người tư vấn cho chủ đầu tư, người thi công,... để tạo ra sản phẩm công trình có kết cấu bền vững và an toàn. Bên cạnh đó, các công trình hoạt động dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của con người nên cần phải thiết kế kết cấu phù hợp, giúp các kỹ sư công trình xây dựng đúng với bản vẽ của kỹ sư thiết kế.
Đảm bảo an toàn về mặt công trình
Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết. Để an toàn cho con người, kỹ sư kết cấu cần thiết kế công trình có kết cấu vững chắc, chịu lực và tải trọng tốt.
Triển khai bản vẽ kết cấu vào thực tế
Các kỹ sư kết cấu là người hiểu rõ nhất về bản vẽ thiết kế nên họ sẽ trực tiếp triển khai và mô tả cho các kỹ sư công trình một cách cặn chi tiết. Đồng thời, trong suốt quá trình thi công, kỹ sư thiết kế cần theo sát công trình để đảm bảo việc triển khai xây dựng đúng với ý tưởng cũng như bản vẽ đã được đề ra trước đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư.
Kỹ Sư Kết Cấu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
169 - 247 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ Sư Kết Cấu
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ Sư Kết Cấu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Kết Cấu?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư kết cấu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư kết cấu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng kỹ sư kết cấu yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Tuy nhiên, làm việc trong ngành xây dựng thì văn bằng Thạc sĩ sẽ giúp kỹ sư có cơ hội thăng tiến cao.
-
Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật là thứ cực kỳ quan trọng để giúp các kỹ sư kết cấu khẳng định năng lực với các chủ đầu tư. Kỹ sư kết cấu phải hiểu về bản vẽ, biết đọc bản vẽ và sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế trên máy tính.
-
Kiến thức đọc hiểu bản vẽ: Bạn cần biết đọc hiểu bản vẽ cơ khí vì nó được dùng để thể hiện các chi tiết, đặc điểm của một loại máy móc, hệ thống. Đôi khi, nó dùng để mô tả một chi tiết máy móc riêng biệt nào đó. Thành thạo đọc hiểu bản vẽ cơ khí sẽ giúp mọi người nắm được cấu tạo, đặc điểm cũng như cách vận hành của máy móc, chi tiết, sản phẩm sản xuất ra. Ngay cả những chi tiết không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bản vẽ cơ khí cũng có thể thể hiện một cách rõ ràng.
-
Kiến thức đảm bảo an toàn công trình: Đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc đối với Kỹ sư kết cấu nhằm bảo hộ lao động, nó không chỉ là trách nhiệm về mặt pháp lý mà còn là cam kết đạo đức giữa doanh nghiệp với người lao động. Điều này nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn, tích cực giúp duy trì uy tín doanh nghiệp và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của kỹ sư kết cấu. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.
-
Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng: Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các kỹ sư kết cấu cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.
-
Kỹ năng phân tích: Giúp cho kỹ sư kết cấu phân tích các vấn đề liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến bản vẽ thiết kế.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc sẽ không thể tránh khỏi những sai sót hay các vấn đề phát sinh, vì thế kỹ sư kết cấu cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương án xử lý nhanh, hiệu quả cho những vấn đề mà mình đang gặp phải.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Để có thể trở thành một kỹ sư kết cấu thành công thì bằng cấp và kiến thức, kinh nghiệm là một trong số những yếu tố cần thiết giúp cho quá trình làm việc của vị trí này được suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao hơn. Kỹ sư kết cấu phải là người có bằng kỹ thuật kết cấu, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm ở vị trí tương đương. Tóm lại, để trở thành Kỹ sư kết cấu, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.
-
Tham gia khóa học đào tạo Kỹ sư cao cấp
Nhằm hiểu được quy trình sử dụng phần mềm SnagIt để chụp ảnh màn hình viết báo cáo thu hoạch hoặc báo lỗi kết cấu, biết đến các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quy định về nội dung của biên bản nghiệm thu chất lượng. Cơ sở pháp lý về nội dung của biên bản nghiệm thu
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư kết cấu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Kỹ sư kết cấu
Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 3 năm
Kỹ sư kết cấu là người chuyên về thiết kế, phân tích, và đảm bảo tính ổn định và an toàn của các công trình kết cấu, nhu cầu, tòa nhà, nhà xưởng, cầu trục, và các công trình khác. Họ tham gia vào việc tính toán, thiết kế các thành phần cấu trúc, lựa chọn vật liệu và đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được tải trọng và yêu cầu kỹ thuật.
>> Đánh giá: Chỉ cần dựa vào bản chất công việc và nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu không khó để bạn có thể nhận định hay dự báo về tương lai của nghề nghiệp này. Xét về mức độ ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung và mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng hiện đại nói riêng thì kỹ sư kết cấu là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Do đó, bạn cần có năng lực chuyên môn tốt để có thể thăng tiến tốt nhất.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư kết cấu đang tuyển dụng
2. Kỹ sư xây dựng
Mức lương: 16 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm Kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
>> Đánh giá: Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư xây dựng hiện nay
3. Giám sát xây dựng
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Giám sát xây dựng hay còn được gọi là giám sát công trình, giám sát thi công,... Đây là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.
>> Đánh giá: Công việc của Giám sát xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám sát xây dựng giỏi sẽ giúp phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát xây dựng hiện tại
5 bước giúp Kỹ sư kết cấu thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn
Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến xây dựng, kết cấu. Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ có uy tín như Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ quan trọng và cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là chứng chỉ hành nghề bắt buộc đối với các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên và chỉ huy trưởng công trường.
Tự tin vào chính mình
Khi đề xuất thăng tiến, bạn cần bộc lộ sự tự tin của mình để cấp trên thấy rằng bạn hoàn toàn xứng đáng với phần thưởng đó. Phong thái tự tin cũng là một yếu tố quan trọng khi sếp cân nhắc bạn lên một vị trí cao hơn, đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo nhiều hơn. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao bạn có thể tin vào cộng sự của mình? Và làm sao bạn toát ra đủ phong thái để dẫn dắt họ?
Hoàn thành tốt công việc hằng ngày
Khi nghĩ đến thăng tiến trong công việc, đừng vội nghĩ đến những điều quá lớn lao. Hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Trong hầu hết mọi trường hợp, đầu tiên các cấp lãnh đạo sẽ nhìn vào hiệu quả trong công việc thường nhật của một người để xem xét liệu họ có xứng đáng được thăng tiến hay không.
Cải thiện điểm yếu của bản thân
Biến điểm yếu của bản thanh thành điểm mạnh. Bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không chấp nhận rằng khả năng của mình không hoàn hảo và sau đó lập một kế hoạch cụ thể để cải thiện. Nếu như bạn có thể rèn luyện một cách cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình, bạn không chỉ làm gương cho các kỹ sư khác mà còn đang cải thiện bản thân.
Không ngừng trau dồi kỹ năng mềm
Một người tài giỏi sẽ luôn biết rõ điểm thiếu sót của mình. Nếu các kỹ năng vốn có của bạn không được sử dụng thường xuyên thì cũng sẽ trở nên “mai một”. Chính vì thế, đừng “Ngủ quên trên chiến thắng” và hãy luôn mài giũa để những kỹ năng quan trọng trong công việc luôn là điểm mạnh của bạn.
Đọc thêm: