Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh phân tích tài chính?

Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern) là những sinh viên năm 3 đại học trở lên , sinh viên các ngành Tài chính - Ngân Hàng, Quản trị kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, là người tham gia vào chương trình thực tập trong lĩnh vực phân tích tài chính. Công việc của thực tập sinh phân tích tài chính thường bao gồm thu thập và phân tích thông tin tài chính, tham gia vào các dự án phân tích tài chính và hỗ trợ nhân viên phân tích tài chính khác trong công việc hằng ngày. 

Lộ trình thăng tiến tại vị trí Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Thực tập sinh Phân tích tài chính (Financial analyst intern)

Bạn bắt đầu với vị trí thực tập, trong đó bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.

Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)

Đây là vị trí bắt đầu cho những người mới vào lĩnh vực này. Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này. 

Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst)

Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính cơ bản 1, bạn có thể thăng tiến lên vị trí này. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn

Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)

Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, bạn có thể trở thành trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên phân tích tài chính, đồng thời đảm nhận các dự án phân tích tài chính chiến lược.

Quản lý tài chính (Financial Manager)

Với kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí quản lý tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức, đồng thời tham gia vào quyết định chiến lược và kế hoạch tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

Yêu cầu tuyển dụng Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Học vấn

Thực tập sinh phân tích tài chính phải là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành tương tự.

Kiến thức về tài chính

Cần có kiến thức cơ bản về các khái niệm tài chính, các nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính.

Kỹ năng phân tích toán học tốt

Làm chuyên viên phân tích tài chính đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm việc hầu hết với các con số cũng như các thuật toán phân tích. Số đổ bạn sẽ cần có kỹ năng phân tích toán học tốt. Những kỹ năng này có thể bao gồm như:

  • Kỹ năng phân tích xác suất thống kê.
  • Kỹ năng, kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô.
  • Kiến thức liên quan đến các loại hình toán cao cấp.
  • Kiến thức về tư duy logic cũng như một vài kiến thức khác.

Kỹ năng giao tiếp

Yêu cầu khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, vì tình chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp và khách hàng.

Năng khiếu phân tích 

Thể hiện sự hiểu biết của bạn về dữ liệu tài chính, giải thích các báo cáo tài chính, thực hiện nghiên cứu trong toàn bộ tổ chức, tạo ra số liệu thống kê để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và biết các rủi ro thị trường.

Kỹ năng tổng hợp số liệu

Một chuyên viên tài chính xuất sắc phải thu thập, tổng hợp được số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời phải có khả năng phân nhóm số liệu theo từng tiêu chí cụ thể. Nhờ đó, bạn có thể phân tích, đánh giá số liệu một cách chính xác, từ đó đưa ra lời khuyên cho các khoản đầu tư tài chính. 

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Nắm vững các phần mềm và công cụ tài chính, như Microsoft Excel hoặc các hệ thống quản lý danh mục.

Học gì để làm Thực tập sinh phân tích tài chính ?

Với công việc liên quan đến tiền bạc như chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn buộc phải có ít nhất bằng Cử nhân về các ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Kế toán hoặc Tài chính. Trong quá trình học Cử nhân, bạn sẽ có cơ hội tham gia chương trình thực tập tại các công ty tài chính để học hỏi kinh nghiệm cũng như xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với hướng đi này không. Một số ngành cụ thể:

Chuyên ngành Quản lý tài chính công

Khi theo đuổi chuyên ngành Quản lý tài chính công, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính công ở nước ta. Sinh viên chuyên ngành này còn được phân phối những thông lệ quốc tế để có thể vận dụng vào quá trình triển khai quản lý tài chính tại các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước .

Là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Quản lý tài chính công, Học viện Tài chính đưa ra mức điểm năm nay – 25.94 điểm với tổ hợp 4 môn xét tuyển A00; A01; D01; D07. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng xét tuyển 4 tổ hợp môn tương tự A00; A01; D01; D07 với mức điểm chuẩn là 24 điểm.

Chuyên ngành Ngân hàng

Chuyên ngành Ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.

Hiện nhiều trường đại học lớn trên cả nước đào tạo chuyên ngành Ngân hàng như sau: Học viện Tài chính (25,8 điểm), Học viện Ngân hàng (25,7 điểm), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (25,3 điểm), trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (24 điểm),…

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được cung cấp khối lượng lớn kiến thức về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang là một trong số ít trường đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,10 điểm với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. 

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Đây là một trong những chuyên ngành thuộc ngành tài chính – ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong thời gian vừa qua. Với những kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, sinh viên hoàn toàn tự tin thực hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường.

Chuyên ngành Tài chính quốc tế đang được nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo như: trường Đại học Ngoại thương (27,45 điểm đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 điểm đối với cơ sở phía Nam), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (26,6 điểm), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (16 điểm), trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (19 điểm), trường Đại học Công nghệ Miền Đông (15 điểm).

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính đem lại cho người học nhưng kỹ năng đa dạng về định giá doanh nghiệp, tư vấn M&A hay đầu tư chứng khoán, đầu tư phát sinh. Sinh viên còn có thể hiểu sâu kiến thức ngành Tài chính và nắm vững những kiến thức chuyên ngành.

Hiện nay, trường Đại học Ngoại Thương đang là một trong những trường đi đầu về chất lượng giảng dạy chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,45 điểm đối với khu vực phía Bắc và 27,8 điểm đối với khu vực phía Nam.

Nên học các ngành liên quan đến tài chính ở đâu?

Ở Việt Nam có nhiều trường đại học chính quy uy tín đào tạo các ngành liên quan đến tài chính như Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,…

Lộ trình sự nghiệp

Thực tập sinh phân tích tài chính

0 - 1 năm kinh nghiệm
26 - 39 triệu /năm
12 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nhân viên phân tích tài chính

2 - 4 năm kinh nghiệm
156 - 234 triệu /năm
238 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Thực tập sinh phân tích tài chính. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Thực tập sinh phân tích tài chính phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.