Công việc của Trợ giảng lớp học lập trình là gì?

Trợ giảng (Teaching Assistant) là người hỗ trợ cho giáo viên đứng lớp, dạy chính trong buổi học. Họ sẽ điều phối, quản lý lớp, theo dõi, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho học sinh và phụ huynh xuyên suốt quá trình học.

Trợ giảng lớp lập trình là tên một trợ giảng cụ thể cho môn lập trình, ngoài ra còn rất nhiều các trợ giảng khác như trợ giảng tiếng Đức, trợ giảng Ngữ Văn, trợ giảng Toán…

Mô tả công việc của Trợ giảng

Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể nhiệm vụ, công việc của trợ giảng tại Điều 4 và Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục tại Điều 2 như sau:

  • Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài (thuộc Điểm a, Khoản 1 Điều 4);
  • Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (thuộc Điểm b, Khoản 1 Điều 4);
  • Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 78 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Trợ giảng lớp học lập trình có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ giảng lớp học lập trình

Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng lớp học lập trình, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Gia sư lập trình
52 - 104 triệu/năm
Trợ giảng lớp học lập trình

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng lớp học lập trình?

Yêu cầu tuyển dụng trợ giảng

Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:

Về trình độ:

Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.

Về kiến thức và kỹ năng: 

Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử  dụng photoshop và các phần mềm design khác. Bên cạnh các kiến thức nền cơ bản thì mỗi trợ giảng cũng cần có thêm những kỹ năng về sư phạm, điều hành và quản lý lớp học để đảm bảo được nhiệm vụ chính đề ra trong công  việc. Tiếp đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một yêu cầu cần thiết đối với ứng viên trợ giảng trong tiếp cận và trò chuyện với học viên của mình.

Về phẩm chất, tác phong:

Đối với vị trí trợ giảng đòi hỏi các bạn phải có tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và luôn vui vẻ, hòa đồng, thân thiện tạo bầu không khí chung thoải mái cho các học viên và nhân viên của cơ sở đào tạo.

Lộ trình thăng tiến của Trợ giảng

Mức lương bình quân của Trợ Giảng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động:

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Giám sát lớp học

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí giám sát lớp học. Nhiệm vụ chính của giám sát lớp học là thực hiện các công việc hỗ trợ học viên hàng ngày, như kiểm tra bài tập, hướng dẫn thêm cho học sinh hay giải đáp các thắc mắc. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường giáo dục và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hằng ngày.

Từ 2 - 3 năm: Trợ giảng chính

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng. Với nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

Từ 3 - 5 năm: Giảng viên 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

Từ 5 - 7 năm: Quản lý đào tạo

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý đào tạo. Vai trò của Quản lý đào tạo là quản lý các hoạt động hàng ngày của lớp học, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Đánh giá, chia sẻ về Trợ giảng lớp học lập trình

Các Trợ giảng lớp học lập trình chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Trợ giảng lớp học lập trình

Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành trợ giảng?
1900.com.vn
Trợ giảng lớp học lập trình
Q: Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành trợ giảng?
01/11/2023
1 câu trả lời

Người quản lý tuyển dụng hỏi câu hỏi này để đánh giá niềm đam mê giáo dục và làm việc với sinh viên của bạn. Họ muốn biết liệu bạn có thực sự quan tâm đến việc giúp học sinh thành công hay không và liệu bạn có bị thúc đẩy bởi động lực cá nhân vượt ra ngoài việc chỉ có một công việc hay không. Câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ mức độ cam kết, nhiệt tình và cống hiến của bạn cho nghề nghiệp.

Ví dụ: “Cảm hứng trở thành trợ giảng của tôi đến từ trải nghiệm của chính tôi khi còn là sinh viên. Tôi có vinh dự được có một trợ giảng đặc biệt trong những năm trung học của mình, người đã có tác động đáng kể đến thành công trong học tập và sự phát triển cá nhân của tôi. Sự tận tâm, kiên nhẫn và khả năng giải thích các khái niệm phức tạp theo cách dễ hiểu của họ đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi.

Tôi nhận ra rằng công việc trợ giảng không chỉ có nghĩa là hỗ trợ giáo viên mà còn là tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của học sinh bằng cách cung cấp cho họ sự hỗ trợ cần thiết để họ thành công trong học tập. Nhận thức này đã thúc đẩy tôi theo đuổi nghề trợ giảng để có thể đóng góp tích cực cho hành trình giáo dục của những người khác và giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình.”

Phương pháp tốt nhất của bạn để hỗ trợ sinh viên không có kinh nghiệm kỹ thuật là gì?
1900.com.vn
Trợ giảng lớp học lập trình
Q: Phương pháp tốt nhất của bạn để hỗ trợ sinh viên không có kinh nghiệm kỹ thuật là gì?
01/11/2023
1 câu trả lời

Mặc dù máy tính và công nghệ rất phổ biến nhưng vẫn có thể có những học sinh có ít hoặc không có kinh nghiệm sử dụng máy tính và các công nghệ khác. Điều này có thể bao gồm những học sinh không có máy tính cá nhân ở nhà hoặc những học sinh không có thiết bị cá nhân. Người quản lý tuyển dụng có thể muốn biết thêm về cách bạn tiếp cận tình huống này để xác định xem bạn có thể cung cấp cho mỗi sinh viên hướng dẫn để giúp họ thành công hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tập trung vào cách làm cho lớp học trở thành cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả học sinh.

Ví dụ: “Khoa học máy tính và các kỹ năng kỹ thuật cũng giống như bất kỳ môn học nào khác ở trường. Tôi luôn bắt đầu với giả định rằng không học sinh nào của tôi biết bàn phím hoặc chuột là gì và điều này có thể tạm thời khiến những người sử dụng máy tính thường xuyên nản lòng. Tôi thích phương pháp này Tuy nhiên, vì nó giúp dạy lại cho học sinh của tôi những điều cơ bản đồng thời cho phép những học sinh chưa có kinh nghiệm trước đó học với tốc độ tương tự như các bạn cùng lớp của họ."

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần bạn làm việc với một nhóm sinh viên không?
1900.com.vn
Trợ giảng lớp học lập trình
Q: Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần bạn làm việc với một nhóm sinh viên không?
01/11/2023
1 câu trả lời

Câu hỏi phỏng vấn trợ giảng máy tính này giúp hiệu trưởng hoặc nhóm tuyển dụng tìm hiểu thêm về trải nghiệm của bạn khi làm việc với các nhóm học sinh. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như câu lạc bộ, nhóm học tập và các chuyến tham quan học thuật. Nhóm tuyển dụng có thể muốn tìm hiểu thêm về trải nghiệm của bạn với các nhóm sinh viên vì điều đó có thể giúp họ tìm hiểu về sự tham gia và đóng góp của bạn cho sinh viên ngoài giờ học. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể về thời gian bạn làm việc với học sinh và cách bạn đã giúp họ đạt được thành công.

Ví dụ: 'Ở vị trí trước đây là trợ giảng máy tính tại trường Mountain Hill Tech High, tôi đã dành các tối thứ Tư với tư cách là huấn luyện viên và cố vấn cho đội robot. Đó là một nhóm gồm khoảng 15 sinh viên đều quan tâm đến việc chế tạo robot để cải thiện thế giới. Tôi đã giúp họ cải thiện khoa học máy tính và kỹ năng cơ khí và họ đã sản xuất ra một robot trường học có thể phân phát bút chì cho học sinh ở hành lang.”

Tại sao bạn nghĩ bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này?
1900.com.vn
Trợ giảng lớp học lập trình
Q: Tại sao bạn nghĩ bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này?
01/11/2023
1 câu trả lời

Người phỏng vấn có thể hỏi câu hỏi này để hiểu rõ hơn điều gì khiến bạn trở thành một ứng viên độc đáo. Câu trả lời hay cho câu hỏi này là câu trả lời nêu bật kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Điều quan trọng là làm nổi bật các kỹ năng và trình độ được đề cập trong bản mô tả công việc.

Ví dụ: 'Tôi nghĩ tôi là ứng cử viên sáng giá nhất cho vai trò này vì tôi đã chứng minh được kinh nghiệm làm việc với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau và có hoàn cảnh khác nhau. Kinh nghiệm đó đã giúp tôi phát triển kỹ năng giảng dạy và trau dồi khả năng sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau.' Tôi cũng đã chứng minh được kỹ năng quản lý lớp học và có thể sửa đổi phong cách giảng dạy của mình để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh.'

Câu hỏi thường gặp về Trợ giảng lớp học lập trình

Trợ giảng lớp học lập trình làm những công việc cụ thể:

  • Công việc quản lý lớp học
  • Trợ giảng là người chuẩn bị tài liệu, slide và hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên
  • Trợ giảng là người kiểm tra và chấm điểm bài tập của học viên
  • Phụ đạo cho học sinh kém của trợ giảng
  • Trợ giảng là người tổ chức các hoạt động trên lớp và ngoại khóa

Hiện nay, mức lương của Trợ giảng lớp học lập trình tương đối tốt, đặc biệt là trợ giảng tại các trung tâm đào tạo quốc tế. Trung bình lương cứng của một trợ giảng được trả theo hợp đồng có thể ở ngưỡng là 11 - 13 triệu/1 tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Trợ giảng lớp học lập trình phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một trợ giảng?
  • Bạn có thoải mái khi làm việc với số học viên là các bạn nhỏ?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn trường/ cơ sở giáo dục của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm trợ giảng trước đây chưa?

Để trở thành Trợ giảng lớp học lập trình, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kiến thức chuyên môn: Trợ giảng tiếng Anh phải có trình độ về ngoại ngữ, thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe - Nói – Đọc – Viết. Đa số các trung tâm tiếng anh đều yêu cầu trợ giảng phải IELTS tương đương 6.5 để đảm bảo chất lượng.
  • Yếu tố kỹ năng của trợ giảng: Kỹ năng về sư phạm, quản lý lớp học, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình, giải thích, kỹ năng quan sát và đánh giá, biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc,...
  • Yếu tố về phẩm chất, tác phong của một trợ giảng: Công việc của một trợ giảng yêu cầu ứng viên phải có một sự tự tin, linh hoạt và hòa đồng để gần gũi hơn với học viên. Ngoài ra, trợ giảng cũng cần phải có sự kiên trì trong quá trình giảng dạy, phụ đạo và biết cách kiềm chế cảm xúc khi học viên không hòa nhã, không chịu học,...

Muốn làm trợ giảng lớp học lập trình bạn nên có những bằng cấp về sư phạm hay các chứng chỉ về ngoại ngữ khác là một lợi thế. Thông thường trợ giảng sẽ không yêu cầu tốt nghiệp đại học hay những bằng cấp quá cao.

Bài viết xem nhiều