Công việc của Kỹ sư Lâm Nghiệp là gì?

Kỹ sư lâm nghiệp là người vận dụng kiến thức chuyên sâu về hệ sinh thái rừng đưa ra các dự đoán trong công việc, nhằm đạt được các quy hoạch bền vững vùng đất, nguồn tài nguyên rừng, nghiên cứu trồng rừng trên những điều kiện hoang hóa (Đất vùng cao, đất ướt), nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng, phổ biến kỹ thuật nông - lâm kết hợp, nghiên cứu lâm nghiệp đô thị, nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch.

Mô tả công việc của Kỹ sư lâm nghiệp 

  • Công việc kiểm kê diện tích rừng: Với tình trạng khai thác rừng kiệt quệ và có những trường hợp cố tình lấn đất làm lợi ích riêng nên rừng luôn cần có kiểm lâm bảo vệ rừng, đồng thời là những kỹ sư lâm nghiệp tham gia vào công cuộc kiểm tra, thống kê về diện tích rừng thường xuyên để đảm bảo những tài sản của Nhà nước. Người kỹ sư cần phải nắm rõ từng diện tích, từng khu vùng mà mình được bổ nhiệm phân công công việc kiểm kê hoặc quản lý để phục vụ cho việc triển khai thêm những kế hoạch, phong trào, dự án trồng rừng, khai thác rừng ở những hạng mục dự án khác.
  • Công việc vẽ bản đồ rừng và chụp ảnh bản đồ rừng: Những kỹ sư lâm nghiệp cần có khả năng vẽ bản đồ rừng theo từng khu vực rừng được phân công. Bản đồ rừng sẽ rất quan trọng ở trong công tác quản lý và triển khai nhiều dự án quản lý trồng rừng và khai thác rừng.
  • Đánh giá thực trạng rừng và đưa ra hướng giải quyết cho mỗi một khu vực rừng: Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết khi xảy ra những sự cố hay phát sinh trong quản lý rừng. Những vấn đề về đất đai, trồng trọt, cây trồng, thiên tai, … sẽ cần có sự quản lý của người kỹ sư lâm nghiệp. Người kỹ sư cần phải nhìn nhận và đánh giá được tình hình của rừng và báo cáo lên các cấp hay đơn vị quản lý để có hướng xử lý giải quyết. Quan trọng là tìm được nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho tình trạng đó
  • Làm những công tác quy hoạch rừng như thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, phát động trồng cây gây rừng, phát quang gây rừng, tỉa cành, … Người kỹ sư lâm nghiệp sẽ cần phải có được kế hoạch cụ thể để từng bước triển khai những công việc
  • Quy hoạch những khu vui chơi và những cảnh quan như là khu sinh thái, rừng nguyên sinh,rừng nguyên sơ, sinh vật cảnh, vườn sinh thái, 
  • Bảo vệ rừng chống lại lâm tặc, côn trùng có hại cho rừng, bệnh về cây cùng những vụ hỏa hoạn có nguy cơ xảy ra. Đây cũng là công việc khá quan trọng vì nó giúp cho “sức khỏe” của rừng được duy trì
  • Tư vấn lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp theo nhiều kiến thức chuyên môn về lâm nghiệp cũng như kiến thức được cập nhật thông qua các khóa huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ về kỹ sư lâm nghiệp.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.6 ★
Khoảng lương năm 91 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 5 năm

Kỹ sư Lâm Nghiệp có mức lương bao nhiêu?

91 - 130 triệu /năm
Tổng lương
86 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 130 triệu

/năm
91 M
130 M
84 M 169 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ sư Lâm Nghiệp

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư Lâm Nghiệp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ sư Lâm Nghiệp
91 - 130 triệu/năm
Kỹ sư Lâm Nghiệp

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
20%
2 - 4
35%
5 - 7
25%
8+
20%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư Lâm Nghiệp?

Yêu cầu về trình độ

Hầu hết công ty tuyển dụng trưởng bộ phận Lâm nghiệp đều yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành Lâm nghiệp,Nông nghiệp,... và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương. Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm chính là nền tảng vững chắc để họ tự tin khi vào nghề.

Kiến thức chuyên ngành vững chắc. Một người quản luôn phải mang đến cái nhìn mới nhất trong ngành nên việc cập nhật xu hướng Lâm nghiệp là rất quan trọng. Người Kỹ sư không thể sử dụng các kiến thức cũ để áp dụng vào kế hoạch hiện tại bởi điều này ảnh hưởng đến độ hiệu quả của công tác Lâm nghiệp. Do vậy, họ cần có kiến thức chuyên ngành vững chắc và đặc biệt chú ý rằng kiến thức này phải luôn mới, chính xác nhất.

Yêu cầu về kỹ năng

Thích các hoạt động ngoài trời: Bạn không nên nghĩ đây là điều kiện hiển nhiên không quan trọng. Có những người không thích tham gia vào hoạt động ngoài trời mà có xu thế thích ngồi trong văn phòng với điều hòa, quạt mát hơn. Họ không có nhu cầu đi ra ngoài nhiều. Nhưng với công việc của kỹ sư lâm nghiệp thì việc thích hoạt động ngoài trời sẽ là điều cần phải có. Bạn cần chịu được thử thách và vượt qua được khó khăn. Nếu không bạn không thể nào hoàn thành nhiệm vụ khảo sát những dự án, tới những nơi khu vực rừng xa xôi để đánh giá và triển khai thêm những kỹ thuật trồng trọt, giải quyết được những vấn đề bị phát sinh trong quá trình trồng hay chăm sóc rừng khai thác rừng và đất đai. 

Làm việc đa nhiệm: Một Kỹ sư lâm nghiệp sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.

Sự trung thực: Là sự chính trực, thẳng thắn và không nói dối. Người trung thực là một người luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi. Trung thực là một khía cạnh của đạo đức con người được hiểu là sự thật thà, chân thành, luôn nói đúng sự thật. Trung thực tôn trọng pháp luật và không gian dối trong lời nói hay hành động. Hãy trung thực, trung thực, không nói dối, không gian lận, không làm bất cứ điều gì không đúng sự thật

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Kỹ sư lâm nghiệp, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Kỹ sư lâm nghiệp, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động không bị ảnh hưởng. 

Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kỹ sư lâm nghiệp, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp kỹ sư mô tả ý tưởng, truyền tải thông tin và giải thích thuật ngữ chuyên ngành một cách dễ hiểu. Một Kỹ sư Lâm nghiệp có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.

Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kỹ sư lâm nghiệp sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Kỹ sư lâm nghiệp luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Lâm nghiệp ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư lâm nghiệp  

Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh lâm nghiệp 

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, tổ chức,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.

Từ 1 - 3 năm: Kỹ sư lâm nghiệp

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm, bạn có thể lên vị trí kỹ sư lâm nghiệp. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ  3 - 6 năm trở đi: Chuyên viên lâm nghiệp

Sau khoảng 2 -3 năm làm nhân viên kỹ thuật trại, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Chuyên viên phải tham gia và phối hợp để hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực chuyên ngành của vị trí công việc theo phân công của lãnh đạo cơ quan hoặc đơn vị.

Đánh giá, chia sẻ về Kỹ sư Lâm Nghiệp

Các Kỹ sư Lâm Nghiệp chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Kỹ sư Lâm Nghiệp

Các biểu kiểm kê rừng được quy định đó là gì?
1900.com.vn
Kỹ sư Lâm Nghiệp
Q: Các biểu kiểm kê rừng được quy định đó là gì?
30/05/2024
1 câu trả lời

Các loại biểu kiểm kê rừng và cách lập như sau:

- Biểu 1/KKR - Kiểm kê diện tích rừng theo 3 loại rừng, biểu này được tập hợp và tính toán từ Phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý. Các cấp cao hơn được tập hợp từ các đơn vị trực thuộc, cụ thể: khoảnh được tập hợp từ các lô quản lý thuộc khoảnh; tiểu khu được tập hợp từ các khoảnh thuộc tiểu khu; xã được tập hợp từ các tiểu khu thuộc xã; huyện được tập hợp từ các xã thuộc huyện; tỉnh được tập hợp từ các huyện thuộc tỉnh;

- Biểu 2/KKR - Kiểm kê diện tích rừng theo chủ quản lý, biểu này được tập hợp và tính toán từ Phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý. Các cấp cao hơn được tập hợp từ các đơn vị trực thuộc (tương tự biểu 1/KKR). Tuỳ theo quy mô diện tích của từng chủ rừng để có các phương pháp tổng hợp khác nhau;

- Biểu 3/KKR - Kiểm kê trữ lượng rừng theo 3 loại rừng, biểu này được tập hợp và tính toán từ Phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý. Các cấp cao hơn được tập hợp từ các đơn vị trực thuộc (tương tự biểu 1/KKR);

- Biểu 4/KKR - Kiểm kê trữ lượng rừng theo chủ quản lý, biểu này được tập hợp và tính toán từ Phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý. Các cấp cao hơn được tập hợp từ các đơn vị trực thuộc (tương tự biểu 1/KKR);

- Biểu 5/KKR - Tổng hợp độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính, biểu này được tập hợp và tính toán từ Phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý hoặc tập hợp và tính toán từ Biểu 1/KKR; Biểu 2/KKR - Kiểm kê rừng.

