Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN,cần đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình? | Câu hỏi ôn tập Phát triển chương trình nhà trường | HNUE

Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN. HĐTN & HĐTN, HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình? Câu hỏi nằm trong đề cương ôn tập cuối kì môn học Phát triển chương trình nhà trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp bạn đạt điểm cao!

Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN. HĐTN & HĐTN, HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình?

1. Đánh giá kết quả giáo dục

Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

- Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.

- Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

2. Yêu cầu về thiết bị giáo dục

Để thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cần có những thiết bị cơ bản sau:

- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;

- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli; bộ lều trại;

- Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép,... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;

- Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.

3. Thời lượng thực hiện chương trình

Thời lượng dành cho Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là 3 tiết/tuần. Thời lượng thực hiện các loại hoạt động có thể được phân bổ theo tỉ lệ % như sau:

Nội dung hoạt động

Tiểu học

THCS

THPT

Hoạt động hướng vào bản thân

60%

40%

30%

Hoạt động hướng đến xã hội

20%

25%

25%

Hoạt động hướng đến tự nhiên

10%

15%

15%

Hoạt động hướng nghiệp

10%

20%

30%

 

Xem thêm: 

Câu hỏi ôn tập lý thuyết Phát triển chương trình nhà trường

Câu 1: Phân tích các khái niệm cơ bản trong Phát triển chương trình nhà trường? 

Câu 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn trong Phát triển chương trình nhà trường? 

Câu 3: Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? Mối quan hệ giữa mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực được mô tả thế nào?

Câu 4: Nêu và phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HĐTN & HĐTN, HN được trình bày trong chương trình?

Câu 5: Nêu và phân tích mạch nội dung HĐTN & HĐTN, HN được định hướng theo mấy hoạt động? Mạch nội dung đó được thể hiện trong từng hoạt động?

Câu 6: Phân tích phương pháp giáo dục của HĐTN & HĐTN, HN được định hướng về phương thức tổ chức và các loại hình hoạt động nào?

Câu 8 : Nêu và phân tích quy trình phát triển chương trình nhà trường của HĐTN & HĐTN, HN? 

Câu hỏi ôn tập bài tập Phát triển chương trình nhà trường

Câu 1: Thực hành xây dựng KH dạy học của tổ chuyên môn.

Câu 2: Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Câu 3: Thực hành xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho hình thức chào cờ đầu tuần.

Câu 4: Thực hành xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho hình thức sinh hoạt lớp.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!