1. Occupational therapy là gì?
Occupational Therapy (OT) hay Liệu pháp nghề nghiệp là hoạt động trị liệu vật lý, trị liệu nghề nghiệp đây là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một lĩnh vực trong y tế với chức năng hỗ trợ cho người bệnh cải thiện và phục hồi tốt các kỹ năng sống một cách toàn diện. Phương pháp can thiệp này hoàn toàn không cần phẫu thuật, đồng thời người bệnh cũng không phải quá phụ thuộc đến các loại thuốc điều trị chuyên khoa.
Nhiều người thường hình dung đây chính là một dạng của vật lý trị liệu (Physiotherapy) , tuy nhiên trong thực tế hình thức trị liệu này hoàn toàn khác, thậm chí nó còn mang tính tổng quát hơn. Xét về mặt cơ bản thì cả vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu đều có vai trò tốt trong việc giúp người bệnh nâng cao và phục hồi các chức năng sống, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống.
2. Mức lương của một chuyên gia Trị liệu vật lý
Theo khảo sát của Hotcourses Vietnam, mức lương của một chuyên gia Liệu pháp Nghề nghiệp hay điều đưỡng viên trung bình sẽ khoảng $81,007/năm và có thể lên đến $134,000/năm tại Úc tùy thuộc vào thâm niên kinh nghiệm, chuyên môn, trình độ học vấn và địa điểm làm việc. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân của một chuyên viên trong ngành này vào khoảng $36,000 - $97,500/năm tại Canada và $68,760 - $100,890/năm tại Mỹ. Có thể thấy, một chuyên gia trong ngành Liệu pháp Nghề nghiệp có thể sở hữu mức thu nhập hấp dẫn và tương đối ổn định nếu có cơ hội được làm việc và định cư tại các quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến.
Trên thực tế, Occupational Therapy lại cần một nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi với tay nghề cao cùng với một tâm lý ổn định. Bên cạnh sức hấp dẫn của ngành dược hay điều dưỡng,.. thì ngành vật lý trị liệu hay ngành phục hồi chức năng đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
Với bối cảnh gia tăng bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động cùng một số vấn đề về tâm lý, sinh lý như hiện nay thì ngành vật lý trị liệu được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng cao trong tương lai, nhiều cơ hội việc làm ở hiện tại.
3. Vai trò quan trọng của Trị liệu vật lý
Cải thiện sức khỏe bệnh nhân
Occupational Therapy (OT) hướng đến đa dạng các đối tượng khác nhau, tất cả những ai có vấn đề về sức khỏe và cần được cải thiện toàn diện để hòa nhập, sinh hoạt độc lập hơn trong cuộc sống. Họ có thể là những người đang bị tổn thương về mặt thể chất, tinh thần hoặc gặp phải các di chứng, tác động nghiêm trọng sau sang chấn, tai nạn,….
Khắc phục khiếm khuyết cơ thể
OT có hiệu quả tốt trong việc can thiệp và hỗ trợ các đối tượng nâng cao các kỹ năng để dần quay lại và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống của mình. Đối với những trẻ tự kỷ khi được áp dụng hoạt động trị liệu sẽ dần cải thiện tốt các khiếm khuyết của bản thân, nâng cao chất lượng đời sống, năng lực học tập để ổn định hơn trong cuộc sống.
Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện và đặc trưng riêng biệt, do đó các nhà trị liệu sẽ hỗ trợ đánh giá về năng lực của trẻ để có thể tìm ra các hoạt động trị liệu phù hợp. Cụ thể như, trẻ sẽ được tiến hành đánh giá về khả năng ăn, chơi, học tập, kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội,…
Occupational therapy là một hoạt động mang tính nghệ thuật kết hợp với các yếu khoa học để giúp bệnh nhân có một cuộc sống bình thường. Phương pháp này giúp cho các bệnh nhân khuyết tật có thể thực hiện các hoạt động thường ngày một cách dễ dàng giống như người bình thường.
Giúp hồi phục chấn thương tâm lý
Occupational therapy trực tiếp hỗ trợ, định hướng, đồng hành xuyên suốt trong quá trình điều trị và cải thiện toàn diện cho trẻ tự kỷ. Chính vì thế mà họ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân, giống như bác sĩ tâm lý giúp trẻ tự kỷ dần hoà nhập tốt với cộng đồng, nâng cao kỹ năng sống.Mục tiêu chính của việc can thiệp Occupational Therapy cho trẻ tự kỷ cụ thể như:
- Dạy cho trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, quản lý sự sợ hãi, căng thẳng của bản thân.
- Hỗ trợ cho trẻ các biện pháp cá nhân để có thể xử lý và vượt qua được những khó khăn, tác động từ bên ngoài.
- Giúp trẻ cải thiện tốt các kỹ năng vận động, tạo điều kiện để kích thích khả năng sẵn sàng viết của trẻ nhỏ để trẻ có thể đến trường, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
- Giúp trẻ tự kỷ xử lý các rối loạn giác quan, đặc biệt là sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng và âm thanh.
- Hỗ trợ cải thiện và cân bằng cơ lực.
- Loại bỏ tốt các khiếm khuyết, hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.
- Nâng cao tính độc lập.
>> Tìm hiểu thêm về các công việc ngành Trị liệu vật lý:
Việc làm Điều dưỡng viên
Việc làm Nhân viên trị liệu
Việc làm Điều dưỡng trưởng bệnh viện
4. Các phương pháp trị liệu hiện nay
Phương pháp trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên
Trước khi can thiệp vật lý trị liệu, bước đầu tiên là đánh giá khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Các chuyên gia vật lý trị liệu xem xét điểm mạnh và điểm yếu trên từng kỹ năng của trẻ bao gồm thể chất, nhận thức, cảm xúc, bối cảnh và môi trường xung quanh khi trẻ vui chơi. Họ sẽ phối hợp với phụ huynh hoặc người chăm sóc của trẻ trong kế hoạch điều trị nhằm phát triển các mục tiêu chức năng trong các hoạt động có ý nghĩa với bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.
Occupational Therapy có thể đóng vai trò như một điều phối viên dịch vụ của gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhóm tạo nhóm tính cách cho mỗi đứa trẻ đủ điều kiện. Phương pháp Occupational Therapy giải quyết với trẻ em và thanh thiếu niên có thể có nhiều hình thức khác nhau:
Các phương pháp được sử dụng:
- Kỹ thuật hành vi: hướng tới thay đổi hành vi của trẻ, thay đổi môi trường, tác động trực tiếp đến trẻ bằng việc sử dụng các quan điểm của bản thân hay các nhóm hoạt động.
- Kỹ thuật thoa bóp; tác động vào xương khớp đối với trẻ mắc chứng bệnh mất cảm giác, thiếu tập trung, tự kỷ; phân cho trẻ làm các công việc nặng, đặt các chướng ngại vật.
- Phát triển các chương trình ngăn ngừa béo phì ở trẻ em tại trường học.
- Tạo cơ hội để trẻ phát triển chữ viết tay
- Tư vấn với phụ huynh, giáo viên hay người chăm sóc trẻ về việc thay đổi, hỗ trợ trẻ trong nhiều hoạt động như: lập kế hoạch vận động, xử lý cảm giác, v.v.
- Can thiệp vào bữa ăn của trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Phương pháp điều trị cho người lớn
Các nhân viên trị liệu cũng hướng đến giải quyết nhu cầu phục hồi chức năng sau các vụ chấn thương ở người lớn hay quá trình suy yếu chức năng ở người già. Khi lên kế hoạch điều trị, các nhà trị liệu sẽ giải quyết các nhu cầu về thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội liên quan. Liệu pháp trong phục hồi chức năng cho người lớn có thể có nhiều dạng:
Các phương pháp được sử dụng:
- Hướng dẫn về kỹ năng xã hội với người lớn mắc chứng tự kỷ
- Cung cấp giải pháp giảm lo âu, chiến lược quản lý mệt mỏi nhằm tăng chất lượng cuộc sống cho người lớn mắc bệnh ung thư
- Trợ giúp người bị khuyết chi làm quen, đeo và tháo chi nhân tạo.
- Ứng dụng công nghệ mới như chuyển từ giọng nói thành văn bản, video game.
- Hỗ trợ người bị đột quỵ mau chóng bình phục.
5. Những thách thức của người làm Trị liệu vật lý
Áp lực công việc cao
Vốn là đặc thù của nhóm ngành Sức Khỏe, các chuyên gia Liệu pháp Nghề nghiệp phải đối diện với áp lực công việc rất lớn, phần lớn đến từ sự kì vọng của bệnh nhân và người thân bệnh nhân hoặc sự bất đồng với đồng nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những chuyên viên trong chuyên ngành này còn phải thường xuyên làm việc tăng ca và duy trì công tác chăm sóc bệnh nhân trong một thời gian dài, ngay cả khi bệnh nhân đã hoàn thành việc được điều trị tại bệnh viện. Do đó, áp lực công việc chính là thách thức lớn nhất đối với các nhân viên y tế thuộc ngành Liệu pháp Nghề nghiệp.