Các bước cần tiến hành khi kiểm kê rừng đó là gì?
1900.com.vn
Kỹ sư Lâm Nghiệp
Q: Các bước cần tiến hành khi kiểm kê rừng đó là gì?
30/05/2024
1 câu trả lời

Trên cơ sở quy định tại Điều 26 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định khi tiến hành kiểm kê rừng cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tổng cục Lâm nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải thực hiện hoạt động cung cấp thông tin điều tra rừng toàn quốc theo chu kỳ ở thời điểm gần nhất cho các địa phương để thực hiện kiểm kê rừng.

Bước 2: Ở giai đoạn này thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải thực hiện hoạt động hướng dẫn các chủ rừng thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Bước 3: Cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:

- Chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;

- Xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;

- Bàn giao kết quả thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cho các chủ rừng.

Bước 4: Chủ rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông tin theo Biểu số 01 và Biểu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Bước 5: Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các công việc:

- Kiểm tra hiện trường để hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông tin khác của lô kiểm kê trong trường hợp cần thiết;

- Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi;

- Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.

Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng của cấp hành chính tương đương, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.

Bước 7: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc:

- Ghép các bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính nhỏ thành bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính lớn hơn;

- Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 và Biểu số 10 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;

- Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.

Như vậy có thể thấy rằng, dữ liệu kiểm kê rừng là nguồn thông tin chính để quản lý rừng. Kiểm kê rừng được thực hiện để cung cấp một cuộc điều tra về vị trí, thành phần và sự phân bố của tài nguyên rừng và số lượng tương đối của chúng trong một khu vực nhất định.

Kiểm kê rừng được yêu cầu để thu thập thông tin cho việc đánh giá tài nguyên cho phép đưa ra các quyết định quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau, chẳng hạn như kế hoạch khai thác thông qua việc phát triển các chiến lược cấp tỉnh hoặc cấp nhà nước. Việc tạo ra một bộ dữ liệu kiểm kê rừng tuân theo một loạt các giai đoạn, cuối cùng là xây dựng cơ sở dữ liệu không gian kỹ thuật số.

Câu hỏi thường gặp về Kỹ sư Lâm Nghiệp

Kỹ sư lâm nghiệp là người vận dụng kiến thức chuyên sâu về hệ sinh thái rừng đưa ra các dự đoán trong công việc, nhằm đạt được các quy hoạch bền vững vùng đất, nguồn tài nguyên rừng, nghiên cứu trồng rừng trên những điều kiện hoang hóa (Đất vùng cao, đất ướt), nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng, phổ biến kỹ thuật nông - lâm kết hợp, nghiên cứu lâm nghiệp đô thị, nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch.

Mức lương của kỹ sư lâm nghiệp khi vào nghề dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng, theo thời gian và bề dày kinh nghiệm sẽ giúp cho bạn có mức lương cao dần. Tuy nhiên, khối lượng công việc và quy mô nơi bạn làm cũng ảnh hưởng tới mức lương nên bạn cần có cho mình nhiều định hướng và những dự định giúp cho mức lương của bản thân như mong muốn và nhu cầu đáp ứng đủ cuộc sống. 

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Kỹ sư Lâm Nghiệp là:

  • Theo bạn, Kỹ sư lâm nghiệp là gì ?
  • Vì sao bạn muốn trở thành Kỹ sư lâm nghiệp ?
  • Kỹ sư lâm nghiệp làm công việc gì?
  • Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
  • Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
  • Các biểu kiểm kê rừng được quy định đó là gì?
  • Các bước cần tiến hành khi kiểm kê rừng đó là gì?

Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.

  • Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh lâm nghiệp
  • Từ 1 - 3 năm: Kỹ sư lâm nghiệp
  • Từ  3 - 6 năm trở đi: Chuyên viên lâm nghiệp

Đánh giá (review) của công việc Kỹ sư Lâm Nghiệp được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều