Công việc của Nhân viên phân tích tài chính là gì?

Nhân viên phân tích tài chính (Financial Analyst) là người làm các công việc liên quan đến những thông tin tài chính của tổ chức. Họ là người tổng hợp, phân tích các số liệu liên quan để lập các báo cáo tài chính, đưa ra các dự báo, thống kê. Không chỉ để kiểm soát và cân đối tài chính cho công ty mà còn nhằm tư vấn cho ban quản lý cũng như khách hàng. 

Mô tả công việc Nhân viên phân tích tài chính 

Trên thực tế, công việc của vị trí này sẽ còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp cũng như nào lĩnh vực mà doanh nghiệp này hoạt động là gì. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các công việc cũng như nhiệm vụ như sau:

  • Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu tài chính 
  • Phân tích các số liệu tài chính để theo sát các diễn biến về dòng tiền, lỗ lãi… 
  • Thực hiện quy trình lập ngân sách, dự báo dòng tiền và làm các báo cáo tài chính định kỳ theo quy định. 
  • Hợp nhất và rà soát ngân sách của công ty
  • Điều chỉnh kế hoạch tài chính khi cần thiết sau khi thông qua cấp trên
  • Đánh giá và phân tích các thông tin để làm báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 
  • Khi có biến động bất thường về tài chính cần có báo cáo kịp thời
  • Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của cấp trên
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 156 - 234 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Nhân viên phân tích tài chính có mức lương bao nhiêu?

156 - 234 triệu /năm
Tổng lương
144 - 216 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 18 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 234 triệu

/năm
156 M
234 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên phân tích tài chính

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên phân tích tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên phân tích tài chính

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
38%
2 - 4
41%
5 - 7
18%
8+
3%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên phân tích tài chính?

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên phân tích tài chính 

Những kỹ năng để thành công hơn khi làm một nhân viên phân tích tài chính là gì? Nếu bạn đang thắc mắc các vấn đề này hãy cùng tham khảo ngay các kỹ năng sau đây:

Kỹ năng phân tích toán học tốt

Làm chuyên viên phân tích tài chính đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm việc hầu hết với các con số cũng như các thuật toán phân tích. Số đổ bạn sẽ cần có kỹ năng phân tích toán học tốt. Những kỹ năng này có thể bao gồm như:

  • Kỹ năng phân tích xác suất thống kê.
  • Kỹ năng, kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô.
  • Kiến thức liên quan đến các loại hình toán cao cấp.
  • Kiến thức về tư duy logic cũng như một vài kiến thức khác.

Khả năng quản lý thời gian tốt

Khối lượng công việc cũng như áp lực của vị trí chuyên viên phân tích tài chính khá lớn. Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng xây dựng được kế hoạch làm việc cũng như quản lý thời gian một cách tối ưu và hiệu quả hơn. Kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể để làm việc thông minh hơn sơn và giảm tải được các áp lực khác trong công việc.

Kỹ năng phân tích

Nhân viên phân tích tài chính sẽ làm việc trực tiếp với các con số thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nếu muốn trở thành Nhân viên phân tích tài chính, bạn cần phải có khả năng đọc hiểu và phân tích số liệu. 

Không chỉ dừng lại ở việc phân tích số liệu, tư duy phân tích giúp bạn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất thích hợp, mang đến lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đối với một nhân viên phân tích tài chính thì đàm phán, thuyết phục là kỹ năng mềm không thể thiếu. Vì không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đặc biệt là khi các sản phẩm, dịch vụ tài chính do bạn cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. 

Như vậy, nếu muốn trở thành một Nhân viên phân tích tài chính xuất sắc, thì bạn hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng đàm phán, thuyết phục ngay từ bây giờ. Trên hết, khi giao tiếp với khách hàng, hãy cố gắng nắm bắt tâm lý và tìm hiểu xem họ muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, hãy cho khách hàng thấy được những giá trị, lợi ích do sản phẩm, dịch vụ tài chính mang lại.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hàng tỷ vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. Những lúc này, điều mà khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp cần là lời giải thích cũng như hướng giải quyết phù hợp của chuyên viên tài chính. Do đó, bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt nếu muốn trở thành chuyên viên tài chính.

Khả năng dự đoán thị trường trong tương lai

Trong vai trò chuyên viên tài chính, bạn cần có kỹ năng dự đoán tình hình thị trường tài chính, bao gồm những biến động và xu hướng của thị trường trong tương lai. Nhờ đó, bạn có thể giúp khách hàng hoặc doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Bên cạnh đó, khả năng dự đoán thị trường tài chính giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với dòng tiền của khách hàng hoặc doanh nghiệp. 

Tư duy đổi mới 

FinTech (công nghệ tài chính) và RegTech (công nghệ quản lý) đang trở nên phổ biến trong các dịch vụ tài chính. Sinh viên tài chính khởi nghiệp sớm cần phải hiểu và nắm bắt các đổi mới và thoải mái sử dụng công nghệ.

Bằng cấp và kỹ năng 

  • Bằng Cử nhân Tài chính hoặc Kế toán; CPA cộng thêm
  • Khả năng tổng hợp số lượng lớn dữ liệu phức tạp thành thông tin có thể thực hiện được
  • Khả năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các đối tác kinh doanh cấp cao
  • Kỹ năng đánh giá, phân tích và ra quyết định kinh doanh xuất sắc
  • Kiến thức về các công cụ khai thác dữ liệu và báo cáo tài chính như SQL, Access, v.v.
  • Sử dụng tốt Excel, Word và PowerPoint

Lộ trình thăng tiến Nhân viên phân tích tài chính

Lộ trình thăng tiến của nhân viên phân tích tài chính có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này

Mức lương bình quân của nhân viên phân tích tài chính có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh Phân tích tài chính (Financial analyst intern)

Bạn bắt đầu với vị trí thực tập, trong đó bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.

Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)

Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này. 

Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst)

Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính cơ bản 1, bạn có thể thăng tiến lên vị trí này. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn

Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)

Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, bạn có thể trở thành trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên phân tích tài chính, đồng thời đảm nhận các dự án phân tích tài chính chiến lược.

Quản lý tài chính (Financial Manager)

Với kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí quản lý tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức, đồng thời tham gia vào quyết định chiến lược và kế hoạch tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

Đánh giá, chia sẻ về Nhân viên phân tích tài chính

Các Nhân viên phân tích tài chính chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Nhân viên phân tích tài chính

Không có câu hỏi nào thêm cả.
Viet Han Concrete JSC.,
Nhân viên phân tích tài chính
Q: Không có câu hỏi nào thêm cả.
29/11/2023
Thất bại của bạn là gì?
4.2 ★
PROCTER & GAMBLE VIETNAM
Nhân viên phân tích tài chính
Q: Thất bại của bạn là gì?
14/11/2023
Nội dung. Điểm mạnh & Điểm yếu, Hành vi cá nhân, họ muốn hiểu rõ CV - Lý lịch, kỹ năng lãnh đạo cũng như kinh nghiệm, thành tích của bạn,. Ngôn ngữ. Tiếng Việt (60%), Tiếng Anh (30%)
4.2 ★
PROCTER & GAMBLE VIETNAM
Nhân viên phân tích tài chính
Q: Nội dung. Điểm mạnh & Điểm yếu, Hành vi cá nhân, họ muốn hiểu rõ CV - Lý lịch, kỹ năng lãnh đạo cũng như kinh nghiệm, thành tích của bạn,. Ngôn ngữ. Tiếng Việt (60%), Tiếng Anh (30%)
14/11/2023
1 câu trả lời

Lần đầu tiên bạn ứng tuyển vào vị trí này là khi nào

Tại sao bạn lại chọn Mantu? Bạn biết gì về Mantu?
4.3 ★
Mantu
Nhân viên phân tích tài chính
Q: Tại sao bạn lại chọn Mantu? Bạn biết gì về Mantu?
14/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Nhân viên phân tích tài chính

Nhân viên phân tích tài chính (Financial Analyst) là người làm các công việc liên quan đến những thông tin tài chính của tổ chức. Họ là người tổng hợp, phân tích các số liệu liên quan để lập các báo cáo tài chính, đưa ra các dự báo, thống kê. Không chỉ để kiểm soát và cân đối tài chính cho công ty mà còn nhằm tư vấn cho ban quản lý cũng như khách hàng. 

Mức lương của nhân viên phân tích tài chính  hiện nay trung bình là 12 - 18 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên phân tích tài chính thường gặp:

  • Bạn có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn
  • Bạn đã từng thực hiện các dự án phân tích tài chính nào? Hãy mô tả một dự án phân tích tài chính mà bạn đã thực hiện và kết quả bạn đã đạt được
  • Bạn sử dụng những công cụ và phần mềm nào trong quá trình phân tích tài chính
  • Bạn có kỹ năng phân tích số liệu tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh không? Hãy cho chúng tôi biết về quá trình phân tích và đánh giá mà bạn đã thực hiện
  • Bạn có kiến thức về các quy định và chính sách tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về kiến thức của bạn về các quy định và chính sách tài chính hiện hành

Lộ trình thăng tiến của nhân viên phân tích tài chính  bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern)
  • Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)
  • Senior Financial Analyst
  • Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)
  • Quản lý tài chính (Financial Manager)
  • Giám đốc tài chính (Financial Director)

Đánh giá (review) của công việc Nhân viên phân tích tài chính được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều