Phân tích các khái niệm chủ yếu trong Phát triển chương trình nhà trường? | Câu hỏi ôn tập Phát triển chương trình nhà trường | HNUE

Phân tích khái niệm “Chương trình giáo dục” và “Phát triển chương trình giáo dục”? Phân tích khái niệm “Chương trình nhà trường” và “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường”? Câu hỏi nằm trong đề cương ôn tập cuối kì môn học Phát triển chương trình nhà trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp bạn đạt điểm cao!

Phân tích các khái niệm chủ yếu trong Phát triển chương trình nhà trường?

1. Phân tích khái niệm “Chương trình giáo dục” và “Phát triển chương trình giáo dục”?

Chương trình giáo dục

Phát triển chương trình giáo dục

- Smith, Standley, Shores, 1957

Chương trình giáo dục là một chuỗi kiến thức/người học thu nhận được/do nhà trường thiết kế/mục đích rèn luyện cho HS phương pháp tư duy và hành động 

- Popham, Baker, 1970        

Chương trình giáo dục là tất cả những kết quả học tập cần đạt mà nhà trường chịu trách nhiệm thực hiện 

- Uo Potsdam, 2016

Chương trình giáo dục là văn kiện quy định những mục tiêu (kết quả đầu ra mong đợi), những định hướng cho nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá của các chương trình GD (Uo Potsdam, 2016).

- Việt Nam, Luật giáo dục 2005

Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo.

- Phát triển chương trình giáo dục:là một quá trình liên tục nhằm không ngừng hoàn thiện chương trình giáo dục.

 Theo đó, chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thành tựu khoa học kĩ thuật, yêu cầu của thị trường lao động và đặc điểm của người học. Mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo, không ngừng phát triển và hoàn thiện.

2. Phân tích khái niệm “Chương trình nhà trường” và “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường”?

Chương trình nhà trường

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại, hoặc thiết kế mới với sự tham gia của GV, các chuyên gia hoặc các bên liên quan cho phù hợp với đối tượng HS trong một bối cảnh dạy học cụ thể. Là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do cơ sở giáo dục tiến hành.

- Bao gồm những cách thức mà một trường đưa chương trình giáo dục quốc gia vào ứng dụng thực tế.

- Phải gắn liền với nhu cầu của địa phương cùng với những nguồn lực, ngành nghề ưu tiên do lợi thế so sánh vùng miền đặc thù.

- Cần được thiết kế dưới sự tư vấn của hội đồng trường.


- Là quá trình mà một nhà trường cụ thể hóa chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức độ cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục.

- Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, mỗi nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

 

Xem thêm: 

Câu hỏi ôn tập lý thuyết Phát triển chương trình nhà trường

Câu 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn trong Phát triển chương trình nhà trường? 

Câu 3: Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? Mối quan hệ giữa mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực được mô tả thế nào?

Câu 4: Nêu và phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HĐTN & HĐTN, HN được trình bày trong chương trình?

Câu 5: Nêu và phân tích mạch nội dung HĐTN & HĐTN, HN được định hướng theo mấy hoạt động? Mạch nội dung đó được thể hiện trong từng hoạt động?

Câu 6: Phân tích phương pháp giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN được định hướng về phương thức tổ chức và các loại hình hoạt động nào?

Câu 7: Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN. HĐTN & HĐTN, HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình?

Câu 8 : Nêu và phân tích quy trình phát triển chương trình nhà trường của HĐTN & HĐTN, HN? 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!