1. Bài toán nhân lực ngành Quản trị kinh doanh?
Đại dịch Covid-19 và tình trạng nền kinh tế hiện nay đã gây ra tổn thất nặng nề cho mọi ngành nghề; trong đó có ngành quản trị kinh doanh. Một số doanh nghiệp hay công ty đang hoạt động kinh doanh rơi vào trạng thái đóng băng và không đủ nguồn vốn để duy trì các hoạt động kinh doanh. Chính vì điều này khiến nhiều sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sắp tốt nghiệp ra trường lo lắng về việc khó kiếm việc làm nếu tình trạng này kéo dài.
Điều này gây ra tình trạng nhiều bạn thí sinh đang theo học năm 3, năm 4 phải chuyển sang học ngành khác vì lo sợ ngành học này không đảm bảo công việc ổn định để có thể phát triển sự nghiệp trong tương lai. Do nguồn kinh phí không đảm bảo để trả cho người lao động, một số doanh nghiệp buộc phải thuê những cử nhân có có tay nghề thấp để duy trì hoạt động kinh doanh để tồn tại trong suốt mùa dịch. Đây là điều khiến nhiều nhà tuyển dụng “đau đầu” khi phải đưa ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, theo như dự báo trong năm 2023, nhu cầu nhân sự trong ngành Quản trị kinh doanh vẫn còn đang rất hot.
2. Thống kê tuyển dụng nhân lực Quản trị kinh doanh 2023
Theo ông Đỗ Thanh Vân, phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, nhu cầu nguồn nhân lực được dự kiến cần khoảng 300.000 – 320.000 chỗ việc làm trong năm 2023, trong đó, nguồn nhân lực liên quan đến các ngành thuộc nhóm kinh tế như quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Còn theo bà Đặng Trịnh Nhã Hương, Giám đốc Navigos Search miền Nam cho biết, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp liên quan đến ngành quản trị kinh doanh rất thường xuyên, với các vị trí như chuyên viên quan hệ khách hàng, quản lý kinh doanh,… (Thông qua trang tìm kiếm việc làm VietnamWorks và dịch vụ tuyển dụng Navigos Search của Navigos Group): “Nhu cầu lao động ở nhóm ngành kinh tế, trong đó có quản trị kinh doanh, luôn cần thiết trong hoạt động của doanh nghiệp. Những ngành này chiếm đến 80 – 85% số nhân viên ở công ty.”, đây là những chia sẻ từ ông Đồng Quin, Giám đốc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn Bin.
Qua những dẫn chứng này, chúng ta thấy tầm quan trọng của ngành Quản trị kinh doanh trong năm 2023 vô cùng to lớn. Sức hấp dẫn từ nhân lực ngành này cũng chưa bao giờ hết “hot”. Thấy được Thực trạng ngành Quản trị kinh doanh 2023, mỗi cá nhân khi theo học cũng cần lựa chọn những ngôi trường chất lượng và có uy tín cao để trang bị cho mình khối lượng tri thức phù hợp với thời đại.
Đọc thêm: Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị kinh doanh 2023
3. Xu hướng phát triển ngành Quản trị kinh doanh trong tương lai
Xu hướng ứng dụng công nghệ, dữ liệu số trong ngành quản trị kinh doanh
Robotics, in 3D, IoT, blockchain , AR/VR và AI đều sẽ có tác động đáng kể đến cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, sẽ có nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyên gia về các kỹ thuật và ứng dụng này.
Nhiều trường Quản trị kinh doanh đang thêm phân tích, dữ liệu và mã hóa vào chương trình giảng dạy của họ để đáp ứng nhu cầu của thế giới kinh doanh. Mục tiêu không phải lúc nào cũng là tạo ra những học viên tốt nghiệp thành thạo những khả năng này, mà là dạy họ cách tương tác và giám sát những cá nhân có khả năng đó.
Một cuộc thăm dò trực tuyến của các nhà quản lý trường kinh doanh cho thấy 95% số người được hỏi nghĩ rằng việc tích hợp phân tích dữ liệu vào chương trình là rất quan trọng. Hơn 94% những người được khảo sát cho biết học tập qua trải nghiệm là hình thức học tập quan trọng nhất, tiếp theo là trực quan hóa dữ liệu và kỹ thuật số hóa, trí tuệ nhân tạo.