Tiêu tốn nhiều năng lượng thể chất
Đôi lúc, một chuyên gia trong ngành Liệu pháp Nghề nghiệp phải tiêu tốn nhiều năng lượng thể chất từ các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân, bao gồm việc đi bộ, chạy bộ cùng bệnh nhân, giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập thể chất hoặc nâng đỡ bệnh nhân thường xuyên để tham gia các hoạt động trong cuộc sống.
Ngoài ra, họ còn phải là những người thành thạo trong việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, thậm chí những máy móc phức tạp, phục vụ công tác chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, những chuyên gia trong ngành này cần phải có thể lực khá tốt để đối diện với các thử thách về mặt thể chất trong suốt quá trình làm việc của mình.
Đối diện với nhiều cảm xúc tiêu cực
Không chỉ đối diện với những khó khăn về áp lực công việc và năng lượng thể chất, một chuyên gia Liệu pháp Nghề nghiệp đôi khi còn phải đương đầu và giải quyết những vấn đề về mặt cảm xúc của bệnh nhân. Chẳng hạn, khi bệnh nhân đang trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, trở nên hoảng loạn và bất lực trước tình trạng sức khỏe của mình, các nhân viên Liệu pháp Nghề nghiệp phải đủ bình tĩnh để cảm thông và xoa dịu tâm trạng của họ, giúp họ tìm lại được sự bình yên - một điều có thể gây ra nhiều khó khăn, mệt mỏi cho các chuyên gia thuộc ngành này.
Ngoài ra, mỗi nhân viên thuộc ngành Liệu pháp Nghề nghiệp đôi lúc còn phải chứng kiến quá trình bệnh nhân không thể phục hồi, thậm chí có sức khỏe ngày càng tệ đi do căn bệnh không thể cứu chữa. Khi đó, bạn phải là những người có năng lượng tích cực để tiếp sức cho bệnh nhân về mặt tinh thần, cũng như để giữ vững tâm lý cho chính mình.
Chương trình học áp lực
Trong thời gian học tập, bạn sẽ trải qua quá trình đào tạo khá “nặng” từ cơ bản đến nâng cao. Kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực và có tính chuyên môn cao nên không phải ai cũng có đủ trình độ, khả năng nhận biết để theo đuổi. Hơn nữa, một sinh viên trường Y phải trải qua nhiều dự án với lịch trình bận rộn.
Đọc thêm: Physiotherapy là gì? Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà
6. Những kỹ năng cần có của người làm Trị liệu vật lý
Khả năng giao tiếp hiệu quả
Bên cạnh khả năng lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân, một chuyên gia Liệu pháp Nghề nghiệp phải có năng lực truyền đạt những hướng dẫn giúp bệnh nhân thực hiện bài tập trị liệu, sử dụng các máy móc, thiết bị phức tạp và giải thích tầm ảnh hưởng của việc áp dụng từng phương pháp trị liệu. Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi các nhân viên ngành Liệu pháp Nghề nghiệp phải làm việc với trẻ em hoặc những bệnh nhân có sự nóng tín
Sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề
Chắc chắn rằng mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp với những liệu pháp điều trị khác nhau, và ngược lại, một liệu pháp điều trị không thể được áp dụng cho tất cả những bệnh nhân đang gặp phải cùng một thử thách về sức khỏe. Do đó, mỗi chuyên viên hoạt động trong ngành này cần có sự linh hoạt nhất định trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, từ đó điều chỉnh và quyết định các phương pháp trị liệu phù hợp nhất dành cho bệnh nhân.
Sự kiên nhẫn và lòng thấu hiểu
Chính vì những chuyên gia thuộc ngành Liệu pháp Nghề nghiệp luôn phải làm việc dưới áp lực và khối lượng công việc không hề nhỏ trong quá trình điều trị, thậm chí phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực không thể lường trước của người bệnh, một nhân viên y tế thuộc chuyên ngành này cần phải là người thực sự kiên nhẫn và có khả năng chịu đựng tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần một chuyên gia Liệu pháp Nghề nghiệp có lòng thấu hiểu và sự cảm thông để hiểu được những khó khăn và hoàn cảnh thực tế của họ, chấp nhận họ mà không đem đến cho họ những lời đánh giá, bình luận tiêu cực.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Như đã mô tả về công việc của người làm Occupational therapy, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là người trị liệu, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
Ngành Occupational therapy tưởng chừng là một ngành đơn giản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, người làm trong ngành này đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn giỏi, tâm lý ổn định, sức khỏe tốt. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp thông tin hữu ích về ngành Occupational therapy. Hi vọng bạn hiểu thêm và có định hướng phù hợp với bản thân.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực