Công việc của Thực tập sinh phân tích tài chính là gì?

Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern) là những sinh viên năm 3 đại học trở lên , sinh viên các ngành Tài chính - Ngân Hàng, Quản trị kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, là người tham gia vào chương trình thực tập trong lĩnh vực phân tích tài chính. Công việc của thực tập sinh phân tích tài chính thường bao gồm thu thập và phân tích thông tin tài chính, tham gia vào các dự án phân tích tài chính và hỗ trợ nhân viên phân tích tài chính khác trong công việc hằng ngày. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Thực tập sinh tài chính ngân hàng, Thực tập sinh ngân hàng, Thực tập sinh kế toán, Thực tập sinh tài chính,...

Mô tả công việc Thực tập sinh phân tích tài chính 

Những trách nhiệm chung đối với công việc của Thực tập sinh phân tích tài chính:

Hỗ trợ các công việc giấy tờ

Vì là những thực tập sinh nên lúc này kinh nghiệm của họ không nhiều, chủ yếu được phân công đảm nhiệm các công tác liên quan đến hành chính, giấy tờ, văn bản,... Ngoài ra, Thực tập sinh phân tích tài chính cũng có thể phụ trách cập nhật, theo dõi dữ liệu tài chính hay hỗ trợ xử lý các giao dịch thanh toán, lập các báo cáo tài chính và tham gia vào các hoạt động kiểm tra, đối chiếu,...

Hỗ trợ các dự án

Tuy không thể trực tiếp tham gia vào các dự án lớn nhưng Thực tập sinh phân tích tài chính vẫn có thể hỗ trợ các công tác vòng ngoài như thu thập số liệu, phân tích dữ liệu cho các dự án; tham gia xây dựng các báo cáo, thuyết trình cho các dự án hay hỗ trợ thực hiện các công việc theo hướng dẫn của chuyên viên,...

Hỗ trợ khách hàng

Dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệp, Thực tập sinh phân tích tài chính cũng có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về những vấn đề cơ bản liên quan đến lĩnh vực tài chính hoặc những công tác hành chính, giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó, họ cũng có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thành các quy trình đầu tư. 

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 26 - 39 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực tập sinh phân tích tài chính có mức lương bao nhiêu?

26 - 39 triệu /năm
Tổng lương
24 - 36 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
2 - 3 triệu
/năm

Lương bổ sung

26 - 39 triệu

/năm
26 M
39 M
13 M 52 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh phân tích tài chính

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh phân tích tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh phân tích tài chính

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
74%
2 - 4
26%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh phân tích tài chính?

Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Là sinh viên mới ra trường hoặc năm 3, năm 4 đang theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. 
  • Kiến thức chuyên môn: Thực tập sinh Phân tích tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Yêu cầu về kỹ năng 

  • Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh Phân tích tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ học hỏi, trao đổi nhiều với người hướng dẫn. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các chuyên viên tài chính giàu kinh nghiệm hơn. 
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Thực tập sinh Phân tích tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính. 
  • Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Thực tập sinh Phân tích tài chính là học cách đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệm. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
  • Kỹ năng lắng nghe: Vì chỉ mới "chân ướt chân ráo" bước vào nghề nên những Thực tập sinh Phân tích tài chính có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo, người hướng dẫn của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất. 

Các yêu cầu khác

  • Có các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Power Point,...
  • Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh Phân tích tài chính  

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh Phân tích tài chính 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
2 - 4 năm Nhân viên Phân tích tài chính 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng
Trên 5 năm Chuyên viên Hoạch định tài chính 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Thực tập sinh Phân tích tài chính và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Mức lương: 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Thực tập sinh Phân tích tài chính sẽ là vị trí đầu tiên khi bạn bắt đầu theo đuổi lĩnh vực phân tích tài chính. Ở giai đoạn này, bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.

>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Phân tích tài chính không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm nên mức lương sẽ không cao, chủ yếu dành cho sinh viên đang theo học năm 3 năm 4 tại các trường đại học đào tạo về lĩnh vực tài chính, kế toán,... Tuy nhiên, mức cạnh tranh cho vị trí này cũng sẽ khá cao nếu như bạn muốn được trở thành nhân viên chính thức. 

2. Nhân viên Phân tích tài chính 

Mức lương: 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Sau khi trở thành nhân viên chính thức, bạn sẽ được gọi là Nhân viên Phân tích tài chính. Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này. 

>> Đánh giá: Cơ hội việc làm cho Nhân viên Phân tích tài chính khá rộng mở, yêu cầu cho vị trí này không quá cao, chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và sẵn sàng học hỏi, cống hiến cho doanh nghiệp. Dù vậy, để có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần phải không ngừng trau dồi bản thân và tìm kiếm cơ hội để thể hiện năng lực của mình cho lãnh đạo. 

3. Chuyên viên Hoạch định tài chính

Mức lương: 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm

Chuyên viên phân tích tài chính là người có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu tài chính để đưa ra các khuyến nghị về đầu tư, kinh doanh hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức đưa ra quyết định tài chính sáng suốt và hiệu quả. 

>> Đánh giá: Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Hoạch định tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn. Mức lương cũng sẽ tăng lên cùng nhiều quyền lợi cao hơn. Việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.

5 bước giúp Thực tập sinh Phân tích tài chính thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Thực tập sinh Phân tích tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và tư vấn hiệu quả hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn, cụ thể hơn là được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của một người làm trong lĩnh vực tài chính? Bởi, đặc thù công việc của ngành nghề này chính là tư vấn tài chính cho khách hàng và định hướng chiến lược phù hợp với ngân sách cho doanh nghiệp. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Thực tập sinh Phân tích tài chính. 

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc của Thực tập sinh Phân tích tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của khách hàng. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà khách hàng nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe ngoài việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng còn giúp Thực tập sinh Phân tích tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh phân tích tài chính

Các Thực tập sinh phân tích tài chính chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Thực tập sinh phân tích tài chính

Giải thích 'mô hình tài chính'
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Giải thích 'mô hình tài chính'
01/07/2023
1 câu trả lời

Mô hình tài chính là một phân tích định lượng thường được sử dụng để định giá tài sản hoặc tài chính doanh nghiệp nói chung. Đó là quá trình trong đó chi phí và thu nhập của công ty được xem xét (thường là trong bảng tính) để dự đoán tác động của các quyết định hôm nay trong tương lai. 

Mô hình tài chính hóa ra cũng là một công cụ rất hiệu quả cho các nhiệm vụ sau:

  • Ước tính giá trị của bất kỳ doanh nghiệp
  • So sánh cạnh tranh
  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Thử nghiệm các kịch bản khác nhau
  • Lập kế hoạch và phân bổ ngân sách
  • Đo lường tác động của bất kỳ thay đổi nào trong chính sách kinh tế 

Vì mô hình tài chính là một trong những kỹ năng cơ bản quan trọng nhất, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình thông qua các mô hình tài chính khác nhau bao gồm mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF), mô hình chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), mô hình mua lại bằng đòn bẩy (LBO), mô hình hợp nhất, vân vân. 

Có thể nào một công ty có dòng tiền dương nhưng vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Có thể nào một công ty có dòng tiền dương nhưng vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính?
01/07/2023
1 câu trả lời

Đúng. Có hai ví dụ:

  • Một công ty đang bán bớt hàng tồn kho nhưng trì hoãn các khoản phải trả sẽ cho thấy dòng tiền dương trong một thời gian mặc dù nó đang gặp khó khăn
  • Một công ty có doanh thu cao trong kỳ, nhưng dự báo trong tương lai cho thấy doanh thu sẽ giảm

Khi bạn xác định những tình huống như vậy, điều đó chứng tỏ rằng bạn không nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thay vào đó, bạn quan tâm đến việc tiền đến từ đâu hoặc đi về đâu và đánh dấu tất cả các điểm làm nổi bật cách công ty kiếm được hoặc mất tiền.

Theo bạn, 3 báo cáo tài chính nào là quan trọng nhất?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Theo bạn, 3 báo cáo tài chính nào là quan trọng nhất?
01/07/2023
1 câu trả lời

Với tôi, 3 loại báo cáo tài chính quan trọng nhất là báo cáo thu nhập phác thảo doanh thu, chi phí và thu nhập ròng của công ty. Báo cáo tiền tệ sẽ cho thấy dòng tiền từ 3 lĩnh vực: Hoạt động điều hành, đầu tư và tài chính.

Để đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, bạn cho rằng điều gì là quan trọng nhất và tại sao?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Để đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, bạn cho rằng điều gì là quan trọng nhất và tại sao?
01/07/2023
1 câu trả lời

Bảng cân đối kế toán sẽ giúp đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, vì tài sản là động lực thực sự của dòng tiền" hoặc "Theo tôi, báo cáo thu nhập là yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của công ty vì nó cho thấy khả năng kiếm tiền và lợi nhuận thực tế trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy đã được tính toán và phân tích.

Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh phân tích tài chính

Thực tập sinh phân tích tài chính là người chuyên hỗ trợ cho Nhân viên tài chính các vấn đề về tư vấn tài chính và quản lý tài sản. Làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của Nhân viên/ Chuyên viên tài chính.

Hiện tại, Thực tập sinh phân tích tài chính có mức lương dao động trong khoảng 2 - 3 triệu/ tháng. 

Một số câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh phân tích tài chính phổ biến là:

  • Bạn có kỹ năng phân tích số liệu tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh không? Hãy cho chúng tôi biết về quá trình phân tích và đánh giá mà bạn đã thực hiện
  • Bạn có kỹ năng giao tiếp và trình bày thông tin tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu không? Hãy cho chúng tôi biết về kỹ năng giao tiếp của bạn trong việc trình bày kết quả phân tích tài chính
  • Bạn đã từng làm việc trong môi trường đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng nhanh chóng không? Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc làm việc trong môi trường động và thay đổi
  • Bạn có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm không? Hãy cho chúng tôi biết về kỹ năng làm việc của bạn trong cả hai môi trường này
  • Bạn có kiến thức về các quy định và chính sách tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về kiến thức của bạn về các quy định và chính sách tài chính hiện hành
  • Bạn có khả năng đưa ra khuyến nghị và giải pháp để cải thiện hiệu quả tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về khả năng của bạn trong việc đưa ra khuyến nghị và giải pháp tài chính

Để trở thành một Thực tập sinh phân tích tài chính chuyên nghiệp, bạn cần có những kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng sau :

  • Kỹ năng thu thập thông tin khách hàng
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng tốt
  • Sự nhạy bén trong việc dự đoán các xu hướng thị trường biến đổi trong tương lai
  • Khả năng phân tích, quản lý tiền bạc và lập kế hoạch tốt
  • Biết cách nắm vững những quy định liên quan đến đầu tư
  • Thái độ nhiệt tình luôn hỗ trợ khách hàng hết mình trong công việc
  • Có đầu óc phán đoán tình huống tốt, giúp khách hàng hoặc doanh nghiệp hạn chế các rủi ro

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh phân tích tài chính  bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern)
  • Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)
  • Senior Financial Analyst
  • Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)
  • Quản lý tài chính (Financial Manager)
  • Giám đốc tài chính (Financial Director)

Bài viết xem nhiều