Nhu cầu về Quản trị kinh doanh trực tuyến và bán thời gian tăng lên
Trong những năm gần đây, Quản trị kinh doanh đã trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Đơn đăng ký cho các chương trình Quản trị kinh doanh bán thời gian, tự học tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Trong xu thế xã hội hiện nay, việc đăng ký học ngành quản trị kinh doanh truyền tại một trường đại học/cao đẳng và học theo hình thức truyền thống là rất khó. Điều này được kết hợp bởi sự đầu tư thời gian rất lớn.
Có được bằng Quản trị kinh doanh thông thường có thể mất từ một đến ba năm để hoàn thành, đây là cam kết về thời gian mà một số giám đốc điều hành doanh nghiệp không muốn hoặc không thể thực hiện. Do đó, nhiều người đang đi làm nhận thấy các khóa học kỹ năng Quản trị kinh doanh là một sự thay thế hấp dẫn cho các chương trình đại học truyền thống.
Xu hướng ngành Quản trị kinh doanh: lương đang tăng
Bất chấp sự suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, xu hướng lương cho học viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh vẫn mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Nhiều ứng viên không đủ khả năng chi trả cho một tấm bằng Quản trị kinh doanh, nhưng thực tế là lợi tức đầu tư có thể xứng đáng với chi phí cao. Chính vì vậy, việc đầu tư cho một tấm bằng Quản trị kinh doanh là rất xứng đáng.
Thúc đẩy các chương trình Quản trị kinh doanh thay thế
Nhiều cá nhân đang đi làm đang chuyển sang các bằng cấp trực tuyến ngắn, dựa trên kỹ năng như Quản trị kinh doanh "vi mô" và "mini" để nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng việc làm của họ.
Khi tham gia các lớp học trực tuyến, bạn có thể ngay lập tức áp dụng những gì đã học vào thực tế trong nghề nghiệp của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể cập nhật các kỹ năng của mình bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến bổ sung có liên quan đến công việc hoặc lĩnh vực của bạn.
4. Các lĩnh vực Quản trị kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng cao nhất
Nhân viên kinh doanh
Một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhiệm công việc giúp công ty thiết lập các mối quan hệ với khách hàng của mình để đạt được các mục tiêu về bán hàng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn là người giải quyết những chứng từ, hóa hơn, công nợ của khách hàng doanh nghiệp. Thêm nữa, công việc này còn cần người nhân viên lập các báo cáo theo tuần, theo tháng để dễ dàng so sánh, đối chiếu với các đối thủ cạnh tranh và đưa ra hướng đi tiếp theo cho doanh nghiệp.
>> Việc làm nhân viên kinh doanh
Nhân viên xuất nhập khẩu
Đây là vị trí công việc sẽ được đảm nhận các hoạt động như lập hóa đơn, chứng từ theo các hợp đồng nhập và xuất hàng hóa của công ty. Bên cạnh đó, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần phải soạn thảo các hợp đồng ngoại thương, theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa đúng theo kế hoạch và liên hệ sát sao với nhà sản xuất, đơn vị dịch vụ để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa sao cho mọi hoạt động được tiến hành trơn tru nhất.
>> Việc làm nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên phân tích Tài chính
Công việc của một nhân viên phân tích Tài chính sẽ vô cùng thú vị nhưng cũng rất nhiều thách thức. Bởi vì bạn sẽ là người nhân sự tổng hợp và phân tích thông tin tài chính, trên cơ sở đó, bạn cần có những phân tích, dự đoán tình hình kinh tế cho doanh nghiệp. Do đó, nhân viên phân tích tài chính cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
>> Việc làm nhân viên phân tích tài chính
Nhân viên quản lý và phát triển dự án
Trác nhiệm của một nhân viên quản lý và phát triển dự án chính là thiết lập các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn cho công việc, xác định chiến lược thực thi để dự án đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, nhân viên quản lý và phát triển dự án cũng sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để lên ý tưởng thực hiện dự án, phát triển chúng để đem lại doanh thu cho công ty.
>> Việc làm quản lý dự án
Quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là những người đưa ra các chương trình truyền thông tại điểm bán hàng để thu hút được khách hàng, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra các định hướng tiếp theo để quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt nhất. Người đảm nhiệm vị trí quản lý bán hàng cũng sẽ đảm nhiệm phần trách nhiệm giám sát quá trình mua và bán tại các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đúng thời gian và đúng với kế hoạch đã đặt ra.
>> Việc làm Quản lý bán hàng
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực